6. Kết cấu luận văn
2.1 Khái quát về Viện Dầu khí Việt Nam
2.1.1 Giới thiệu về Viện Dầu khí Việt Nam
2.1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển Viện Dầu khí Việt Nam
Viện Dầu khí Việt Nam được thành lập vào ngày 22/5/1978 trên cơ sở Đoàn Nghiên cứu Địa chất Dầu khí Chuyên đề 36B thuộc Tổng cục Địa chất.
Địa chỉ: Tòa nhà Viện Dầu Khí Việt Nam, Số 167 Trung Kính - Yên Hòa - Cầu Giấy - Hà Nội
Điện thoại: (024) 37843061 - (024) 37844156 Email: contact@vpi.pvn.vn
“
Trong 40 năm qua, Viện đã song hành cùng đất nước, cùng ngành Dầu khí Việt Nam vượt qua muôn vàn khó khăn của thời kỳ sau chiến tranh, hăng say nghiên cứu, tích cực đổi mới, chủ động hội nhập quốc tế một cách sâu rộng, để ngày hôm nay thực sự trở thành một tổ chức khoa học – công nghệ hàng đầu của công nghiệp dầu khí Việt Nam, với một số lĩnh vực ngang tầm khu vực, có khả năng triển khai nghiên cứu phát triển và cung cấp dịch vụ khoa học – kỹ thuật một cách có hiệu quả cho toàn bộ chuỗi hoạt động dầu khí với 8 trung tâm chuyên ngành: Tìm kiếm, Thăm dò và Khai thác; Phân tích Thí nghiệm; Ứng dụng và Chuyển giao Công nghệ; Chế biến; An toàn- Môi trường; Kinh tế, Quản lý; Đào tạo & Thông tin Dầu khí; và Lưu trữ Dầu khí.”
Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam phấn đấu nâng cao chất lượng tăng trưởng, tăng tốc phát triển các lĩnh vực cốt lõi với hàng loạt giải pháp về khoa học – công nghệ, con người và quản lý. Để triển khai các giải pháp đột phá về con người, Viện phấn đấu xây dựng một tổ chức học tập, lấy con người làm trung tâm, coi đó là vốn quý nhất để đầu tư, phát triển, trên cơ sở bảo đảm ba giá trị cốt lõi “Đạo đức – Chuyên nghiệp – Trí tuệ”, là nguồn chất xám cho mọi hoạt động sản xuất kinh doanh cốt lõi của ngành. Với vai trò là đơn vị đi đầu thực hiện đồng bộ các giải pháp đột phá về khoa học – công nghệ, Viện Dầu khí Việt Nam đẩy mạnh các hoạt
động nghiên cứu và phát triển; ứng dụng, đổi mới và chuyển giao công nghệ; đẩy mạnh hợp tác quốc tế; tăng cường liên kết khoa học-đào tạo-sản xuất, tạo nên bước chuyển biến mạnh mẽ trong chất lượng nghiên cứu, trở thành nền tảng, động lực cho sự phát triển bền vững của ngành. Với mục tiêu phát triển Viện Dầu khí Việt Nam thành đơn vị nghiên cứu khoa học hoàn chỉnh, đồng bộ, hiện đại, đạt trình độ tiên tiến trong khu vực trong mọi lĩnh vực thuộc chuỗi hoạt động dầu khí: tìm kiếm, thăm dò, khai thác, vận chuyển, tàng trữ, phân phối, chế biến, lọc hóa dầu, an toàn môi trường, kinh tế, quản lý và đào tạo cán bộ.
2.1.1.2 Cơ cấu tổ chức của Viện Dầu khí Việt Nam
Cơ cấu tổ chức hoạt đợng của Viện Dầu Khí Việt Nam được thể hiện theo sơ đồ dưới đây:
Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức Viện Dầu Khí Việt Nam
Nhận xét: Cơ cấu tổ chức của Viện là cơ cấu tổ chức trực tuyến chức năng. Ban Lãnh đạo Viện (cụ thể là Viện trưởng) có nhiệm vụ điều hành mọi hoạt động của toàn Viện. Các Ban thực hiện nhiệm vụ riêng của mình và có chức năng tư vấn cho Lãnh đạo xử lý các công việc có liên quan. Dưới nữa là các Trung tâm với bộ máy gồm đầy đủ các yếu tố và chức năng như một công ty con trực thuộc.
Cơ cấu tổ chức của Viện là sự kết hợp giữa cơ cấu quản lý chức năng và cơ cấu quản lý trực tuyến. Nó đã phát huy được ưu điểm của hai cơ cấu này nhưng nó cũng đòi hỏi người lãnh đạo tổ chức phải giải quyết mối quan hệ giữa bộ phận trực tiếp với bộ phận chức năng, việc quản lý cũng khá phức tạp đòi hỏi cán bộ quản lý phải hoạt động trên phạm vi khá rộng. Các phòng ban chức năng thực hiện các nhiệm vụ theo sự phân quyền của Ban Lãnh đạo Viện. Sự hợp tác, phối hợp giữa các Phòng ban, bộ phận được thực hiện theo các lưu đồ và quy trình công việc do Ban Lãnh đạo Viện phê chuẩn. Lãnh đạo Viện luôn tạo môi trường làm việc nhóm, nhân viên, nghiên cứu viên chia sẻ kinh nghiệm và kiến thức, tạo động lực làm việc cho cán bộ nhân viên với mục tiêu “Trí tuệ, đạo đức, chuyên nghiệp”.
