Giới thiệu giao diện hệ điều hành – một số biểu tượng ẩn dụ và các thuật ngữ chuyên ngành

Một phần của tài liệu TIN HỌC CĂN BẢN DÀNH CHO NGƯỜI MỚI HỌC (Trang 46 - 52)

thuật ngữ chuyên ngành

Các biểu tượng gọi là có tính ẩn dụ vì nó đại diện cho một đối tượng, một sự kiện, một trạng thái, một ý nghĩa nào đó. Các chuyên gia đã kế thừa và tạo ra các biểu tượng ẩn dụ để rồi giao diện của các hệ điều hành (và các phần mềm khác) sử dụng các biểu tượng này. Nhìn vào một biểu tượng quen thuộc, người sử dụng sẽ nhớ ra ngay ý nghĩa của nó và biết được các công việc có thể thực hiện ẩn sau biểu tượng đó. Vì vậy các hệ điều hành hiện đại sử dụng các biểu tượng là thân thiện với người dùng; và ngay cả một đứa bé cũng có thể dễ dàng sử dụng các tính năng được cung cấp bởi hệ điều hành và các phần mềm ứng dụng thông qua việc lựa chọn các biểu tượng của chúng.

Sau khi cài đặt, màn hình nền – còn gọi là Desktop của hệ điều hành Windows 7 Ultimate (từ giờ sẽ gọi tắt là Win 7) hiển thị như hình dưới đây:

Trên nền Desktop ta thấy có nhiều các biểu tượng – icon, những icon này đại diện cho các phần mềm ứng dụng đã được cài đặt trên máy; các thư mục, file hay các công cụ đặc biệt (trợ giúp người dùng) của hệ điều hành. Các icon này nhiều hay ít, đặt ở những vị trí nào trên Desktop ta có thể (dùng hệ điều hành) tùy chỉnh.

Các icon thường có các text đi kèm phía dưới để chỉ rõ icon đó đại diện cho phần mềm, thư mục, file hay công cụ nào. Các icon đó thường là logo của các phần mềm; còn text phía dưới các icon thì ta có thể dễ dàng đổi tên mới bằng cách kích phải chuột vào icon, chọn Rename, đánh vào tên mới và nhấn Enter

Chẳng hạn khi kích chuột phải vào icon Computer như hình trên, ta thấy hiện ra lệnh Rename (mà di chuột chọn vào sẽ đổi được tên cho icon

Manage, … – “tờ” danh sách các lệnh này gọi là trình đơn ngữ cảnh –

context menu. Tùy vào việc kích chuột phải ở đâu, trên icon gì mà context menu sẽ hiện ra như thế nào; chẳng hạn khi kích phải chuột trên khoảng trống của Desktop ta sẽ thấy hiện ra context menu như hình sau:

Vì vậy mà trình đơn đó là “ngữ cảnh”, tức là ở các tình huống khác nhau thì context menu sẽ khác nhau. Khi sử dụng hệ điều hành và các phần mềm chúng ta sẽ thường xuyên phải sử dụng các lệnh trong context menu.

Các icon thường cho hiển thị trên nền Desktop là:

Phía dưới cùng của nền Desktop là thanh tác vụ - taskbar, trên taskbar cũng có một loạt các icon;

Các icon mặc định sẵn trong hệ điều hành và nhãn hiển thị giờ, ngày tháng như dưới đây. Ngoài ra taskbar cũng chứa icon của các phần mềm, thư mục hay file mà người dùng đang sử dụng.

Start Internet Explorer Media Player

Mạng Nhãn giờ, ngày tháng Windows Explorer

Kích đơn chuột trái (sau này sẽ gọi thao tác đó là chọn) lên icon Start,

Bảng danh sách các phần mềm/ tính năng trên từng dòng khác nhau sẵn sàng cho người dùng chọn; trong các dòng có mũi tên bên cạnh khi di chuột lên sẽ lại hiện ra một bảng với danh sách các lựa chọn tương ứng. Kiểu giao diện này gọi là menu hay trình đơn.

