Nguyên tắc và công cụ quản lý mua sắm công theo phương thức tập trung

Một phần của tài liệu Quản lý mua sắm công theo phương thức tập trung của thành phố hà nội (Trang 30 - 43)

7. Bố cục luận văn

1.2. Quản lý mua sắm công theo phương thức tập trung

1.2.2. Nguyên tắc và công cụ quản lý mua sắm công theo phương thức tập trung

Quản lý mua sắm cơng là q trình tổ chức, điều hành để mua sắm, hình thành được các TSC theo các phương thức mua sắm tài sản.

Việc thực hiện mua sắm TSC nằm trong giai đoạn hình thành TSC, vì vậy quản lý mua sắm TSC cũng là một phần của quản lý TSC. Nó cũng tuân theo nguyên tắc, phân cấp và dùng các công cụ quản lý như việc quản lý tài sản, các nguyên tắc, công cụ quản lý, cụ thể như sau:

1.2.2.1. Nguyên tắc quản lý mua sắm công

a) Nguyên tắc đảm bảo tính cạnh tranh

Cạnh tranh trong quản lý mua sắm cơng có nghĩa là tất cả nhà thầu đáp ứng yêu cầu đều được phép tham gia đấu thầu và tự do cạnh tranh với các nhà thầu khác về các yếu tố chất lượng, giá cả của sản phẩm, điều kiện bảo hành, bảo trì, dịch vụ hậu mãi...để có cơ hội trúng thầu. Nguyên tắc đảm bảo tính cạnh tranh trong quản lý mua sắm cơng xuất phát từ bản chất nguồn vốn ngân sách nhà nước do nhân dân đóng góp để thực hiện hoạt động ĐTMSC, do vậy khi tổ chức lựa chọn nhà thầu, việc đảm bảo “tính cạnh tranh” sẽ mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho cơ quan mua sắm.

Trong quá trình thực hiện chức năng quản lý mua sắm công, đỏi hỏi các cơ quan, tổ chức và cá nhân phải làm việc khách quan, tuân thủ pháp luật và tạo mọi cơ hội và điều kiện để có thể thu hút được nhiều nhà thầu tham gia dự thầu với cơ hội và

khả năng cạnh tranh bình đẳng với nhau trong việc được lựa chọn là đơn vị trúng thầu được cung cấp các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ cho nhà nước theo quy định. Do đó, khơng cá nhân hay tổ chức nào được phép thao túng quá trình lựa chọn nhà thầu để làm lợi cho riêng mình hay cho người khác, hoặc thực hiện các biện pháp làm giảm tính cạnh tranh trong ĐTMSC. Để đảm bảo được tính cạnh tranh trong đấu thầu, thơng tin về gói thầu cần phải được phổ biến một cách rộng rãi để thu hút được càng nhiều nhà thầu tham gia càng tốt và không được lạm dụng các hình thức lựa chọn nhà thầu khơng cạnh tranh hoặc ít tính cạnh tranh (như chỉ định thầu, đấu thầu hạn chế).

b) Nguyên tắc đảm bảo tính cơng bằng

Ngun tắc cơng bằng trong quản lý mua sắm công được hiểu là trong quá trình tổ chức đấu thầu, mọi cơ quan, tổ chức và cá nhân phải thực hiện đối xử cơng bằng, bình đẳng như nhau và phải hết sức tơn trọng quyền lợi các bên liên quan và nhà thầu tham dự thầu, không được phân biệt đối xử hoặc đối xử thiên vị hoặc có những hành vi thiếu cơng bằng (thông thầu, quân xanh quân đỏ, dàn xếp cuộc thầu, cung cấp thông tin không đầy đủ giữa các nhà thầu…) giữa các nhà thầu để làm ảnh hưởng đến kết quả đấu thầu. Ngồi ra, mọi thơng tin liên quan đến q trình tổ chức đấu thầu đều phải được cơng khai theo quy định đến tất các nhà thầu, để các nhà thầu có cơ hội tiếp cận như nhau trong quá trình tham gia đấu thầu.

c) Ngun tắc đảm bảo tính minh bạch

Nguyên tắc minh bạch trong quản lý mua sắm công được hiểu là mọi thông tin trong ĐTMSC (gồm các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực ĐTMSC, Kế hoạch đấu thầu, Hồ sơ mời thầu, Kết quả lựa chọn nhà thầu...) được công khai, minh bạch trên website của Chính phủ, website chuyên về đấu thầu của quốc gia, các phương tiện thơng tin truyền thơng, báo chí, đặc biệt là báo, tạp chí chuyên ngành về đấu thầu nhằm tạo cơ hội cho mọi người dân, doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận, tìm hiểu (trừ các gói thầu cần bí mật thơng tin để đảm bảo an ninh, quốc phịng và lợi ích quốc gia).

d) Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả kinh tế

Hiệu quả kinh tế trong công tác quản lý mua sắm cơng là việc sử dụng một cách có hiệu quả, tiết kiệm nguồn vốn của Nhà nước. Việc sử dụng các nguồn vốn của Nhà nước có thể mang lại hiệu quả ngắn hạn cho dự án và hiệu quả dài hạn về kinh tế - xã hội.

