Sơ đồ 3.3 : Quy trình kiểm sốt chất lượng trong q trình sản xuất
1.2. Các quan điểm về quản lý chất lượng
Trong mỗi giai đoạn, mỗi thời kì phát triển của sản xuất cơng nghiệp có những quan điểm khác nhau về quản lý chất lượng. Ở mỗi thời kì lại nổi lên những tên tuổi lớn đại diện cho những phương pháp quản lý chất lượng như:
- Theo nhà quản lý người Anh A.G. Robetson:"Quản lý chất lượng sản phẩm là ứng dụng các biện pháp, thủ tục, kỹ thuật, đảm bảo cho sản phẩm phù hợp với thiết kế, yêu cầu trong hợp đồng kinh tế bằng con đưòng hiệu quả nhất, kinh tế nhất". - Theo Ishikawa - nhà nghiên cứu chất lượng người Nhật cho rằng:"Quản lý chất
lượng sản phẩm có nghĩa là nghiên cứu - thiết kế - triển khai sản xuất và bảo dưỡng, một sản phẩm có chất lượng phải tinh tế nhất và bao giờ cũng thoả mãn được nhu cầu của người tiêu dùng".
- Theo Philip B.Crosby - Quan điểm của ông về quản lý chất lượng là phòng ngừa là biện pháp cơ bản để thực hiện quản lý chất lượng trong doanh nghiệp. Tiêu chuẩn để đánh giá tình hình quản lý chất lượng trong các doanh nghiệp là không sai lỗi. Tất cả mọi vấn đề chất lượng đều có thể đánh giá, đo đếm được thơng qua chi phí nhờ đó căn cứ để đưa các quyết định cải tiến chất lượng
- Theo Feigenbaun - ông là người đầu tiên đề xuất phương pháp quản lý chất lượng toàn diện. Tức là quản lý chất lượng phải được thực hiện ở tất cả mọi khâu, mọi hoạt động trong doanh nghiệp và quản lý chất lượng là trách nhiệm của mọi thành
SVTH: Phạm Ngọc Hùng – Ngô Thị Ngọc Diệu Trang 4 viên trong doanh nghiệp, quản lý chất lượng cần có sự phối hợp chặt chẽ với khách hàng và người cung ứng.
- Theo tổ chức tiêu chuẩn hoá quốc tế “Quản lý chất lượng là hệ thống các hoạt động, các biện pháp, phương pháp và quy định hành chính, kinh tế tổ chức ... dựa trên những thành tựu khoa học , nhằm sử dụng tối ưu các tiềm năng trong kinh doanh để bảo đảm duy trì và khơng ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm (thiết kế, sản xuất, tiêu thụ và tiêu dùng) thoả mãn nhu cầu của xã hội”.