Lịch sử phát triển của mạng Internet

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG TIN HỌC CƠ SỞ 1 (Trang 53)

- Touch screen: màn hình đặc biệt có thể dùng ngón tay để chạm lên các điểm.

a/ Lịch sử phát triển của mạng Internet

Năm 1968 Cơ quan các dự án nghiên cứu cấp cao (Advanced Research Project Agency- ARPA) của Bộ quốc phòng Mỹ đã đề ra dự án kết nối mạng giữa Bộ quốc phòng Mỹ với một số cơ sở nghiên cứu khoa học lớn ở Mỹ. Mùa thu 1969 việc kết nối giữa 4 trạm (Viện nghiên cứu Stanford, Đại học California ở Los Angeles, Đại học California ở Santa Barbara và Đại học Utah) thành công đánh dấu sự ra đời của ARPANET, tiền thân của INTERNET hôm nay. Giao thức truyền thông lúc đó đƣợc dùng là NCP (Network Control Protocol). Các nhà thiết kế ngay từ buổi ban đầu đó cũng đã nhận thức đƣợc rằng cần xây dựng “một mạng của các mạng”. Giữa những năm 70 họ giao thức TCP/IP đƣợc Vin cerf (đại học Stanford)

53

và Robert Kahn phát triển, đến năm 1983 thì họ giao thức này hoàn toàn thay thế NCP trong ARPANET.

ARPANET thành công vang dội và đến năm 1983 thì đƣợc tách làm 2 : một gọi là MILNET dành cho các địa điểm quân sự còn ARPANET mới dành cho các địa điểm phi quân sự. Tuy nhiên 2 mạng này vẫn còn liên kết với nhau nhờ vào giao thức IP (Internet Protocol – Giao thức Internet) và TCP (transmission Control Protocol – Giao thức điều khiển truyền tin). Giao thức TCP là một giao thức trong đó các thông tin đƣợc số hóa và phân chia thành hàng loạt các gói để truyền đi, sau đó các gói này đƣợc lắp ráp lại tại nơi nhận. Hệ thống các gói đƣợc tạo ra nhƣ vậy nhằm đảm bảo cho thông tin đƣợc truyền đi kể cả khi một phần của mạng máy tính không hoạt động. Giao thức IP nhằm đảm bảo các thông tin đến đúng địa chỉ ngƣời nhận . Nhƣ vậy bất kỳ một máy tính nào tuân thủ các giao thức TCP và IP đều có thể liên hệ với nhau trong INTERNET.

Sau một thời gian, kế hoạch sử dụng ARPAnet không thực hiện đƣợc nhƣ mong muốn vì một số lý do kỹ thuật và chính trị. Do vậy, năm 1986, NSF (National Science Foundation – Hội đồng khoa học Quốc gia) đã xây dựng mạng riêng lấy tên là NSFNet, mạng này hoạt động nhanh hơn nhiều và đã nối với các trung tâm tính toán lớn (tốc độ đƣờng truyền là 1.5 Mb/s thay vì 560Kb/s trong ARPANet). Sự xuất hiện mạng xƣơng sống NSFNet đã thúc đẩy sự tăng trƣởng của Internet. Một xa lộ thông tin mới hình thành và nhiều trƣờng đại học, viện nghiên cứu đã tham gia vào cộng đồng Internet. Và sau đó các tổ chức chính phủ và giới kinh doanh cũng vào cuộc và ngày càng chiếm tỷ trọng đáng kể trong thế giới Internet. Về mặt địa lý Internet cũng đã nhanh chóng vƣợt ra khỏi nƣớc Mỹ và trở thành mạng toàn cầu với vài chục triệu ngƣời dùng nhƣ hiện nay. Đến năm 1990 thì quá trình chuyển đổi sang Internet hoàn tất và ARPANet ngừng hoạt động. NSFNet giờ đây cũng chỉ còn là một mạng xƣơng sống của mạng Internet.

Về kiến trúc, Internet cũng đã có những thay đổi. Trƣớc đây ngƣời ta còn có thể định nghĩa “Internet là mạng của tất cả các mạng sử dụng giao thức IP”. Nhƣng ngày nay điều đó không còn chính xác nữa vì nhiều mạng với kiến trúc khác (không dùng IP) nhờ có cầu nối đa giao thức (multiprotocol gateway) nên vẫn có thể nối kết đƣợc vào Internet và sử dụng đầy đủ các dịch vụ trông tin trên Internet.

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG TIN HỌC CƠ SỞ 1 (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(193 trang)