Nguyên tắc hiệu quả kinh tế trong quản lý mua sắm công được hiểu là trong công tác quản lý mua sắm công các cơ quan, tổ chức và cá nhân phải luôn quan tâm đến hiệu quả kinh tế trong việc tiết kiệm chi phí của ngân sách nhà nước sao cho việc quá trình đấu thầu được tiến hành nhanh chóng, đơn giản, hiệu quả tiết kiệm cho ngân sách (giá trúng thầu không vượt so với giá của kế hoạch đấu thầu được phê duyệt), để lựa chọn được nhà thầu phù hợp (có năng lực kỹ thuật, tài chính, kinh nghiệm tốt) giúp Chính phủ tối ưu hóa được hoạt động mua sắm.

1.2.2.2. Cơng cụ quản lý mua sắm tài sản công

Trên thực tế thường sử dụng tổng hợp nhiều loại công cụ để quản lý mua sắm TSC bao gồm: hành chính, tổ chức, pháp luật, kế tốn, thống kê, cơng nghệ thơng tin, tun truyền giáo dục. Trong đó những cơng cụ quản lý mua sắm tài sản công chủ yếu bao gồm:

Một là, Nhà nước thực hiện xây dựng và ban hành hệ thống chính sách pháp luật trong quản lý mua sắm TSC. Pháp luật do Nhà nước quy định buộc mọi đơn vị, tổ chức sử dụng TSC và cơ quan quản lý nhà nước phải chấp hành. Các chế độ, chính sách về TSC là cơng cụ cần thiết và có vai trị khơng thể thiếu đối với việc Nhà nước thể hiện vai trị quản lý của mình đối với cơng tác quản lý mua sắm tài sản. Nó cũng là cơ sở xác định vị trí là chủ sở hữu của Nhà nước đối với TSC.

Hai là, sử dụng hệ thống công cụ kinh tế nhằm quản lý mua sắm TSC gồm: kế hoạch hóa, kế tốn, thống kê, giá cả, định giá, tài chính, tín dụng, thuế… Trong các cơng cụ này thì cơng cụ tài chính, trong đó quan trọng nhất là ngân sách, kế tốn, định giá và đánh giá lại tài sản có vai trị to lớn trong quá trình từ lúc hình thành đến sử

dụng cũng như xử lý tài sản. Nó làm cho việc mua sắm, sử dụng TSC tiết kiệm, tránh lãng phí và nâng cao được hiệu quả sử dụng.

Ba là, Nhà nước sử dụng các cơng cụ kiểm tra, kiểm sốt trong quản lý mua sắm TSC. Kiểm tra, kiểm sốt là cơng cụ hướng dẫn việc quản lý mua sắm và sử dụng TSC tuân thủ theo những quy định; đồng thời kiểm tra, kiểm soát để phát hiện, ngăn chặn việc mua sắm, sử dụng TSC không đúng quy định của pháp luật, sử dụng lãng phí, gây ra thất thốt hoặc có hành vi tham ơ.

Bốn là, Nhà nước ứng dụng công nghệ thơng tin (CNTT) và mơ hình vào quản lý, thống kê và đánh giá lại việc mua sắm và sử dụng TSC. Bởi vì các cơ quan quản lý muốn quản lý được thì phải thống kê và nắm bắt được, quy trình, thủ tục mua sắm tài sản, tình hình tài sản tại các cơ quan, đơn vị. Trong điều kiện hiện nay phương pháp tốt nhất là áp dụng hệ thống mua sắm đấu thầu qua mạng, phần mềm thống kê, quản lý và đánh giá các chủng loại tài sản.

1.2.2.3. Phân cấp quản lý mua sắm công

Phân cấp quản lý mua sắm TSC gồm hai nội dung cơ bản: Nội dung thứ nhất là phân cấp xây dựng, ban hành các chính sách và chế độ về quản lý mua sắm TSC. Nội dung thứ hai là phân cấp về quản lý thực hiện mua sắm TSC (quyền hạn, trách nhiệm đơn vị mua tài sản công).

