Khái niệm về mạng và kết nối mạng

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG TIN HỌC CƠ SỞ 1 (Trang 43)

- Touch screen: màn hình đặc biệt có thể dùng ngón tay để chạm lên các điểm.

1.4.2Khái niệm về mạng và kết nối mạng

b/ Thuật toán (algorithm)

1.4.2Khái niệm về mạng và kết nối mạng

Xét ở mức độ đơn giản nhất, mạng (network) bao gồm hai máy tính nối với nhau bằng cáp (cable) sao cho chúng có thể dùng chung dữ liệu. Mọi mạng máy tính dù có phức tạp đến mấy cũng đều bắt nguồn từ hệ thống đơn giản đó. Ý tƣởng nối hai máy tính bằng cáp thoạt nghe có vẻ không có gì là phi thƣờng, nhƣng nếu nhìn lại, đó chính là một thành tựu lớn lao trong công nghệ truyền thông.

Mạng máy tính đƣợc phát sinh từ nhu cầu muốn chia sẻ và dùng chung tài nguyên dữ liệu. Máy tính cá nhân là công cụ tuyệt vời giúp ta tạo dữ liệu, bảng tính, hình ảnh và nhiều dạng thông tin khác, nhƣng nó lại không cho phép ta thuận tiện chia sẻ dữ liệu ta đã tạo. Khi không có hệ thống mạng, dữ liệu phải đƣợc in ra giấy để ngƣời khác xem và hiệu chỉnh. Hay một cách tốt hơn là dùng đĩa mềm để sao chép rồi chuyển đến các máy tính khác. Tuy nhiên nếu ngƣời khác thay đổi tài liệu thì chúng ta không thể hợp nhất các thay đổi này. Phƣơng thức làm việc kiểu này gọi là làm việc trong môi trƣờng độc lập.

Một mạng đơn giản

Nếu ngƣời dùng làm việc trong môi trƣờng mạng và nối máy tính của mình với các máy tính khác, ngƣời này có thể sử dụng dữ liệu trên các máy khác và thậm chí cả máy in. Một nhóm máy tính và những thiết bị ngoại vi kết nối với nhau đƣợc gọi là mạng, còn việc đấu nối các máy tính với nhau để sử dụng chung tài nguyên gọi là nối mạng (Networking).

Trên thực tế, hiện nay có rất nhiều mạng khác nhau với qui mô phát triển và các dịch vụ ứng dụng. Để phân biệt đƣợc các loại mạng này, ta có nhiều cách phân loại mạng khác nhau tùy thuộc vào yếu tố chính đƣợc chọn để làm chỉ tiêu phân loại, chẳng hạn đó là "khoảng cách địa lý", "kỹ thuật chuyển mạch" hay “kiến trúc mạng".

43

*/ Phân loại theo khoảng cách địa lý, mạng máy tính gồm có:

- Mạng cục bộ (Local Area Networks viết tắt là LAN) là mạng máy tính đƣợc tổ chức trong phạm vi nhỏ khoảng vài chục ki lô mét trở lại, ví dụ mạng nội bộ cơ quan, trƣờng học, xí nghiệp, văn phòng ...

- Mạng đô thị (Metropolitan Area Networks viết tắt là MAN) là mạng máy tính đƣợc tổ chức trong phạm vi 100 ki lô mét trở lại, ví dụ mạng thành phố, trung tâm kinh tế, khu công nghệ cao...

- Mạng diện rộng (Wide Area Network viết tắt là WAN) là mạng máy tính đƣợc tổ chức trong phạm vi rộng, nhƣ mạng quốc gia, liên bang, châu lục .

- Mạng toàn cầu (Global Area Network viết tắt là GAN) là mạng máy tính đƣợc tổ chức rộng khắp toàn cầu.

*/ Phân loại theo kỹ thuật chuyển mạch, mạng máy tính gồm có:

- Mạng chuyển mạch kênh (Circuit-switched Networks) là mạng thực hiện việc kết nối hai thực thể ở hai đầu theo một kênh cố định trong thời gian truyền tin.

- Mạng chuyển mạch thông báo (Message-Switched Networks) thông tin truyền đi theo một khuôn dạng quy định, trong đó đƣợc chỉ định đích đến. Căn cứ vào thông tin đích đến các thông báo có thể đƣợc truyền qua nhiều con đƣờng khác nhau để đến đích.

- Mạng chuyển mạch gói (Packet-Switched Networks) là mạng trong đó thông báo cần gửi đi đƣợc chia nhỏ thành các gói (packet) có số lƣợng bytes cố định. Mỗi gói tin có địa chỉ đích và đánh dấu thứ tự và có thể đi theo nhiều đƣờng khác nhau để tới đích. Khi tới đích, chúng đƣợc kết nối lại với nhau theo theo thứ tự đã đƣợc đánh số.

*/ Phân loại theo kiến trúc mạng:

Chúng ta thƣờng nghe nói đến mạng SNA của IBM, ISO của ISO hay mạng TCP/IP...Trong mạng LAN và thậm chí cả mạng WAN ngƣời ta còn phân chia mạng theo TOPO mạng: Mạng hình sao(STAR), mạng hình BUS, mạng hình vòng. Ngoài ra còn một số dạng biến tƣớng khác nhƣ mạng hình cây (TREE), mạng hình sao vòng, mạng hỗn hợp...

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG TIN HỌC CƠ SỞ 1 (Trang 43)