Việc quản lý TBDH ở nhà trường hiện nay, HT phân công một PHT phụ trách cùng các cán bộ phụ trách TBDH và tổ trưởng chuyên môn. Học sinh là chủ thể quan trọng trong việc sử dụng TBDH, song do sự thiếu thốn về điều kiện CSVC, trang thiết bị, do các TBDH không đồng cho nên công tác tổ chức cho HS sử dụng TBDH chưa được tiến
hành một cách đầy đủ, đồng loạt và đúng theo phân phối chương trình. Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ phụ trách TBDH cịn thấp, ở trường Ân Thi có tởng số 02 nhân viên TBDH chuyên trách nhưng cả 2 nhân viên này đều chưa được đào tạo bài bản. Việc quản lí TBDH là mợt ngành khoa học, nó địi hỏi người phụ trách phải có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ nhất định, phải được đào tạo cơ bản. Chính vì vậy sở GD&ÐT Hưng Yên cần mở các lớp tập huấn dài hạn về công tác quản lý TBDH để đáp ứng nhu cầu rất quan trọng của các nhà trường nhất là trong thời kì TBDH ngày càng hiện đại như ngày nay, đặc biệt trong công tác tuyển dụng cần tuyển người có trình độ ÐH về TBDH.
-Tổ chức sử dụng TBDH
Do điều kiện cơ sở vật chất cịn thiếu thớn, công tác quản lý, chỉ đạo chưa thường xuyên, cùng với sự bất cập về trình độ của cán bộ phụ trách TBDH, nên việc tở chức sử dụng TBDH cịn gặp nhiều khó khăn và kết quả còn hạn chế.
Chúng tôi khảo sát, xin ý kiến đánh giá của các HT (PHT), cán bộ phụ trách TBDH và GV của trường về công tác này, thể hiện ở bảng 2.22
Bảng 2.22: Công tác tổ chức việc sử dụng TBDH ở trường THPT Ân Thi
Mức đợ Đới tượng
Tớt Khá Trung bình Cịn ́u
SL % SL % SL % SL %
HT ( PHT) 1 25 2 50 1 25 0 0
CBPTTBDH 0 0 1 50 1 50 0 0
Giáo viên 4 6.6 34 56.7 19 31.7 3 5
Qua khảo sát cho thấy, công tác tổ chức việc sử dụng TBDH ở trường Ân Thi theo HT (PHT) ở mức độ trung bình khá,cịn đới với GV bản thân các thầy cơ giáo thấy được sự phấn đấu vượt bậc của mình - đạt tỷ lệ khá, tốt tới 63.3%. Chính vì vậy trong thời gian tới BGH nhà trường cần tăng cường chỉ đạo các biện pháp QL TBDH để việc sử dụng TBDH ở trường ngày càng có hiệu quả cao hơn, thiết thực hơn.
2.3.3. Thực trạng quản lý việc bảo quản TBDH ở trường THPT Ân Thi
Thực trạng về công tác QL việc bảo quản TBDH ở trường THPT Ân Thi được khảo sát trên 3 nội dung: Xây dựng kế hoạch bảo quản, tổ chức thực hiện công tác bảo quản và kiểm tra việc bảo quản TBDH trong nhà trường.
2.3.3.1. Việc xây dựng kế hoạch bảo quản TBDH ở trường THPT Ân Thi
Hàng năm trường đều xây dựng kế hoạch bảo quản TBDH. Lãnh đạo nhà trường xây dựng kế hoạch năm học trong đó có kế hoạch quản lý và bảo quản TBDH. Các bộ phận phụ trách TBDH xây dựng kế hoạch phục vụ, sắp xếp, tu sửa TBDH thường xuyên và định kỳ. Tuy vậy, thực tế cho thấy việc xây dựng các kế hoạch bảo quản TBDH ở các trường phần lớn cịn mang tính hình thức, chung chung hoặc sơ sài. Từ đó, cho thấy công tác chỉ đạo triển khai thực hiện các kế hoạch bảo quản TBDH chưa kịp thời và chặt chẽ, hiệu quả quản lý việc bảo quản TBDH chưa cao.
2.3.3.2. Việc tổ chức thực hiện bảo quản TBDH ở trường THPT Ân Thi
Quản lý công tác bảo quản TBDH ở trường hiện nay còn nhiều bất cập. Lãnh đạo nhà trường chỉ đạo chưa sâu sát, kịp thời nên công tác bảo quản TBDH ở nhà trường vừa qua còn nhiều hạn chế. Nhìn chung cán bộ phụ trách TBDH chỉ thực hiện chức năng giữ và cho mượn thiết bị là chính. Cách bớ trí tủ, kệ…chưa ngăn nắp, sắp xếp TBDH thiếu khoa học, TBDH không được tu bổ, bảo dưỡng thường xuyên nên nhanh xuống cấp.
Kết quả của công tác quản lý việc bảo quản TBDH được thể hiện qua ý thức của cán bộ, GV và HS trong việc bảo quản TBDH; qua việc trang bị các phương tiện bảo quản và qua mức độ hư hỏng các TBDH ở nhà trường.