Các nhân tố ảnh hưởng đến tạo động lực làm việc cho người lao động

Một phần của tài liệu Tạo động lực làm việc cho người lao động tại viện dầu khí việt nam (Trang 37 - 40)

6. Kết cấu luận văn

1.2. Nội dung tạo động lực làm việc cho người lao động trong tổ chức

1.2.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến tạo động lực làm việc cho người lao động

trong tổ chức

1.2.4.1 Mục tiêu, định hướng hoạt động của tổ chức

Ở mỗi giai đoạn thì tổ chức có mục tiêu và định hướng phát triển phù hợp với điều kiện hoàn cảnh ở giai đoạn đó. Bước xây dựng kế hoạch, chương trình tạo động lực phụ thuộc rất lớn vào mục tiêu, định hướng của tổ chức. Vì khi xác định đối tượng của chương trình tạo động lực cho người lao động hay lựa chọn các biện pháp tạo động lực cho người lao động phải dựa vào đặc điểm của tổ chức, mục tiêu, chiến lược của tổ chức. Như vậy, mục tiêu định hướng hoạt động của tổ chức ở mỗi giai đoạn sẽ là căn cứ để nhà quản trị thực hiện bước xây dựng kế hoạch, các chương trình, chính sách tạo động lực. Ví dụ trong một tổ chức có mục tiêu phát triển nhân lực đủ về số lượng, chất lượng, cơ cấu và bố trí hợp lý để góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ cung cấp cho khách hàng, khi đó nó sẽ là cơ sở cho nhà quản

trị nhân lực xây dựng kế hoạch, chương trình, chính sách tạo động như phát triển chuyên môn, trình độ, nghiệp vụ của người lao động đáp ứng yêu cầu công việc, có chính sách khuyến khích vật chất đối với người cử đi đào tạo và nâng cao thu nhập cho người lao động để tạo động cơ thúc đẩy người lao đợng.”

1.2.4.2 Khả năng tài chính của tổ chức

Khả năng tài chính của tổ chức là một trong những yếu tố then chốt quyết định các chính sách tạo động lực cho người lao động. Tổ chức có khả năng tài chính tốt sẽ giúp tổ chức có điều kiện vật chất cần thiết để tạo động lực lao động thông qua các biện pháp tạo động lực như lương, thưởng, phụ cấp... hay những biện pháp tạo động lực lao động khác như khen thưởng, tổ chức du lịch, vui chơi, văn hóa thể dục thể thao... Như vậy, tổ chức có tiềm lực tài chính mạnh có thể đưa ra các biện pháp tạo động lực tài chính mạnh hơn, khen thưởng giá trị cao hơn, phụ cấp cao hơn… so với các tổ chức khác. Điều này sẽ thu hút được nhóm người lao động quan tâm nhiều đến vấn đề thu nhập. Bên cạnh đó tạo được sự tin tưởng của người lao động đối với tổ chức. Tóm lại, một tổ chức có tiềm lực kinh tế sẽ tạo điều kiện thực thi các chính sách đãi ngộ đã xây dựng, ngược lại nếu như năng lực tài chính của tổ chức yếu sẽ ảnh hưởng đến chất lượng, quy mô các chính sách tạo đợng lực.”

1.2.4.3 Văn hóa tổ chức

Văn hóa tổ chức là một hệ thống những ý nghĩa, giá trị, niềm tin và thói quen được mọi người trong cùng tổ chức cùng nhau đồng thuận chia sẻ hàng ngày, từ đó tạo nên các chuẩn mực hành vi của tổ chức. Xây dựng văn hóa tổ chức còn là một xu hướng tất yếu của chính sách phát triển thương hiệu vì thông qua hình ảnh văn hóa tổ chức sẽ góp phần quảng bá thương hiệu của đơn vị. Văn hóa tổ chức góp phần tạo nên uy tín, vị thế trên thị trường, môi trường làm việc năng động, chuyên nghiệp... sẽ

giúp cho người lao động tự hào về nơi mình đang cống hiến, họ sẽ có nhiều động lực làm việc hơn. Mỗi tổ chức có văn hóa riêng của mình, người lao động khi đến làm việc tại mỗi tổ chức sẽ dần thích ứng với các nét văn hóa đặc trưng của đơn vị và theo đó họ sẽ tìm được động cơ làm việc. Vì vậy, khi hoạch định các chương

trình tạo động lực cho người lao động thì nhà quản lý và đội ngũ nhân viên hành chính nhân sự phải lựa chọn chương trình, chính sách phù hợp với các chuẩn mực hiện có của văn hóa tổ chức vì đó là phong cách sống và làm việc của người lao động trong tổ chức.”

