6. Kết cấu luận văn
1.3 Kinh nghiệm tạo động lực của một số tổ chức tại Việt Nam và bài học rút ra
cho Viện Dầu Khí Việt Nam
1.3.1 Kinh nghiệm tạo động lực tại một số tổ chức, đơn vị
1.3.1.1 Kinh nghiệm của Viện khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
Kích thích vật chất: Đơn vị luôn chú trọng đến các chế độ tiền lương, thưởng và phúc lợi, nhằm đảm bảo tiền lương, thưởng và phúc lợi xứng đáng với những
cống hiến của người lao động, từ đó kích thích người lao động làm việc hiệu quả, tăng năng suất lao động. Trong đó, tiền lương được trả đúng quy định của nhà nước và phù hợp với sức lao động của cán bộ, nhân viên. Ngoài tiền lương, cán bộ nhân viên còn được nhận các khoản tiền thưởng nếu hoàn thành tốt nhiệm vụ, đây được coi là một trong những đòn bẩy kích thích người lao động làm việc nỗ lực và hiệu quả hơn. Cụ thể, trong những năm qua, đơn vị đã không ngừng tăng cường quỹ khen thưởng và phúc lợi cho nhân viên, việc phân chia quỹ lương, quỹ thưởng hành năm được phân chia theo nguyên tắc kết hợp giữa tiền lương cấp bậc và kết quả của thành tích công việc và thời gian làm việc của người lao động. Kích thích tinh thần: để tạo ra sự đoàn kết, gắn bó của CBCCVC trong đơn vị, những năm qua Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam đã luôn quan tam đến đời sống cán bộ, nhân viên, thường xuyên tổ chức các hoạt động phong trào: văn nghệ, thể thao, tham quan nghỉ mát, thăm hỏi,.. Các hoạt động này đã tạo ra được sự đoàn kết, gắn bó của CBCCVC trong cơ quan, để cùng xây dựng và phát triển đơn vị ngày càng vững mạnh
1.3.1.2 Kinh nghiệm của Viện di truyền Nông Nghiệp
Viện di truyền nông nghiệp luôn xem con người là nguồn tài nguyên quan trọng nhất. Quan điểm trọng dụng người tài của lãnh đạo Viện di truyền Nông nghiệp có tác dụng động viên mạnh mẽ CBCCVC phấn đấu hết mình trong công việc, nâng cao tinh thần trách nhiệm của cá nhân. Mỗi năm Viện di truyền nông nghiệp đều có kế hoạch tổ chức các lớp đào tạo tại chỗ như: các buổi hội thảo, sinh hoạt chuyên đề, các lớp huấn luyện phòng cháy chữa cháy, giảng dạy tại cơ quan. Các hình thức cử CBCCVC tham gia các chương trình đào tạo bên ngoài như: các lớp bồi dưỡng, tập huấn chuyên môn nghiệp vụ, các lớp học kỹ năng lãnh đạo, quản lý hành chính công có thời gian dưới 3 tháng, tạo điều kiện cho CBCCVC tham gia các chương trình đào tạo sau đại học trong và ngoài nước có thời gian từ 3 tháng đến hơn 3 năm. Viện di truyền nông nghiệp sôi nổi phát động các phong trào thi đua để mỗi đoàn viên trong Công đoàn phát huy năng lực, sở trường, cống hiến tốt nhất kinh nghiệm của cá nhân trong công việc. Sau mỗi đợt thi đua, cơ quan đều tổ chức tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm và có chính sách động viên, khen thưởng kịp
thời các tập thể, cá nhân hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, có sáng kiến hay áp dụng vào cải tiến thực hiện công việc, giữ thái độ lịch sự, ân cần khi tiếp dân. Đơn vị luôn khuyến khích tinh thần NLĐ thông qua môi trường làm việc thân thiện, mỗi CBCCVC làm việc tại đây đều có ý thức được vai trò quan trọng của mình trong việc xây dựng, phát triển một môi trường làm việc.
1.3.2. Bài học rút ra cho Viện Dầu khí Việt Nam
Thông qua kinh nghiệm tạo động lực lao động của một số tổ chức ở trên có thể thấy muốn tạo động lực lao động, để họ hăng hái làm việc, cống hiến hết mình cho công việc thì ban lãnh đạo của Viện Dầu khí Việt Nam có thể vận dụng một số kinh nghiệm về tạo động lực như sau:
- Viện Dầu khí Việt Nam cần xây dựng và hoàn thiện các quy định, chính sách tạo động lực CBCCVC với mục đích đãi ngộ xứng đáng cho NLĐ, khuyến khích cá nhân và toàn đơn vị nâng cao tinh thần trách nhiệm hoàn thành tốt công việc.
- Hàng năm, lên danh sách cử CBCCVC đi đào tạo tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ
- Quan tâm đến quyền lợi của nhà nghiên cứu khoa học, có chính sách riêng ưu đãi với nhà nghiên cứu giỏi.
- Công đoàn cơ sở tăng cường tổ chức giao lưu, tham quan, nghỉ mát cho người lao động để quan tâm đời sống tinh thần của họ từ đó mới có thể khuyến khích NLĐ tận tâm và có trách nhiệm với đơn vị.
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TẠO ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI VIỆN DẦU KHÍ VIỆT NAM