Về phân cấp xây dựng, ban hành chế độ chính sách trong quản lý mua sắm TSC được tổ chức như sau:

- Quốc hội thực hiện ban hành luật về quản lý, sử dụng TSC.

- Chính phủ ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành luật về quản lý, sử dụng TSC; quy định cụ thể về chính sách và chế độ về quản lý TSC.

- Thủ tướng ban hành những quy định trong mua sắm TSC theo phân cấp của Chính phủ.

- BTC ban hành danh mục mua sắm TSC cấp quốc gia (trừ thuốc) theo lộ trình được phê duyệt.

- Bộ, Ngành, địa phương quy định danh mục mua sắm TSC tương ứng (trừ thuốc).

Về phân cấp quản lý thực hiện mua sắm TSC được quy định như sau:

- Đơn vị mua sắm quốc gia thuộc BTC. Đơn vị này triển khai nhiệm vụ mua sắm tài sản nằm trong danh mục MSTT quốc gia (không kể thuốc).

- Đơn vị mua sắm của các Bộ, Ngành, địa phương thuộc các Bộ, Ngành, địa phương được giao nhiệm vụ thực hiện mua sắm tài sản, hàng hóa thuộc danh mục mua sắm tương ứng.

1.2.3. Nội dung quản lý mua sắm công theo phương thức tập trung

1.2.3.1. Lập kế hoạch, dự toán mua sắm

Căn cứ chế độ, tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản do cơ quan có thẩm quyền quy định và dự tốn ngân sách được giao; nhu cầu thực tế và đề nghị của các cơ quan, đơn vị trực thuộc về sử dụng tài sản, hàng hoá, các Bộ, cơ quan Trung ương và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương lập và phê duyệt kế hoạch mua sắm, trang bị tài sản, hàng hoá thuộc đối tượng MSTT quy định. Thực tế đối với thành phố Hà Nội thì UBND Thành phố phê duyệt kế hoạch mua sắm công do các cơ quan, đơn vị trực thuộc thành phố trình lên.

Căn cứ Điều 73. Lập, phê duyệt dự toán mua sắm tài sản thuộc danh mục mua sắm tập trung của Nghị định 151/2017/NĐ-CP ngày 26/12/2017:

“1. Căn cứ tiêu chuẩn, định mức, chế độ quản lý, sử dụng tài sản do cơ quan, người có thẩm quyền quy định, nhu cầu và hiện trạng sử dụng tài sản, cơ quan, tổ chức, đơn vị trực tiếp sử dụng tài sản đề xuất nhu cầu mua sắm tài sản cùng với việc lập dự tốn ngân sách hàng năm, trình cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước; trong đó, xác định cụ thể chủng loại, số lượng, dự tốn kinh phí mua sắm tài sản thuộc danh mục mua sắm tập trung.

Bộ, cơ quan trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hướng dẫn về tiêu chuẩn kỹ thuật và mức giá dự toán của tài sản thuộc danh mục mua sắm tập trung của bộ, cơ

quan trung ương, địa phương phù hợp với tiêu chuẩn, định mức sử dụng và nhu cầu sử dụng của cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý.

2. Cơ quan, người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước quyết định giao dự toán cho cơ quan, tổ chức, đơn vị có nhu cầu và đủ điều kiện được mua sắm tài sản.”

Hàng năm, các cơ quan nhà nước dựa trên hiện trạng tài sản, tiêu chuẩn và định mức trang bị, sử dụng của từng loại tài sản theo quy định (ô tô, xe máy, thiết bị, phương tiện làm việc…) từ đó tính tốn nhu cầu mua sắm của mình. Từ nhu cầu này đơn vị sẽ xây dựng dự tốn, cơ quan có thẩm quyền sẽ tổng hợp và phê duyệt và đưa vào dự toán chi ngân sách năm.

Các Bộ, Ngành và các địa phương xây dựng và phê duyệt kế hoạch mua sắm đối với tài sản thuộc danh mục tài sản, hàng hóa mua sắm được quy định theo định mức tiêu chuẩn.

Như vậy với cấp Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thì UBND tỉnh thực hiện hướng dẫn các tiêu chuẩn kỹ thuật, giá dự toán của tài sản cần mua sắm tập trung để từ đó các cơ quan sở, ngành căn cứ thực hiện.