2.1.1.3 Tình hình nhân lực của Viện Dầu khí Việt Nam
Do đề tài giới hạn nghiên cứu tại khu vực miền Bắc nên học viên chỉ tổng hợp số liệu lao động thuộc khu vực miền Bắc và không tính toàn bộ lao động của Viện (bao gồm cả lao động miền Nam).
Tính đến nay, tổng số CBCNV của Viện Dầu khí Việt Nam khu vực miền Bắc là 185 CBCNV. Viện đã luôn duy trì được cơ cấu lao động ổn định và phù hợp với chiến lược phát triển của đơn vị. Viện Dầu khí luôn tập trung xây dựng một đội ngũ lao động tài năng, nhiệt huyết và hết lòng cống hiến cho sự nghiệp phát triển chung của đơn vị. Ban lãnh đạo và cấp quản trị là những người giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực hoạt động của đơn vị. Nhiều cán bộ chủ chốt của Viện đã từng làm việc cho các nhà thầu dầu khí danh tiếng như Hoàng Long - Hoàn Vũ, Petronas, Lamson JOC, Cuulong JOC,...
Bảng 2.1: Tình hình lao động của Viện Dầu khí Việt Nam ĐVT: Lao động Chỉ tiêu 2018 2019 2020 2021 2019/2018 2020/2019 2021/2020 Số lượng tỷ trọng Số lượng tỷ trọng Số lượng Tỷ trọng Số lượng Tỷ trọng % tỷ lệ chênh lệch % chênh lệch %
I, Theo tính chất công việc
Nhân viên, nghiên cứu viên 184 84,4 167 83,9 155 83,8 141 82,5 92,8 83,8 (17) 90,8 (14) 91,0
Lao động quản lý 34 15,6 32 16,1 30 16,2 30 17,5 93,8 16,2 (2) 94,1 0 100,0
II, Theo giới tính
Nam 142 65,1 124 62,3 110 59,5 100 58,5 88,7 59,5 (18) 87,3 (10) 90,9
Nữ 76 34,9 75 37,7 75 40,5 71 41,5 100,0 40,5 (1) 98,7 (4) 94,7
III,Theo trình độ
Tiến sỹ 16 7,3 21 10,6 18 9,7 18 10,5 85,7 9,7 5 131,3 0 100,0
Thạc sỹ 88 40,4 82 41,2 75 40,5 66 38,6 91,5 40,5 (6) 93,2 (9) 88,0
Đại học 87 39,9 81 40,7 78 42,2 76 44,4 96,3 42,2 (6) 93,1 (2) 97,4
Cao đẳng trở xuống 27 12,4 15 7,5 14 7,6 11 6,43 93,3 7,6 (12) 55,6 (3) 78,6
Tổng 218 199 185 100 171 100 93,0 100 (19) 91,3 (14) 92,4
Trong giai đoạn 2018-2021 số lượng lao động của Viện Dầu khí Việt Nam có sự biến động giảm năm 2019 giảm 19 lao động so với năm 2018, bước sang năm 2020 đã có thêm 14 lao động nghỉ việc và năm 2021 số lượng lao động nghỉ việc cũng là 14 lao động.
Xét về cơ cấu qua bảng số liệu 2.1 cho thấy tất cả các chỉ tiêu đều có xu hướng giảm cả về số lượng lao động quản lý và lao động nhân viên, nghiên cứu viên. Cơ cấu lao động theo giới tính cũng có sự biến động mạnh từ việc tỷ lệ lao động nam chiếm đến 65,1% thì hiện tại còn 59,5%, với đặc thù có nhiều trung tâm nghiên cứu thì số lượng lao động nam chiếm ưu thế là một kết cấu hợp lý, tuy nhiên kết cấu này lại đang có xu hướng phát triển theo chiều hướng bất hợp lý, tỷ lệ nam giảm mạnh. Nguyên nhân chính do lượng lao động nam nghỉ nhiều hơn so với lao động nữ, với gánh nặng tài chính thì lao động nam sẽ phải tìm kiếm công việc sao cho đảm bảo thu nhập cho bản thân và gia đình nên những năm gần đây nhiều lao động đã xin nghỉ việc do chế độ lương thưởng chưa đáp ứng được kỳ vọng và thỏa mãn nhu cầu tối thiểu của một trụ cột gia đình với mức phí sinh hoạt ngày càng tăng cao đặc biệt là mức sống ở thủ đô Hà Nội cao hơn rất nhiều so với các khu vực khác.
Xét theo trình độ năm 2018 Viện có số lượng tiến sỹ là 16 lao động, tăng lên 21 lao động năm 2019 và giảm ở năm 2020 còn 18 người.
Trình độ thạc sỹ và đại học chiếm tỷ trọng cao, phần lớn nhân viên có trình độ đại học, trên đại học với độ tuổi dưới 40 tuổi là chủ yếu. Chính nhờ đặc điểm này giúp cho đội ngũ lao động của Viện luôn nhiệt tình, hăng hái học hỏi, tìm tòi, sáng tạo, nhanh chóng tiếp thu các kiến thức chuyên môn công việc để phát triển năng lực trong công việc, tiếp cận nhanh chóng với những kiến thức mới trong ngành cũng như trên thế giới, từ đó giúp cho việc triển khai các đề tài/nghiên cứu khoa học nhanh chóng và đạt hiệu quả cao hơn, nâng cao vị thế của Viện so với các đơn vị nghiên cứu khác. Tuy nhiên số lượng nhân viên có trình độ cao cũng không tránh khỏi tình trạng giảm xuống ở các năm gần đây. Nguyên nhân chính là do lao động thôi việc tại đơn vị với số lượng khá lớn dẫn đến cơ cấu lao động biến động.