Danh xưng Quảng Nam ra đời và tồn tại cho đến ngày nay đã 545 năm, gắn liền với sự biến đổi địa danh, tên gọi đơn vị hành chính, về địa giới cũng đã diễn ra khơng ít lần tách ra, nhập vào, rộng hẹp khác nhau. Thừa tuyên Quảng Nam khi mới thành lập cĩ diện tích lớn nhất, trải dài từ sơng Thu Bồn đến đèo Cù Mơng, trong đĩ cĩ 5 cửa biển lớn (Đại Chiêm, Đại Áp, Sa Kỳ, Cổ Lũy, Thị Nại) mà xưa kia người Chiêm thường làm căn cứ xuất kích của thủy quân để đánh phá Đại Việt trong suốt nhiều thế kỷ.
Năm 1471, thừa tuyên Quảng Nam thống lãnh 3 phủ, 9 huyện. Đĩ là các phủ Thăng Hoa, Tư Nghĩa, Hồi Nhơn. Địa giới của thừa tuyên Quảng Nam (1471) rồi đến xứ Quảng Nam (1490) hay trấn Quảng Nam (1509) bao gồm vùng đất từ huyện Duy Xuyên,
tỉnh Quảng Nam đến huyện Tuy Viễn của tỉnh Bình Định ngày nay.
Năm 1604, Quảng Nam mở rộng về phía bắc đến núi Hải Vân. Vùng đất từ phía bắc sơng Thu Bồn ra đến núi Hải Vân lúc bấy giờ là huyện Điện Bàn thuộc phủ Triệu Phong, trấn Thuận Hĩa. Năm 1570, Nguyễn Hồng kiêm lãnh Tổng trấn Thuận Hĩa và Quảng Nam. Năm 1604, ơng tách huyện Điện Bàn thuộc phủ Triệu Phong, đặt làm phủ, quản 5 huyện (Tân Phú, An Nơng, Hịa Vang, Diên Khánh, Phú Châu) lệ thuộc vào trấn Quảng Nam. Lấy huyện Lệ Giang thuộc phủ Thăng Hoa làm huyện Lễ Dương, huyện Hy Giang làm huyện Duy Xuyên.
Đến năm 1611, nhân vụ quân Chiêm Thành cướp bĩc ở biên giới phía Nam, chúa Nguyễn Hồng phái chủ sự Văn Phong đem quân đánh chiếm vùng đất tại núi Đại Lãnh (hay núi Đá Bia) lập phủ Phú Yên, quản lãnh hai huyện Đồng Xuân và Tuy Hịa, và cho Văn Phong làm trấn thủ. Cĩ thể coi đây là cuộc Nam tiến đầu tiên thời các chúa Nguyễn. Như vậy là cho đến năm 1611 dinh Quảng Nam (trước đĩ là thừa tuyên Quảng Nam) cĩ diện tích mở rộng hơn nữa về phía Nam đến núi Đá Bia. Nhưng đến năm 1629, thì Phú Yên lại tách ra khỏi dinh Quảng Nam để trở thành dinh Trấn Biên nằm sát biên giới với vương quốc Champa.
Dưới thời Tây Sơn (1778 - 1802) địa giới và các đơn vị hành chính Quảng Nam cơ bản khơng cĩ nhiều thay đổi. Năm 1797, sau khi lấy lại vùng đất phủ Quy Nhơn của nhà Tây Sơn, Nguyễn Ánh đổi tên đất này là dinh Bình Định11, sai Võ Tánh và Ngơ Tùng Châu trấn thủ và đặt quan cai trị gọi là Lưu thủ, Cai bộ, Ký lục.
Dưới thời các vua Nguyễn, năm 1832, địa giới Quảng Nam hẹp lại hơn nữa khi Minh Mạng lập tỉnh Quảng Ngãi12 tách khỏi Quảng Nam dinh. Dinh Quảng Nam bây giờ gồm phủ Điện Bàn (gồm 2 huyện Diên Khánh, Hịa Vang) và phủ Thăng Hoa (gồm 3 huyện Duy Xuyên, Lễ Dương, Hà Đơng).13
Năm 1806, nhà Nguyễn đặt Quảng Nam, Quảng Ngãi thành 2 dinh Tả trực “trực lệ” vào kinh sư. Năm Minh Mạng thứ 3 (1822) đổi huyện Diên Khánh thành huyện Diên Phước. Năm Minh Mạng thứ 8 (1827) đổi dinh Quảng Nam thành trấn Quảng Nam, bỏ hai chữ “trực lệ”. Năm Minh Mạng thứ 13 (1832) trấn Quảng Nam đổi thành tỉnh Quảng Nam. Năm Minh Mạng thứ 15 (1834) tỉnh Quảng Nam gọi là tỉnh Nam Trực. Tuy mang những tên gọi đơn vị hành chính khác nhau, từ dinh đổi sang trấn (thời Gia Long) từ trấn đổi sang tỉnh (thời Minh Mạng) nhưng địa giới Quảng Nam khơng thay đổi. Phía bắc đến đèo Hải Vân, giáp tỉnh Thừa Thiên, phía nam đến dốc Sỏi giáp tỉnh Quảng
Phịng, Đà Nẵng. Theo đĩ, Đà Nẵng dần tách khỏi Quảng Nam.
