HỆ ĐIỀU HÀNH

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG TIN HỌC CƠ SỞ 1 (Trang 62)

. hungnt: chỉ tên hộp thƣ của một Account truy nhập của thuê bao

HỆ ĐIỀU HÀNH

GIỚI THIỆU

Chƣơng này cung cấp cho sinh viên các kiến thức sau: - Khái niệm và phân loại hệ điều hành.

- Giới thiệu về hệ điều hành (HĐH) MS-DOS, các lệnh cơ bản của HĐH MS-DOS. - HĐH Windows, các khái niệm, môi trƣờng làm việc, chi tiết về hƣớng dẫn sử dụng

Windows.

- Giới thiệu các hệ điều hành khác.

2.1 KHÁI NIỆM VÀ PHÂN LOẠI

2.1.1 Khái niệm

Hệ điều hành là công cụ để tƣơng tác giữa ngƣời sử dụng và máy tính. Máy tính muốn hoạt động đƣợc phải có chƣơng trình hay còn gọi là phần mềm. Thông thƣờng phần mềm chúng ta cảm thấy dùng nhiều nhất và nhìn thấy rõ hiệu quả nhất là phần mềm ứng dụng: Các phần mềm quản trị cơ sở dữ liệu viết bằng Foxpro giúp ta quản lý những cơ sở dữ liệu lớn một cách tiện lợi, Winword giúp chúng ta soạn thảo các văn bản, dùng trang tính điện tử excel chúng ta có thể tạo các báo cáo kế toán rất đẹp và chính xác... Tuy nhiên chúng ta không biết rằng các phần mềm đó đã đƣợc sự hỗ trợ rất đắc lực của một phần mềm hệ thống là hệ điều hành (OS - Operating System). Thực ra các phần mềm ứng dụng thƣờng chỉ có thể khởi động từ hệ điều hành. Nghĩa là sau khi hệ điều hành đã làm chiếc cầu nối với phần cứng máy tính, đã kiểm tra và đƣa hàng loạt thiết bị nhƣ bộ nhớ , màn hình, máy in, ổ đĩa, bàn phím... vào trạng thái sẵn sàng làm việc. Ngay cả khi đang hoạt động các chƣơng trình ứng dụng vẫn thƣờng xuyên cần đến sự trợ giúp của OS. OS nhƣ một ngƣời đầy tớ cần mẫn: chỉ cần chƣơng trình ứng dụng “rung chuông là anh ta có mặt ngay”. OS có rất nhiều dịch vụ có đánh số thứ tự, các chƣơng trình ứng dụng có thể gọi các dịch vụ này thông qua các lệnh ngắt tƣơng ứng. Những lệnh nhƣ mở file, đóng file, copy file... các chƣơng trình ứng dụng đều gọi đến dịch vụ OS. Có rất nhiều thao tác của ngƣời sử dụng cần làm bên ngoài các chƣơng trình ứng dụng: tạo các thƣ mục, copy các file, xóa file trên đĩa để lấy chỗ trống... nghĩa là OS không những là cầu nối giữa phần cứng và các phần mềm ứng dụng, mà còn là cầu nối giữa ngƣời sử dụng với máy tính.

Tóm lại chúng ta có thể hiểu hệ điều hành nhƣ sau:

Hệ điều hành - theo nghĩa đầy đủ nhất của từ này - là phần mềm đầu tiên và quan trọng nhất của hệ thống máy tính, là cầu nối giữa phần cứng và các phần mềm khác, giữa người sử dụng với máy tính. Hệ điều hành quản lý các tài nguyên của máy tính: bộ nhớ, đĩa, máy in... để các phần mềm khác có thể sử dụng. Nói một cách ngắn gọn hơn, hệ điều hành là một tập hợp các chương trình lo việc điều khiển hoạt động của máy tính và tạo môi truờng

62

để các phần mềm khác chạy được.

2.1.2.Phân loại hệ điều hành.

Ngƣời ta phân loại hệ điều hành theo khả năng thực hiện cùng lúc một hay nhiều chƣơng trình hoặc khả năng quản lý một hay nhiều máy tính.

Theo tiêu chí thứ nhất ta có 2 loại hệ điều hành:

- HĐH đơn nhiệm : tại một thời điểm chỉ có một chƣơng trình đƣợc thực hiện. Các hệ điều hành trên máy tính cá nhân: PC-DOS của IBM và MS-DOS của Microsoft (DOS = Disk Operating System)

- HĐH đa nhiệm: tại một thời điểm có thể thực hiện nhiều chƣơng trình (multitasking) và các chƣơng trình có thể trao đổi thông tin cho nhau. Ví dụ các hệ điều hành Windows của Microsoft, Linux, UNIX...

Theo tiêu chí thứ 2 ta có:

- Hệ điều hành cho máy đơn lẻ : nhƣ PC-DOS, MS-DOS, WINDOWS 3.1,...

- Hệ điều hành mạng: nhƣ NOVELL NETWARE, LINUX, UNIX, WINDOWS NT, WINDOWS SERVER 2000/2003/2008/2012...

2.2 HỆ ĐIỀU HÀNH MS - DOS

2.2.1. Các khái niệm cơ bản của MS-DOS

2.2.1.1 Các thành phần cơ bản của MS-DOS

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG TIN HỌC CƠ SỞ 1 (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(193 trang)