5. Cách tổ chức thông tin trong ổ cứng
5.2. Về mặt logic (cách tổ chức thông tin trê nổ cứng đối với người dùng cuối)
cuối)
Theo góc nhìn của người dùng cuối (end-user - người bình thường sử dụng máy tính), việc tổ chức thông tin trong ổ cứng là dưới dạng phân cấp theo hình cây. Trước tiên ổ cứng được chia thành các phân vùng (partition). Trong đó thường có một phân vùng chính (primary), và phân vùng mở rộng (extended) – trong phân vùng mở rộng lại có thể được chia nhỏ thành các phân vùng gọi là phân vùng logic. Thông thường phân vùng chính ký hiệu là C:, các phân vùng logic là D:, E:.
Với một ổ cứng mới, ban đầu cần dùng một phần mềm công cụ (thường là Partition Magic) để chia ổ cứng đó thành các phân vùng như trên, dung lượng gán cho mỗi phân vùng tùy thuộc vào người sử dụng máy. Chẳng hạn với một ổ cứng 80Gb có thể chia thành 2 phân vùng như sau: phân vùng chính C: 30Gb; phân vùng logic D: 50Gb. Sau khi đã phân vùng cho ổ cứng, cần định dạng (format) cho từng phân vùng (tức là quy định nơi bắt đầu các sector (cung)) thì các phân vùng đó mới có thể ghi và đọc dữ liệu (kỹ thuật
viên ở các công ty bán máy tính thường hỗ trợ phân vùng ổ cứng và định dạng các phân vùng cho khách hàng mua máy).
Tiếp đó trong mỗi phân vùng (C:, D:, E:) người dùng máy tính (hoặc các chương trình) tạo ra các thư mục (folder); trong mỗi thư mục lại có thể tạo các thư mục con – để tạo thành các cây thư mục trong mỗi phân vùng. Các
file thông tin (file âm nhạc, file video, file hình ảnh, vv..) sẽ được lưu trữ trong một phân vùng hoặc một thư mục nào đó.
Mô hình phân cấp hình cây về cách tổ chức thông tin cho phần cứng nói trên được minh họa như mô hình dưới đây:
Cụ thể hơn, trong Hệ điều hành Windows 7 hình ảnh các phân vùng trong ổ cứng và một cây thư mục cụ thể như hình sau:
(Một ổ cứng có dung lượng 300Gb được chia làm 2 phân vùng: Phân vùng chính C: ~ 60 Gb (đặt tên là System) và phân vùng logic D: ~ 240 Gb
(đặt tên là Data)
(Cây thư mục của thư mục 1GIAI TRI trong phân vùng Data (D:)và các file nhạc .mp3 trong thư mục con Jimmi Nguyen của thư mục 1GIAI TRI)
Phân vùng chính Phân vùng logic Ổ CỨNG Phân vùng File Thư mục File Thư mục
Như hình trên, để nghe bài hát Tuong da Phoi pha, người dùng phải “đi đến” (truy cập) file Tuong da Phoi pha.mp3 bằng cách “đi” vào phân vùng D:
(Data (D:)), tiếp đến vào thư mục 1GIAITRI, tiếp đến vào thư mục NHAC VIET, vào tiếp thư mục TRE, vào tiếp thư mục Jimmi Nguyen và sau đó chọn file Tuong da Phoi pha.mp3 có trong thư mục Jimmi Nguyen. Tóm lại, đường đi của người dùng đến file Tuong da Phoi pha.mp3 như sau:
Data (D:)\ 1GIAITRI\ NHAC VIET\ TRE\ Jimi Nguyen\ Tuong da Phoi pha.mp3
Thuật ngữ chuyên ngành gọi đường đi trên là đường dẫn (path) của file.
Đây chính là cách thông tin được tổ chức trong ổ cứng dưới góc nhìn của các người dùng cuối. Các người dùng cuối tự tạo ra hệ thống các cây thư mục trong ổ cứng cho máy tính cá nhân của mình để thông tin được lưu trữ khoa học, dễ đi lại, tìm kiếm - từ đó khai thác thông tin một cách hiệu quả.
Như ta đã biết, dữ liệu bao gồm văn bản số, nhạc số, ảnh số, video số, phần mềm, vv…Các dữ liệu này được mỗi cá nhân, tổ chức lưu trữ trong ổ cứng của mình.
Ban đầu khi ổ cứng mới được phân vùng và định dạng xong thì ổ cứng đó đã sẵn sàng lưu dữ liệu, tuy vậy ổ cứng còn “trắng” chưa hề có dữ liệu. Mỗi người có thể “đưa” dữ liệu vào trong ổ cứng của mình qua các cách như sau (dùng hệ điều hành): i) copy (sao chép) dữ liệu từ ổ cứng của máy tính khác bằng cách kết nối ổ cứng đó trực tiếp với ổ cứng của mình thông qua
internet; iii) copy dữ liệu ở các thiết bị nhớ khác như USB, thẻ nhớ, đĩa CD, VCD; iiii) tự tạo ra dữ liệu thông qua việc sử dụng các phần mềm đã cài đặt trong máy. Lưu ý rằng khi “đưa” các dữ liệu vào ổ cứng thì cũng là lúc mỗi người tổ chức các dữ liệu đó trong ổ cứng thông qua việc tổ chức các thư mục như đã trình bày ở phần trên (cần tạo mới thư mục gì? lưu dữ liệu nào trong thư mục nào là hợp lý?)