7. Bố cục luận văn
1.4. Kinh nghiệm quản lý mua sắm công theo phương thức tập trung của một số
1.4.4. Quản lý mua sắm công theo phương thức tập trung của tỉnh Bắc Giang
Ngày 07/5/2021, UBND tỉnh Bắc Giang ban hành Quyết định số 462/QĐ- UBND về việc ban hành danh mục tài sản mua sắm tập trung và phân công đơn vị tổ chức thực hiện mua sắm tập trung trên địa bàn tỉnh Bắc Giang, trong đó danh mục tài sản MSTT trên địa bàn tỉnh (trừ thuốc) gồm: máy vi tính: bao gồm máy tính để bàn, máy tính xách tay (khơng bao gồm: máy chủ, máy vi tính là tài sản chuyên dùng); Máy in; Phần mềm quản lý, phần mềm dạy học áp dụng trong hệ thống các trường mầm non và phổ thơng cơng lập.
Nhìn chung, cơng tác quản lý mua sắm tập trên địa bàn tỉnh Bắc Giang trung cũng gặp phải một số khó khăn, vướng mắc và tồn tại những vấn đề như các tỉnh, thành nêu trên, cụ thể:
đơn vị trên địa bàn. Vì vậy, sau khi hồn tất cơng tác tổng hợp nhu cầu, thực hiện lựa chọn nhà thầu sẽ không đảm bảo thời gian cung cấp tài sản đáp ứng nhu cầu của các đơn vị phục vụ các nhiệm vụ cấp thiết như: giáo dục, y tế...
Giá của một số tài sản thực hiện mua sắm theo phương thức tập trung cao hơn giá thị trường tại cùng một thời điểm.
1.4.5. Bài học kinh nghiệm về quản lý mua sắm công theo phương thức tập trung cho thành phố Hà Nội
Qua nghiên cứu kinh nghiệm quản lý mua sắm tài sản công theo phương thức tập trung của một số tỉnh, thành, có thể rút ra những bài học kinh nghiệm thiết thực cho thành phố Hà Nội:
- Thành phố cần tập trung, quan tâm đến công tác lập kế hoạch mua sắm tài sản công theo phương thức tập trung để đảm bảo đáp ứng yêu cầu sử dụng tài sản của các đơn vị và phù hợp, bám sát kế hoạch ngân sách dành cho mua sắm tài sản công theo phương thức tập trung của Thành phố, tuân thủ đúng các điều khoản Luật ngân sách và Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày 27/12/2017, có tính khả thi cao và kịp thời đáp ứng nhu cầu sử dụng tài sản, tránh tình trạng phải bổ sung, điều chỉnh làm ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện nhiệm vụ. Cần tham mưu UBND Thành phố, báo cáo Bộ Tài chính trình Chính phủ sửa đổi một số quy định phù hợp với nhu cầu sử dụng tài sản phục vụ các nhiệm vụ trên địa bàn.
- Hiện nay, các quy định của pháp luật về mua sắm tài sản công đã rất cụ thể trong các Luật Đầu tư công, Luật Đấu thầu và các văn bản pháp luật khác, bao gồm cả các quy chế của Bộ Tài nguyên và Mơi trường. Với tính chất của việc mua sắm tài sản công theo phương thức tập trung là áp dụng trong trường hợp hàng hóa, dịch vụ cần mua sắm với số lượng nhiều, chủng loại tương tự ở một hoặc nhiều cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp hoặc chủ đầu tư, nhu cầu đăng ký mua sắm lớn trên địa bàn Thành phố, cần thời gian tổng hợp, rà sốt, triển khai cơng tác lựa chọn nhà thầu trong thời gian dài, do đó cần thiết thực hiện việc MSTSC theo phương thức tập trung phải tuyệt đối
tuân thủ các quy định, quy trình từ khâu lập kế hoạch, dự tốn, tổ chức thực hiện mua sắm và công tác báo cáo, công khai, thanh tra, kiểm tra để đảm bảo đúng chủ trương giúp tiết kiệm của Đảng và Nhà nước.
- Thường xun rà sốt, đánh giá tình hình cơng tác mua sắm, quản lý và sử dụng tài sản, đặc biệt là tài sản mua sắm theo phương thức tập trung; đồng thời rà soát, xây dựng hệ thống tiêu chuẩn, định mức đối với các thiết bị chuyên dùng, đề xuất danh mục tài sản công theo phươn thức tập trung, báo cáo cơ quan có thẩm quyền để ban hành các văn bản cần thiết làm cơ sở cho việc triển khai mua sắm phù hợp với thực tiễn.
- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát công tác tổ chức đấu thầu theo phương thức tập trung thực hiện mua sắm tài sản, công tác thực hiện thỏa thuận khung, thực hiện hợp đồng để kịp thời phát hiện những sai phạm trong quá trình mua sắm, sử dụng tài sản.
- Cần báo cáo kịp thời UBND Thành phố, Bộ Tài chính, Chính phủ những vướng mắc, khó khăn trong quá trình quản lý, thực hiện nhiệm vụ, đặc biệt là những bất cập, hạn chế của các quy định gặp phải trong quá trình thực hiện nhằm kịp thời tháo gỡ, đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ được giao đúng tiến độ, đảm bảo theo quy định. Như vậy, sau khi nghiên cứu, tham khảo bài học kinh nghiệm của một số tỉnh thành về quản lý mua sắm tài sản công theo phương thức tập trung, có thể đưa ra một số nhận xét như sau:
- Công tác mua sắm tài sản công theo phương thức tập trung là cần thiết để nhằm thực hiện tiết kiệm, chống lãng phí, chống tham nhũng trong sử dụng ngân sách nhà nước; bảo đảm tài sản, hàng hoá được trang bị đồng bộ, hiện đại phù hợp với yêu cầu, nội dung hoạt động và q trình cải cách nền hành chính nhà nước, cải cách tài chính công, nâng cao hiệu quả, hiệu lực trong các hoạt động của cơ quan nhà nước; bảo đảm công khai, minh bạch trong mua sắm, trang bị và sử dụng tài sản nhà nước; bảo đảm giá mua sắm thống nhất trong cùng đơn vị và trên cùng địa bàn.
- Trên cơ sở thực tiễn triển khai của mộ số tỉnh, thành, trong công tác quản lý mua sắm tài sản cơng theo phương thức tập trung, có thể đúc kết một số kinh nghiệm có giá trị cho thành phố Hà Nội như: công tác hướng dẫn, tổng hợp đăng ký nhu cầu mua sắm tập trung, lập và phê duyệt kế hoạch mua sắm cần kịp thời; việc tuân thủ và áp dụng các quy định của pháp luật về mua sắm tài sản công và về lựa chọn nhà thầu; công tác kiểm tra cần được coi trọng, cần báo cáo thường xuyên tình hình thực hiện việc mua sắm với cơ quan quản lý.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ MUA SẮM CÔNG THEO PHƯƠNG THỨC TẬP TRUNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI