.2 Cơ cấu huy động vốn giai đoạn 2007 – 2012

Một phần của tài liệu Đo lường sự hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Bình Dương (Trang 53 - 54)

Năm (tỷ đồng)TCKT (tỷ đồng)Cá nhân Cơ cấu TGTCKT Cơ cấu TGCá nhân 2007 18 432 13 462 57,8% 42,2% 2008 32 940 15669 67,8% 32,2% 2009 24 525 16 974 59,1% 40,9% 2010 24 388 23 525 50,9% 49,1% 2011 29 435 27 944 51,3% 48,7% 2012 32 393 40 894 44,2% 55,8%

(Nguồn: ngân hàng nhà nước chi nhánh Bình Dương)

Trong bảng 2.2 cơ cấu nguồn vốn huy động của các ngân hàng tại Bình Dương trong giai đoạn từ năm 2007 - 2012 ta thấy rằng, từ năm 2009 trở về trước

chi nhánh huy động vốn chủ yếu từ các tổ chức kinh tế, cụ thể tỷ trọng nguồn vốn huy động từ tổ chức kinh tế so với tổng nguồn vốn huy động luôn chiếm trên 57%, riêng năm 2008 chiếm đến 67,8%. Việc cơ cấu nguồn vốn huy động không cân đối, chi nhánh có thể gặp phải rủi ro về thanh khoản trong những tháng cuối năm khi các tổ chức kinh tế quyết tốn cơng nợ lẫn nhau, điều này có thể lý giải lý do trong năm 2009, dù huy động vốn cuối kỳ giảm 15,2% so với năm 2008 nhưng huy động vốn bình quân năm này lại tăng 23,7% so với năm 2008.

Trong bối cảnh nền kinh tế tiếp tục gặp nhiều khó khăn, cơng tác huy động vốn của các ngân hàng thương mại chịu ảnh hưởng nhất định, tuy nhiên với nỗ lực và sự năng động của các lãnh đạo ngân hàng, nhìn chung cơ cấu huy động vốn trong năm 2011 so với 2010 và các năm trước của chi nhánh đã chuyển biến theo hướng tăng dần tính ổn định và bền vững của nền vốn. Biểu hiện cụ thể qua sự chuyển biến của các cơ cấu huy động, cụ thể: cơ cấu tiền gửi của cá nhân từ mức 42,2% năm 2007 tăng lên 48,7% trong năm 2011. Đến năm 2012, nguồn vốn huy động cuối kỳ từ tổ chức kinh tế giảm tương đương giảm 2,75% so với năm 2011, còn tiền gửi của cá nhân năm này lại tăng 764 tỷ đồng, từ 27944 tỷ đồng lên 40894 tỷ đồng (bảng 2.2). Như vậy, huy động vốn cuối kỳ năm 2012 đạt 6.085 tỷ đồng, tăng 688 tỷ so 2011(bảng 3.1), tốc độ tăng 12,8% hoàn toàn là do tăng của huy động vốn cuối kỳ từ hoạt động bán lẻ. Chính kết quả ấn tượng này đã làm cơ cấu huy động vốn các

ngân hàng thương mại tại Bình Dương thay đổi, cuối năm 2012 cơ cấu tiền gửi của cá nhân là 55,8%, của tổ chức kinh tế là 44,2%, (bảng 2.2) đây là một thành công nổi bật của các ngân hàng thương mại tại Bình Dương trong năm 2012, dù chỉ mới định hướng đẩy mạnh hoạt động bán lẻ từ những năm gần đây

2.2.2ịch vụ cấp tín dụng

Một phần của tài liệu Đo lường sự hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Bình Dương (Trang 53 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(127 trang)
w