1.2.4.4 Quan điểm của nhà quản lý

Nhà quản lý là người đứng đầu có vai trò dẫn dắt một tổ chức hay một tập thể vận hành theo một hệ thống nhất định. Quan điểm của nhà quản lý có ảnh hưởng mang tính quyết định đến việc xây dựng mục tiêu, thiết lập các chương trình tạo động lực cho người lao động của tổ chức. Nếu nhà quản lý quan tâm đến vấn đề tạo động lực cho tổ chức của mình thì sẽ triển khai nghiên cứu nhu cầu của người lao động trong đơn vị, thực hiện phân loại nhu cầu để có những chương trình tạo động lực phù hợp, ngược lại nếu nhà quản lý không chú trọng vào vấn đề này thì hầu như không thực hiện bước nghiên cứu nhu cầu của người lao động, không quan tâm tới tâm tư, tình cảm, suy nghĩ của người lao động mà chỉ đơn thuần là thực hiện nghĩa vụ trả công cho người lao động khi sử dụng sức lao động của họ và thực hiện các chế độ đúng theo quy định của pháp luật yêu cầu. Các bước như nghiên cứu nhu cầu, phân loại nhu cầu, đánh giá kết quả tạo động lực sẽ không được thực hiện, thậm chí tổ chức còn không xây dựng chính sách tạo động lực mà đơn thuần chỉ xây dựng quy chế tính lương cho người lao động mà thôi. Vì vậy, quan điểm của nhà quản lý có ảnh hưởng rất lớn tới tạo động lực cho người lao động trong tổ chức. Nếu nhà quản lý không thực sự quan tâm đến nguồn lực con người thì sẽ không thực hiện các bước tạo động lực.”

1.2.4.5 Bản thân người lao động

Tất cả các đặc điểm liên quan đến người lao động dưới đây đều ảnh hưởng trực tiếp đến việc thiết lập kế hoạch, chương trình tạo động và việc triển khai thực hiện có được người lao động đánh giá cao hay không là phụ thuộc vào việc đáp ứng được mong muốn của người lao động. Và những mong muốn đó lại phụ thuộc vào đặc điểm cá nhân của người lao động trong doanh nghiệp do đó, nhà quản trị nhân sự phải nghiên cứu và phân loại mong muốn, nhu cầu của lao động trong tổ chức mình dựa trên đặc điểm cá nhân của họ. Cụ thể là các đặc điểm liên quan sau đây:

Khả năng và kinh nghiệm làm việc của người lao động: Nhiều nghiên cứu đã

chỉ ra rằng khả năng và kinh nghiệm của người lao động trong công việc càng cao thì người lao động cảm thấy tự tin trong công việc và mong muốn được chứng minh năng lực của của mình qua kết quả thực hiện công việc. Ở những người này nhu cầu được cấp trên và đồng nghiệp tôn trọng, đánh giá cao, được tự chủ trong công việc chiếm vị trí khá quan trọng trong việc tạo ra động lực lao động. Vì vậy, người quản lý cần phải bố trí những công việc phù hợp với khả năng sở trường và kinh nghiệm của người lao động để tạo điều kiện cho người lao động phát huy lợi thế của mình.

Đặc điểm cá nhân người lao động: Đặc điểm nhân khẩu học như giới tính, tuổi

tác, tâm lý, tính cách, tôn giáo... đều có ảnh hưởng tới hành vi làm việc của người lao động. Mỗi người lao động là những cá thể có các đặc điểm khác nhau do đó để sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực của tổ chức đòi hỏi người quản lý phải quan tâm, nắm bắt và hiểu rõ các yếu tố này từ đó xây dựng các chính sách quản lý phù hợp để nhằm phát huy được thế mạnh của mỗi cá nhân đồng thời tạo ra động lực lao động.

Mức sống của người lao động: Bất kỳ người lao động nào khi tham gia vào

làm việc cho một tổ chức nào trước hết đều mong muốn có một mức lương cao. Tuy nhiên tùy thuộc vào tình trạng kinh tế của mỗi cá nhân mà yếu tố “lương cao” được đánh giá về mức độ quan trọng khác nhau. Đối với những người lao động có mức thu nhập thấp, tình trạng kinh tế khó khăn thì họ luôn coi tiền lương là mục tiêu hàng đầu trong khi đó đối với những người lao động có tình trạng kinh tế khá giả, giàu có thì lương không phải là mục tiêu làm việc hàng đầu mà thay vào đó là các nhu cầu khác như công việc thú vị, cơ hội phát triển nghề nghiệp …”

Như vậy, nhân tố người lao động sẽ ảnh hưởng đến bước xác định nhu cầu, phân loại nhu cầu và lập kế hoạch, chương trình tạo động lực của tổ chức.

Một phần của tài liệu Tạo động lực làm việc cho người lao động tại viện dầu khí việt nam (Trang 37 - 40)