1.2.3.2. Tổ chức triển khai mua sắm

Việc mua sắm tập trung được thực hiện theo các bước: - Lập, thẩm định và phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu; - Chuẩn bị lựa chọn nhà thầu;

- Tổ chức lựa chọn nhà thầu;

- Đánh giá hồ sơ dự thầu và thương thảo hợp đồng;

- Thẩm định, phê duyệt và công khai kết quả lựa chọn nhà thầu; - Hoàn thiện, ký kết thỏa thuận khung;

- Hoàn thiện, ký kết và thực hiện hợp đồng với nhà thầu trúng thầu. - Quyết tốn, thanh lý hợp đồng.

giao hàng hóa tài sản và cơng tác bảo hành, bảo trì.

a) Đấu thầu mua sắm:

Căn cứ kế hoạch mua sắm tài sản, hàng hóa theo PTTT được phê duyệt, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan Trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương giao dự toán mua sắm cho đơn vị được giao tổ chức mua sắm tài sản, hàng hoá theo PTTT. Đơn vị được giao tổ chức mua sắm tài sản, hàng hóa theo PTTT chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị sử dụng tài sản xây dựng phương án tổ chức mua sắm cụ thể trình Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan Trung ương, Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phê duyệt. Phương án mua sắm tài sản, hàng hoá theo PTTT bao gồm những nội dung chủ yếu sau: Chủng loại, số lượng, tiêu chuẩn kỹ thuật tài sản, hàng hoá; Phương án giá cụ thể đối với từng loại tài sản, hàng hóa; u cầu về chế độ bảo hành, bảo trì sản phẩm của nhà cung cấp; Dự kiến thời gian tổ chức mua sắm tài sản, hàng hóa; Phương án tiếp nhận tài sản và phương án bàn giao tài sản cho các cơ quan, đơn vị trực tiếp sử dụng tài sản; Thời gian, phương thức thanh toán và những vấn đề khác có liên quan.

Căn cứ phương án mua sắm được duyệt, đơn vị được giao tổ chức mua sắm tài sản, hàng hoá theo PTTT thực hiện việc mua sắm theo đúng quy định của của Luật đấu thầu số 43/2013/QH13.

Ngoài ra, việc mua sắm các tài sản phải bảo đảm các quy định về tiêu chuẩn và định mức, kế hoạch và dự toán được duyệt.

- Lập, phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu

Theo Điều 75 của Nghị định 151/2017/NĐ-CP ngày 26/12/2017 thì:

Đơn vị mua sắm tập trung lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu mua sắm tập trung theo quy định của pháp luật về đấu thầu. Việc thẩm định kế hoạch lựa chọn nhà thầu mua sắm tập trung thực hiện theo quy định của pháp luật về đấu thầu.

Và như với Thành phố Hà Nội thì cấp phê kế hoạch lựa chọn nhà thầu mua sắm tập trung là Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh/thành phố.

Như vậy chủ tịch Tỉnh, Thành phố trực thược trung ương sẽ thực hiện phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu mua sắm tập trung của địa phương mình.

- Chuẩn bị lựa chọn nhà thầu; tổ chức lựa chọn nhà thầu; đánh giá hồ sơ dự thầu và thương thảo hợp đồng; thẩm định, phê duyệt và công khai kết quả lựa chọn nhà thầu.

Theo Đđều 76 của Nghị định 151/2017/NĐ-CP ngày 26/12/2017:

- Các đơn vị mua sắm tập trung thực hiện lựa chọn nhà thầu cung cấp tài sản theo quy định của pháp luật về đấu thầu;

- Đơn vị mua sắm tập trung không đủ năng lực tổ chức lựa chọn nhà thầu được phép thuê tổ chức đấu thầu chuyên nghiệp để tiến hành lựa chọn nhà thầu cung cấp tài sản theo Hợp đồng thuê tổ chức đấu thầu chuyên nghiệp được ký kết giữa đơn vị mua sắm tập trung và tổ chức đấu thầu chuyên nghiệp. Việc lựa chọn tổ chức đấu thầu chuyên nghiệp thực hiện theo quy định của pháp luật về đấu thầu.

- Ký kết thỏa thuận khung về mua sắm tập trung.

Theo quy định tại Điều 77 của Nghị định 151/2017/NĐ-CP ngày 26/12/2017: thì đơn vị mua sắm tập trung của các tỉnh thành phố trực thuộc trung ương sẽ thực hiện ký hợp đồng khung với nhà thầu và thực hiện thông báo tới các đơn vị trực tiếp sử dụng tài sản.

Ngồi ra đơn vị mua sắm tập trung cịn cần chịu các trách nhiệm như sau trong việc ký kết thỏa thuận khung:

- Đăng tải danh sách các nhà thầu được lựa chọn, thỏa thuận khung ký kết giữa

Một phần của tài liệu Quản lý mua sắm công theo phương thức tập trung của thành phố hà nội (Trang 30 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(150 trang)
w