- Thái độ ảnh hưởng đến ý định mua sắm trực tuyến vào những ngày lễ
4.2.1 Thống kê mơ tả định tính
-Về giới tính đo lường được 2 biến quan sát là nam và nữ. Xem chi tiết bảng 4.1
Bảng 4.1 Bảng Kết Quả Thống Kê Mơ Tả Giới Tính
Giới tính Số lượng Tỉ lệ Phần trăm tích lũy
Nam 95 46.3% 46.3%
Nữ 110 53.7% 100%
Tổng cộng 205 100%
Trong 205 phản hồi, số lượng nữ tham gia khảo sát là 110 người trong khi số lượng nam chỉ có 95 người. Tỷ lệ nữ chiếm nhiều hơn với 53.7% so với tỷ lệ nam chiếm 46.3%. Từ đó thấy được nhu cầu mua sắm trực tuyến ở nữ giới cao hơn nam giới -Về độ tuổi đo lường được 6 biến quan sát. Xem chi tiết bảng 4.2
Bảng 4.2 Bảng Kết Quả Thống Kê Mơ Tả Độ Tuổi
Nhóm tuổi Số lượng Tỉ lệ Phần trăm tích lũy
Dưới 18 tuổi 22 10.7% 10.7%
Trên 18 đến 25 tuổi 152 74.1% 84.9%
Từ trên 25 đến 33 tuổi 12 5.9% 90.7%
Từ trên 33 đến 41 tuổi 6 2.9% 93.7%
Từ trên 41 đến 50 tuổi 7 3.4% 97.1%
Từ trên 50 tuổi trở lên 6 2.9% 100%
(Nguồn: Kết quả phân tích SPSS) Kết quả thống kê mơ tả ở bảng 4.2 cho thấy được có sự khác biệt về độ tuổi sử dụng dịch vụ mua sắm trực tuyến trong ngày lễ Black Friday. Độ tuổi từ 18 đến 25 tuổi có số lượng tham gia khảo sát nhiều nhất là 152 người, chiếm tỷ lệ cao nhất với 74.1%. Trong khi độ tuổi dưới 18 tuổi chiếm tỷ lệ thấp hơn 10.7%. Tiếp đến là độ tuổi từ trên 25 đến 33 tuổi chiếm 5.9% và 3.4% là tỷ lệ từ trên 41 đến 50 tuổi. Đặc biệt, số lượng tham gia khảo sát thấp nhất là độ tuổi từ trên 33 đến 41 tuổi và từ trên 50 tuổi trở lên chỉ có 6 người với tỷ lệ 2.9%. Điều này phản ánh lượng khách hàng hiện tại chủ yếu mua sắm trực tuyến vào ngày Black Friday là giới trẻ, các hoạt động mua sắm trực tuyến được giới trẻ chấp nhận sử dụng nhiều hơn hẳn so với những người có độ tuổi lớn hơn. Điều này cũng dễ hiểu bởi những người trẻ tuổi có cơ hội tiếp xúc nhiều với công nghệ thông tin, họ muốn thể hiện cá tính bản thân thơng qua việc mua sắm trực tuyến cho phù hợp với xu hướng cuộc sống hiện đại.
-Về trình độ học vấn đo lường được 5 biến quan sát. Xem chi tiết bảng 4.3
Bảng 4.3 Bảng Kết Quả Thống Kê Mơ Tả Trình Độ Học Vấn
Trình độ học vấn Số lượng Tỉ lệ Phần trăm tích lũy
Chưa hồn thành trung học phổ thơng 14 6.8% 6.8%
Trung học phổ thông 30 14.6% 21.5%
Trung cấp 12 5.9% 27.3%
Cao đẳng/Đại học 130 63.4% 90.7%
(Nguồn: Kết quả phân tích SPSS) Kết quả bảng 4.3 cho thấy khách hàng là sinh viên bậc Cao đẳng/Đại học chiếm tỷ lệ cao nhất 63.4% với 130 người. Tiếp đến là bậc Trung học phổ thông cùng chiếm tỷ lệ cao thứ hai với 14.6%. Những nhóm khách hàng chiếm tỷ lệ thấp hơn lần lượt là khách hàng thuộc nhóm Sau đại học (9.3%), khách hàng thuộc nhóm Chưa hồn thành trung học phổ thơng (6.8%), khách hàng hiện đang học trung cấp (5.9%). Qua đó cho ta thấy được khách hàng ưa chuộng việc mua sắm trực tuyến ngày Black Friday đa phần là khách hàng sinh viên, họ chưa có thu nhập cố định nên họ sẽ tập trung mua sắm những mặc hàng giảm giá để tiết kiệm chi tiêu
-Về mức thu nhập đo lường được 4 biến quan sát. Xem chi tiết bảng 4.4
Bảng 4.4 Bảng Thống Kê Mô Tả Mức Thu Nhập
Mức thu nhập Số lượng Tỉ lệ Phần trăm tích lũy
Dưới 5 triệu đồng 129 62.9% 62.9%
Từ 5 đến 10 triệu đồng 39 19.0% 82.0%
Từ 10 đến 15 triệu đồng 17 8.3% 90.2%
Trên 15 triệu đồng 20 9.8% 100%
(Nguồn: Kết quả phân tích SPSS) Kết quả khảo sát ở bảng 4.4 cho thấy khách hàng đa phần là sinh viên cho nên việc thống kê mô tả ở bảng 4.4 này mức thu nhập của khách hàng dưới 5 triệu đồng chiếm tỷ lệ cao nhất 62.9% với 129 người. Tiếp đó là mức thu nhập Từ 5 đến 10 triệu đồng chiếm 19% với 39 người. Lần lượt mức thu nhập kế tiếp trên 15 triệu đồng (9.8%) và
