Các khái niệm

Một phần của tài liệu Quản lý chất lượng mặt hàng áo jacket tại công ty TNHH LTP Việt nam (Trang 25 - 27)

Sơ đồ 3.3 : Quy trình kiểm sốt chất lượng trong q trình sản xuất

1.1. Các khái niệm

1.1.1. Khái niệm về sản phẩm.

Sản phẩm là kết quả của quá trình lao động dùng để phục vụ cho việc làm thỏa mãn nhu cầu của con người. Trong nền kinh tế thị trường, người ta quan niệm sản phẩm là bất cứ cái gì đó có thể đáp ứng nhu cầu thị trường và đem lại lợi nhuận.

1.1.2. Khái niệm về chất lượng sản phẩm.

Chất lượng là khái niệm đặc trưng cho khả năng thoả mãn nhu cầu của khách hàng. Vì vậy, sản phẩm hay dịch vụ nào khơng đáp ứng được nhu cầu của khách hàng thì bị coi là kém chất lượng cho dù trình độ cơng nghệ sản xuất ra có hiện đại đến đâu đi nữa.

- Quan niệm siêu việt về chất lượng: Chất lượng là sự tuyệt hảo của sản phẩm so với sản phẩm cùng loại.

- Quan niệm chất lượng sản phẩm theo hướng sản phẩm: Đứng trên góc độ này, người ta cho rằng chất lượng sản phẩm là một tập hợp các thuộc tính phản ánh tính năng tác dụng của sản phẩm đó.

- Quan niệm chất lượng hướng theo người sản xuất: Đứng trên góc độ người sản xuất thì họ cho rằng, chất lượng sản phẩm là sự phù hợp và đạt được của một sản phẩm so với một tập hợp các yêu cầu và hệ thống tiêu chuẩn đã được thiết kế từ trước. - Mỗi định nghĩa trên đều xuất phát từ một khía cạnh nhất định. Vì vậy, tuy ở mỗi cách

đều có những ưu điểm nhất định song cũng đều không tránh khỏi những hạn chế nhất định để đưa ra một định nghĩa dễ hiểu, loại bỏ được những hạn chế trên thì tổ chức tiêu chuẩn hố quốc tế (ISO) có định nghĩa trong ISO 9000 như sau: “Chất lượng là một tập hợp các tính chất và đặc trưng của sản phẩm có khả năng thoả mãn những nhu cầu đã nêu ra hoặc tiềm ẩn”.

1.1.3. Khái niệm về quản lý chất lượng.

Quản lý chất lượng đã được áp dụng trong mọi ngành công nghiệp, không chỉ trong sản xuất mà trong mọi lĩnh vực, trong mọi loại hình cơng ty, quy mơ lớn đến quy mơ nhỏ, cho dù có tham gia vào thị trường quốc tế hay không. Quản lý chất lượng đảm

SVTH: Phạm Ngọc Hùng – Ngô Thị Ngọc Diệu Trang 2 bảo giúp cho công ty làm đúng những việc phải làm và những việc quan trọng nhằm

định hướng và kiểm soát một tổ chức về chất lượng. Cũng như là cách thức và hành động để tất cả các hoạt động kiểm soát chất lượng, đảm bảo chất lượng đang diễn ra được quản lý.

Quản lý chất lượng toàn diện là những hành động để đáp ứng toàn bộ những nhu cầu về chất lượng, có bên trong và bên ngồi doanh nghiệp cần sự lãnh đạo. Sự lãnh đạo hiệu quả chỉ có thể dựa trên việc đảm bảo sự tham gia của tất cả mọi người. Nó địi hỏi một sự trao đổi thơng tin thích hợp và khả năng thúc đẩy mọi người hành động theo ý muốn của bạn.

Bảng 1.1: Các nguyên tắc của quản lý chất lượng.

NGUYÊN TẮC NỘI DUNG

1. Định hướng bởi khách hàng.

Doanh nghiệp phụ thuộc vào khách hàng của mình và vì thế cần hiểu các nhu cầu hiện tại và tương lai của khách hàng, để không chỉ đáp ứng mà còn phấn đấu vượt cao hơn sự mong đợi của họ.

2. Sự lãnh đạo. Lãnh đạo thiết lập sự thống nhất đồng bộ giữa mục đích và đường lối của doanh nghiệp. Lãnh đạo cần tạo ra và duy trì mơi trường nội bộ trong doanh nghiệp, để hồn tồn lơi cuốn mọi người trong việc đạt được các mục tiêu của doanh nghiệp.

3. Sự tham gia của mọi người.

Con người là nguồn lực quan trọng nhất của một doanh nghiệp và sự tham gia đầy đủ với những hiểu biết và kinh nghiệm của họ rất có ích cho doanh nghiệp.

4. Quan điểm quá trình.

Kết quả mong muốn sẽ đạt được một cách hiệu quả, khi các nguồn và các hoạt động có liên quan được quản lý như một quá trình.

5. Tính hệ thống. Việc xác định hiểu biết và quản lý một hệ thống các q trình có liên quan lẫn nhau, đối với mục tiêu đề ra sẽ đem lại hiệu quả của doanh nghiệp.

6. Cải tiên liên tục. Cải tiến liên tục là mục tiêu đồng thời cũng là phương pháp của mọi doanh nghiệp. Muốn có được khả năng

SVTH: Phạm Ngọc Hùng – Ngô Thị Ngọc Diệu Trang 3 cạnh tranh và mức độ chất lượng cao nhất, doanh nghiệp phải liên tục cải tiến.

7. Quyết định dựa trên sự kiện.

Mọi quyết định và hành động của hệ thống quản lý hoạt động kinh doanh muốn có hiệu quả phải được xây đựng dựa trên việc phân tích dữ liệu và thơng tin.

8. Quan hệ hợp tác cùng có lợi với người cung ứng.

Doanh nghiệp và người cung ứng phụ thuộc lẫn nhau và mối quan hệ tương hổ cùng có lợi sẽ nâng cao năng lực của cả hai bên để tạo ra giá trị.

Một phần của tài liệu Quản lý chất lượng mặt hàng áo jacket tại công ty TNHH LTP Việt nam (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(161 trang)