MỘT SỐ QUẢN TRỊ KHÁC:

Một phần của tài liệu TIN HỌC CĂN BẢN DÀNH CHO NGƯỜI MỚI HỌC (Trang 63 - 71)

3. Quản lý thư mục và file Lưu ý quan trọng:

MỘT SỐ QUẢN TRỊ KHÁC:

Tùy chỉnh độ phân giải màn hình

Tùy chỉnh độ phân giải của màn hình cho phù hợp với cá nhân người dùng để có thể xem được các hình ảnh một cách rõ nét. Trước khi tùy chỉnh độ phân giải màn hình (Screen resolution) ta cần hiểu về khái niệm này.

Mỗi hình ảnh trên màn hình máy tính (hay TV) ta thường tưởng là một tấm hình liên tục, nhưng thực tế hình ảnh đó được tạo thành từ rất nhiều các điểm ảnh (pixel) rời rạc li ti sát cạnh nhau nên mắt thường khó nhận ra. Nếu số các điểm ảnh tạo nên một bức ảnh càng nhiều (các điểm ảnh xếp rất sát nhau) thì bức ảnh đó trông càng liên tục, nét và mịn; nếu số điểm ảnh tạo nên một bức ảnh là ít (các điểm ảnh xếp thưa nhau) thì bức ảnh đó bị vỡ, rạn, kém nét và mịn.

Độ phân giải của màn hình cho biết số các điểm ảnh trên màn hình. Ví dụ: độ phân giải là 1024x768 có nghĩa là trên màn hình có tất cả 768 dòng điểm ảnh, mỗi dòng có 1024 điểm ảnh – tức là có tổng cộng 1024x768 = 786432 điểm ảnh. Tùy vào màn hình là loại gì mà nó sẽ hỗ trợ các độ phân giải nào.

Để tùy chỉnh độ phân giải cho màn hình ta thực hiện như sau:

(2)Tiếp đó trong cửa sổ hiện ra, chọn độ phân giải phù hợp (mắt nhìn thấy mịn và rõ nhất) trong mục Resolution rồi nhấn OK

Cách khác để hiện cửa sổ tùy chỉnh độ phân giải màn hình là từ Control Panel: Control Panen\Display\Adjust resolution

Cài đặt driver cho máy in:

Tất cả các thiết bị phần cứng của máy vi tính muốn hoạt động được đều cần phải có chương trình điều khiển thiết bị - còn gọi là driver – (driver thuộc nhóm phần mềm hệ thống). Một số thiết bị thông dụng như các ổ đĩa, bàn phím, chuột, màn hình,... và một số máy in đã được hệ điều hành Windows hỗ trợ sẵn driver nên ta thấy chúng có thể dùng được ngay sau khi cài đặt xong hệ điều hành, tuy nhiên:

Nếu máy vi tính có một thiết bị chưa được hệ điều hành Windows hỗ trợ driver thì thiết bị đó sẽ không thể hoạt động. Và để dùng thiết bị này nhất thiết cần phải tìm driver phù hợp và cài đặt driver đó cho nó. Các driver này được cung cấp kèm theo thiết bị và thường nằm trong đĩa CD hoặc được cung cấp trên trang chủ (website) của hãng sản xuất thiết bị.

Với máy in mới mà driver được cung cấp trong một đĩa CD, để cài đặt ta đưa đĩa CD đó vào ổ đĩa CD-ROM của máy tính – rồi tiến hành cài đặt theo hướng dẫn (hướng dẫn này có thể cũng nằm trong chính CD đó). Với máy in

không có đĩa CD driver, ta phải đọc trên thân máy in xem đó là máy in gì rồi tiến hành tìm kiếm driver cho máy đó ở trên mạng Internet – thông thường là tìm tới trang chủ của hãng sản xuất máy in để lấy về (download) driver.

Hướng dẫn cài đặt driver cho một máy in bất kỳ hay một thiết bị bất kỳ đều được cung cấp bởi nhà sản xuất thiết bị hoặc có thể tìm được một cách dễ dàng hướng dẫn đó trên mạng Internet. Tùy máy in thuộc loại gì mà cách cài đặt có đôi chút khác nhau, nhưng ta chỉ cần làm theo các bước như trong hướng dẫn cài đặt là sẽ cài đặt thành công.