Ngày 3.11.1888, Đồng Khánh ký dụ cắt đất 5 xã thuộc huyện Hịa Vang (Hải Châu, Phước Ninh, Thạch Thang, Nam Dương, Nại Hiên Tây) làm đất “nhượng địa” cho Pháp. Ngày 24.5.1889, Tồn quyền Đơng Dương ký nghị định lập thành phố Tourane, trực thuộc tỉnh Quảng Nam (một thành phố loại 2, ngang thành phố Chợ Lớn) với diện tích 10.000 ha. Năm 1900, đặt thêm huyện Đại Lộc, trích từ 49 xã thơn của huyện Hịa Vang, 58 xã thơn thuộc hai tổng Đại An, Mỹ Hịa, 2 châu phường thuộc tổng Phú Mỹ hạt ấy và xã Phú Thứ Thượng huyện Quế Sơn.15 Ngày 15.01.1901, vua Thành Thái phải ký đạo dụ tách thêm 8 xã thơn của huyện Hịa Vang (Xuân Đán, Thạc Gián, Liên Trì, Bình Thuận, Xuân Hịa, Thanh Khê, Đơng Hà Khê, Yên Khê) và 6 xã thơn của huyện Diên Phước để mở rộng thành phố nhượng địa.15 Ngày 19.9.1905, một nghị định của Tồn quyền Đơng Dương tách thành phố Tourane thành một đơn vị hành chính độc lập khỏi tỉnh Quảng Nam.
Năm 1898, Tồn quyền Đơng Dương ra nghị định lấy Hội An làm tỉnh lỵ Quảng Nam, nơi đĩng Tịa cơng sứ Pháp, với tên gọi là Faifo. Cịn tỉnh đường của Nam triều thì vẫn đĩng ở trong thành La Qua, gần Vĩnh Điện. Năm 1907 một đạo dụ của vua Thành Thái đổi huyện Hà Đơng thành phủ Hà Đơng, rồi sau đĩ đổi thành phủ Tam Kỳ (bao gồm diện tích thành phố Tam Kỳ, huyện Tiên Phước, huyện Núi Thành, huyện Phú Ninh, huyện Trà My và huyện Phước Sơn ngày nay). Cuối năm 1916, triều Khải Định lấy các tổng thượng du ở hai phủ Thăng Bình, Tam Kỳ đặt làm huyện Tiên Phước.
Từ khoảng những năm cuối thập niên 1920 trở đi cơ cấu hành chính của tỉnh Quảng Nam ổn định cho đến Cách mạng tháng Tám năm 1945 gồm cĩ 8 phủ, huyện, 51 tổng, 1.075 xã, phường, châu.16 Cuối năm 1945, tỉnh Quảng Nam tiến hành giải thế cấp tổng, thành lập cấp xã, đổi cấp phủ thành huyện. Lúc bấy giờ, Quảng Nam cĩ 12 huyện và 1 thị xã.
Năm 1956, chính quyền miền Nam lại chia Quảng Nam thành hai tỉnh mới lấy sơng Rù Rì (tên gọi khác
Năm 1962, Tỉnh ủy Quảng Nam - Đà Nẵng quyết định chia Quảng Nam - Đà Nẵng thành hai tỉnh mới: Quảng Nam (gồm các huyện Quế Sơn, Thăng Bình, Tam Kỳ, Tiên Phước, Trà Sơn) và Quảng Đà (gồm các huyện Hịa Vang, Đại Lộc, Điện Bàn, Duy Xuyên, Thống Nhất, thị xã Hội An và thành phố Đà Nẵng). Năm 1964, Đà Nẵng được tách khỏi Quảng Đà.
Năm 1975, Quảng Nam và Đà Nẵng gộp chung thành tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng. Tháng 01.1997, tỉnh Quảng Nam được tách ra từ tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng với 14 đơn vị hành chính gồm 2 thị xã và 12 huyện. Hiện nay, tỉnh Quảng Nam cĩ 2 thành phố, 1 thị xã và 15 huyện, trong đĩ cĩ tới 247 đơn vị cấp xã (25 phường, 12 thị trấn, 210 xã), trở thành một trong những tỉnh cĩ diện tích, dân số lớn nhất nước.