Từ 10 đến 15 triệu đồng (8.3%). Điều đó có thể thấy được mức thu nhập đối tượng khảo sát chủ yếu là sinh viên chưa có thu nhập ổn định, đa số cịn phụ thuộc từ trợ cấp gia đình hoặc họ làm những công việc bán thời gian là chủ yếu. Từ đó cho thấy phần lớn đối tượng tham gia khảo sát có mức thu nhập từ trung bình đến trung bình khá -Về mức chi tiêu đo lường được 4 biến quan sát. Xem chi tiết bảng 4.5
Bảng 4.5 Bảng Thống Kê Mức Chi Tiêu Sẵn Sàng Chi Trả Cho Việc Mua Sắm
Mức chi tiêu Số lượng Tỉ lệ Phần trăm tích lũy
Dưới 2 triệu đồng 135 65.9% 65.9%
Từ 2 đến 5 triệu đồng 47 22.9% 88%
Từ 5 đến 8 triệu đồng 18 8.8% 97.6%
Trên 8 triệu đồng 5 2.4% 100%
(Nguồn: Kết quả phân tích SPSS) Theo kết quả khảo sát bảng 4.5, khách hàng có mức chi tiêu sẵn sàng chi trả cho việc mua hàng trực tuyến dưới 2 triệu có số lượng phản hồi cao nhất là 135 người, chiếm tỷ
lệ cao nhất với 65.9%. Nhóm khách hàng có mức chi tiêu từ 2 triệu đến dưới 5 triệu cao thứ 2 với tỷ lệ 22.9%. Nhóm khách hàng có mức chi tiêu từ 5 triệu đến dưới 8 triệu
chiếm tỷ lệ thấp hơn chỉ 8.8% và nhóm khách hàng có mức chi tiêu từ 8 triệu trở lên chiếm tỷ lệ thấp nhất với 2.4%. Kết quả này có thể được giải thích là do đối tượng khảo sát chủ yếu là sinh viên . Từ đó phản ánh mức chi tiêu sẵn sàng cho mua sắm
trực tuyến của người dân Việt Nam thuộc nhóm trung bình.
-Về số lần mua sắm trực tuyến đo lường được 4 biến quan sát. Xem chi tiết bảng 4.6
Bảng 4.6 Bảng Thống Kê Mô Tả Số Lần Mua Sắm Trực Tuyến
Số lần mua sắm trực tuyến Số lượng Tỉ lệ Phần trăm tích lũy
Dưới 3 lần 31 15.1% 15.1%
Từ 3 đến 8 lần 79 38.5% 53.7%
Từ 9 đến 15 lần 67 32.7% 86.3%
Trên 15 lần 28 13.7% 100%
(Nguồn: Kết quả phân tích SPSS) Đa số khách hàng sử dụng mua sắm trực tuyến ngày lễ Black Friday với mức độ thường xuyên từ 3 đến 8 lần chiếm tỷ lệ cao nhất là 38.5% với 79 người. Trong khi đó mức độ thường xuyên từ 9 đến 15 lần cũng chiếm tỷ lệ đứng thứ 2 với 32.7%. Mức độ số lần mua sắm dưới 3 lần thấp hơn với 9,3% và cuối cùng là số lần mua sắm trên 15 lần (28%) . Với thời đại cơng nghệ với Internet phát triển, mọi người có thể dễ dàng mua sắm trực tuyến mà không cần phải đến cửa hàng, do đó khách hàng ưa chuộng mua sắm qua các kênh trực tuyến nhiều hơn.
-Về các kênh mua sắm trực tuyến. Xem chi tiết bảng 4.7
Bảng 4.7 Bảng Thống Kê Mô Tả Các Kênh Mua Sắm Trực Tuyến Người Tiêu Dùng Thường Sử Dụng Các kênh bán hàng trực tuyến NSự trả lờiTỷ lệ Tỷ lệ từng hình thức Lazada 81 16.2% 39.5% Tiki 56 11.2% 27.3% Shopee 152 30.5% 74.1% Amazon 17 3.4% 8.3% Zalo 19 3.8% 9.3% Facebook 78 15.6% 38.0% Instagram 54 10.8% 26.3% Taobao 25 5.0% 12.2% Khác 17 3.4% 8.3%
(Nguồn: Kết quả phân tích SPSS) Do sự phát triển mạnh mẽ của mạng xã hội khiến cho nhiều khách hàng biết đến nhiều
cửa hàng trực tuyến hơn, dần dần họ cảm thấy gần gũi với hình thức mua sắm trực tuyến và đi đến quyết định mua sắm. Từ đó các kênh mua sắm xuất hiện để đáp ứng
nhu cầu của khách hàng. Nơi thu hút người tiêu dùng mua sắm trực tuyến nhiều nhất là trên Shopee với tỷ lệ 74.1%, nhiều khách hàng cho rằng đây là nơi mà sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng, chất lượng và loại hình dịch vụ được phục vụ nhiệt tình, chu đáo, được xem đánh giá trước khi chọn. Kế tiếp đó là qua Lazada cũng giống như Shoppe nơi mà có tỷ lệ nhiều người sử dụng nhất chiếm 39.5%. Ngoài ra, các trang bán hàng được nhiều người tiêu dùng sử dụng như Facebook (38.0%), Tiki (27.3%), Instagram (26.3%), Taobao (12.2%), Zalo (9.3%), Amazon (8.3%) và cũng có một số người lữa chọn những trang mu sắm khác ở trên chiếm(8.3%) Lý do mà người tiêu dùng sử dụng các kênh mua sắm này có lẽ vì dễ so sánh giá cả và nhận được thơng tin thực tế về sản
quyết định tốt hơn lựa chọn sản phẩm với giá cả phù hợp.