Nếu kích đúp chuột trái vào icon Computer trên nền Desktop, một “tấm” giao diện mới sẽ hiện ra, “tấm” này gọi là một cửa sổ - window. Tại góc trên cùng bên phải của thanh tiêu đề của một cửa sổ có 3 biểu tượng đặc trưng là dấu (chọn vào icon này cửa sổ sẽ thu nhỏ xuống taskbar – để cửa sổ này hiện trở lại desktop di chuột xuống taskbar và chọn nó), hình vuông kép (phóng to, thu nhỏ cửa sổ) và dấu X (đóng cửa sổ). Khi cửa sổ được thu nhỏ, rê chuột đến các cạnh và góc của cửa sổ sẽ thấy hiện ra các mũi tên 2 chiều – ngay lúc đó nhấn và giữ nguyên chuột trái để co kéo tùy chỉnh kích cỡ của cửa sổ theo ý thích.

Cửa sổ trên hiển thị cho biết ổ cứng của máy hiện tại có 2 phân vùng C:

và D:. Kích đúp chuột trái trên một phân vùng, chẳng hạn Data (D:), một cửa sổ mới xuất hiện như dưới đây:

Trong cửa sổ này các icon màu vàng đại diện cho các thư mục khác nhau, các icon khác đại diện các file – như hình trên ta thấy có thư mục 1GIAI TRI, một file ảnh tên là Agatha_Christie.png (là một tấm ảnh), một file camnangwork2007toantap_ksbk.chm (là một quyển sách), vv… Khi ta di chuột và dừng chuột trên một biểu tượng thư mục hoặc file thì một “mẩu nhỏ hình vuông” với các thông tin tóm tắt về thư mục hoặc file đó hiện ra (kiểu file , dung lượng, ngày tạo) – mẩu nhỏ hình vuông đó gọi là tooltip

Nếu di chuyển con trỏ chuột ra ngoài các thư mục và file thì phần bên ngoài đó gọi là nền – thuật ngữ này sẽ thường sử dụng ở những phần sau.

Bây giờ di chuột chọn biểu tượng Internet Explorer trên taskbar, một cửa sổ mới hiện ra như dưới đây (lưu ý rằng cửa sổ Computer với phân vùng D: vẫn còn đó):

Cửa sổ Windows Internet Explorer ở trên là một phần mềm cho phép người dùng hiển thị các trang web. Trên cửa sổ này ta thấy có một thanh

menu gồm các mục File, Edit, View, …mỗi mục đó khi kích chuột lên sẽ lại hiện ra một menu tương ứng.

Ngoài ra ta có thể chọn chạy một phần mềm khác nữa, phần mềm này cũng sẽ hiển thị dưới dạng một cửa sổ. Trong cùng một thời điểm có thể hiển thị nhiều cửa sổ tương ứng với các phần mềm khác nhau, tức là các phần mềm này có thể cùng chạy để cung cấp các tiện ích khác nhau cho người dùng máy – Vì vậy Windows được gọi là hệ điều hành đa nhiệm; và vì các

ứng dụng hiển thị dưới dạng các cửa sổ như thế nên hệ điều hành được những người sáng lập đặt tên là Windows (nhiều cửa sổ)

Chi tiết hơn về cách thao tác với các icon đã giới thiệu ở trên để thực hiện các công việc riêng biệt, sẽ dần dần được giới thiệu ở các mục dưới đây.

Đối với các phiên bản Windows hiện đại khác (thậm chí cả các hệ điều hành khác), ý nghĩa các khái niệm đã trình bày ở trên như: desktop, icon, taskbar, context menu, tooltip, menu là không thay đổi mà chỉ có khác đôi chút về thiết kế của các icon.

Một phần của tài liệu TIN HỌC CĂN BẢN DÀNH CHO NGƯỜI MỚI HỌC (Trang 46 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(95 trang)
w