Để biết những thiết bị phần cứng nào chưa được hệ điều hành Win 7 hỗ trợ driver ta làm như sau:

Chuột phải vào icon Computer trên desktop, chọn Manage để hiện cửa sổ Computer Management

Tiếp đó, ở panel trái kích chọn Device Manager – một danh sách các thiết bị sẽ hiện ra ở panel phải. Chọn vào hình tam giác nhỏ màu trắng bên cạnh các thiết bị để mở rộng chúng – nếu có một mục màu vàng thì thiết bị ứng với mục đó chưa được cài đặt (hoặc cài đặt chưa thành công) driver

Dọn dẹp rác:

Máy tính sau một thời gian ta sử dụng, phân vùng chính C: thường sẽ chứa nhiều rác – “rác” ở đây là những file sinh ra trong quá trình máy tính làm việc mà chúng không tự mất đi. Hệ điều hành giữ lại những file đó với mục đích sẽ sử dụng lại chúng cho các hành động tương tự lặp đi lặp lại của

có thể cả dung lượng của bộ nhớ RAM khi máy chạy. Để dọn dẹp những file rác này ta làm như sau:

(1) Kích chuột phải trên phân vùng C:, rồi chọn Properties từ context menu

(2)Trong cửa sổ Properties - ở thẻ General, kích vào nút Disk Cleanup. Đợi chốc lát cửa sổ Disk cleanup sẽ hiện ra – (3) khi đó tích chọn trên các mục có dung lượng rồi nhấn Ok, tiếp đó một hộp thoại thông báo hiện ra và ta nhấn tiếp Delete Files để xóa rác – sau khi xóa xong nhấn OK để hoàn thành.

Cấu hình hệ thống:

Tình huống khi nhiều phần mềm được cài đặt, các phần mềm đó thường đặt chế độ tự động khởi động ngay khi hệ điều hành Win 7 bật lên, hơn nữa các phần mềm này còn gọi thêm một số phần mềm dịch vụ liên quan khác – điều đó có thể khiến Chip và RAM bị quá tải dẫn đến máy tính bị đơ hay bị chậm chạm lúc bắt đầu. Để tắt không cho các phần mềm khởi động ngay khi hệ điều hành bật lên (mà sẽ chỉ khởi động khi nào ta cần dùng đến phần mềm đó) ta vào cửa sổ cấu hình hệ thống (System Configuration) để tùy chỉnh.

Để vào cửa sổ cấu hình hệ thống, chọn menu Start và đánh vào lệnh

msconfig trong hộp Search programs and files rồi nhấn Enter

Trong cửa sổ này, vào thẻ Startup và chọn nút Disable all để bỏ hết đi các dấu tích của các bản ghi trong cột Startup Item rồi nhấn OK –

Ngay khi đó một hộp thoại thông báo hiện ra hỏi ta có muốn khởi động lại máy tính ngay lúc này hay không, ta tích chọn vào hộp chọn Don’t show this message again (nghĩa là: lần sau không hiển thị thông điệp này) và kích nút Exit without restart để không khởi động lại máy tính ngay lúc đó.

Lưu ý rằng nếu máy có cài phần mềm diệt Virus, thì ở cửa sổ nói trên sau khi Disable all - ta tích chọn vào mục tương ứng với phần mềm diệt virus đó trong cột Startup Item – để cho phép riêng nó khởi chạy ngay khi hệ điều hành bật lên. Ngoài ra cũng có thể tích chọn thêm một vài phần mềm nhẹ thường dùng như Unikey, IDM.

Ngoài thao tác giới thiệu ở trên, khi chưa thành thạo đề nghị độc giả không thực hiện thêm tùy chỉnh gì khác vì các tùy chỉnh ở cửa sổ này có thể gây ra lỗi cho hệ điều hành.

Quản lý tác vụ:

Trong tình huống khi một phần mềm dưới dạng một cửa sổ đang chạy, ta muốn tắt đi nhưng không thể tắt được theo các cách thông thường như kích vào nút X ở góc trên bên phải cửa sổ của nó hay kích chuột phải vào biểu tượng nó trên thanh taskbar rồi chọn Close window –

khi ấy ta sẽ cần sử dụng một cách tắt ứng dụng mạnh hơn bằng cách vào cửa sổ quản lý tác vụ (Task Manager)

Để vào cửa sổ quản lý tác vụ, kích chuột phải lên khoảng trống trên taskbar và chọn Start Task Manager

Trong cửa sổ Task Manager ở thẻ Application, chọn vào ứng ứng dụng muốn tắt rồi nhấn nút End Task để đóng nó.

Ngoài ra trong cửa sổ này cũng cho phép ta tắt một số tiến trình không mong muốn trong thẻ Processes – tuy nhiên Lưu ý rằng ngoài thao tác đã giới thiệu ở trên độc giả khi chưa thành thạo cũng không nên thực hiện các tùy chỉnh khác để tránh việc gây lỗi cho hệ điều hành và các phần mềm ứng dụng.

Còn nhiều các quản trị khác được cung cấp bởi hệ điều hành Win 7, tuy nhiên trong bài này chỉ giới thiệu một số kỹ thuật như trên.

Một phần của tài liệu TIN HỌC CĂN BẢN DÀNH CHO NGƯỜI MỚI HỌC (Trang 63 - 71)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(95 trang)
w