Bài 3 : Vườn ươm và các phương pháp nhân giống cây ăn quả
1. Phương pháp nhân giống hữu tính nhân giống bằng hạt
1. 1. Những ưu và nhược điểm của phương pháp nhân giống bằng hạt
1. 1. 1. Ưu điểm
- Kỹ thuật đơn giản, dễ làm: sau khi quả chín, thu hái quả bóc lấy hạt để gieo. - Chi phí lao động tương đối thấp, do đó giá thành cây con thấp.
- Hệ số nhân giống cao:trong một thời gian ngắn có thể cung cấp số lượng cây giống
- Tuổi thọ của cây trồng bằng hạt thường cao.
- Cây gieo từ hạt thường có khả năng thích ứng rộng với điều kiện ngoại cảnh, sinh
trưởng khỏe và tính chống chịu cao Vì đa số giống cây ăn quả thuộc loại sinh sản hữu tính
ngoại phối, cây mọc từ hạt là cây có bản chất lai tự nhiên.
1 .1. 2. Nhược điểm: Phương pháp này còn một số nhược điểm lớn là:
- Cây mọc từ hạt thường khó giữ được đặc tính của giống, bởi Vì phần lớn cây ăn quả
có bản chất lai, chúng có tính dị hợp.
- Các giống cây trồng từ hạt thường ra hoa kết quả muộn (5 - 7 năm tùy giống) Vì chúng phải trải qua giai đoạn phát triển cá thể non trẻ tương đối dài mới bước vào giai đoạn
phát d ục.
- Các giống cây trồng từ hạt thường thân cây cao, tán phát triển không đồng đều,
không cân đối, nên gây khó khăn cho chăm sóc, phịng trừ sâu bệnh, thu hoạch và khả năng chống gió bão kém. Ngồi ra với những giống thân cành có gai, cây được trồng từ hạt thường
có nhiều gai hơn các cây được trồng bằng những phương pháp khác.
Do những như ợc điểm trên, phương pháp nhân giống hữu tính chỉ được sử dụng trong các trường hợp sau đây:
- Gieo hạt lấy cây làm gốc ghép.
- Dùng trong công tác lai tạo chọn lọc giống.
- Sử dụng gieo hạt đối với những giống chưa có phương pháp nhân giống khác tốt hơn. - Lợi dụng ư u thế của phơi vơ tính đối với những cây ăn quả có hiện tượng đa phơi như bơ, cam, qt, xồi... để có thể chọn ra những cây giống giữ nguyên được đặc tính của cây mẹ.
1. 2. Những điều kiện cần chú ư khi nhân giống bằng hạt.
1. 2. 1. Phải nắm được các đặc tính, sinh lý của hạt.
Để hạt nảy mầm đều, tỷ lệ nẩy mầm cao, cây con sinh trưởng khỏe, cần phải nắm được đặc tính, sinh lý của hạt có các biện pháp xử lư hợp lư:
- Một số giống có hạt chín sinh lý sớm, hạt nảy mầm ngay trong quả như mít, bưởi, cam, quýt, đu đủ...
- Một số giống có hạt cần được bảo quản trong điều kiện nhiệt độ thấp 3-60C (đào, hồng...) mới nảy mầm tốt.
- Một số giống hạt có vỏ cứng cần được xử lư bằng các phương pháp ngâm nước, cơ giới hoặc xử lư hóa học trước khi gieo mới nảy mầm tốt như hạt đào, mơ, mận, xoài...
- Một số giống hạt để lâu sức nảy mầm sẽ kém như vải, nhăn, đu đủ, na...
1. 2. 2. Đảm bảo ngoại cảnh để hạt nảy mầm tốt.
+ Nhiệt độ thích hợp cho hạt nảy mầm:
- Đối với giống cây ăn quả ôn đới 10 - 210C - Đối với giống cây ăn quả á nhiệt đới 15,5 - 26,50C - Đối với giống cây ăn quả nhiệt đới 23,8 - 350C + Độ ẩm đất đảm bảo 70-80 % độ ẩm đồng ruộng.
+ Đủ ôxy: đất gieo hạt phải tơi xốp, thống khí, khi gieo khơng lấp hạt quá sâu. 1. 2. 3. Tuân thủ 5 bước chọn nghiêm ngặt.
- Chọn giống: giống phải đạt tiêu chuẩn: sinh trưởng khỏe, năng suất cao, ổn định, phẩm chất tốt, màu sắc quả đẹp, tính chống chịu tốt.
- Chọn cây: trong giống đã chọn, chọn những cây điển hình mang đầy đủ đặc điểm của
giống muốn nhân. Cây đang ở thời kỳ sung sức, năng suất cao.
- Chọn quả: trên cây chọn những quả có hình dạng đặc trư ng cho giống, màu sắc đẹp,
khơng có vết sâu bệnh và quả nằm ở phía ngồi tán.
- Chọn hạt: chọn những hạt to, mẩy, cân đối, khơng có vết sâu bệnh.
- Chọn cây con: chọn những cây to, khỏe, sinh trưởng cân đối, cành phân bố đều, tán
lá xanh, có bộ rễ phát triển tốt.
1. 3. Các phương pháp gieo hạt làm cây giống.
Tùy theo từng điều kiện cụ thể, việc gieo hạt làm cây giống có thể tiến hành theo 2
cách.
- Gieo hạt ươm cây trên luống. - Gieo hạt ươm cây trong bầu.
1. 3. 1. Gieo hạt ươm cây trên luống.
Với bất cứ giống cây ăn quả nào khi gieo hạt phải đảm bảo một số khâu kỹ thuật chủ
yếu sau đây:
- Đất gieo hạt phải được cày bừa kỹ đảm bảo tơi xốp, thoáng, bằng phẳng. Cày sâu 18 -
20cm, bừa kỹ sao cho đường kính viên đất dưới 5mm chiếm 60-70%; 5-10mm chiếm tỷ lệ 20-
25%; trên 10mm nhỏ hơn 15%. Bón phân lót cho 1 ha với lượng bón là: 20 - 30 tấn phân
chuồng hoai + 600 - 1000 kg vôi + 1000 kg lân super + 500 kg K2SO4.
- Lên luống đảm bảo thoát nước, thuận tiện đi lại, chăm sóc. Thơng thường lên luống cao 10 -15cm, mặt luống rộng 0,8 - 1m. Rănh luống 40-50cm. C hiều dài luống tùy thuộc địa
thế.
- Gieo hạt: hạt có thể gieo thành hàng, theo hốc với khoảng cách tùy thuộc vào giống
đem gieo và mục đích sử dụng (gieo để lấy cây ra ngơi làm gốc ghép hay gieo trực tiếp lấy cây giống) mà định khoảng cách mật độ thích hợp, độ sâu lấp hạt 2 - 3 cm tùy thời vụ gieo, tùy
giống gieo...
- Các khâu chăm sóc phải được làm thường xuyên như : tưới nước đảm bảo đủ ẩm ( 70-
80 % độ ẩm băo ḥa trong giai đoạn đầu), xới xáo, phá váng, nhổ cỏ dại... Đặc biệt theo dơi, phát hiện và phịng trừ sâu bệnh kịp thời, Vì thời kỳ cây con trong vư ờn ươm là thời kỳ sâu
bệnh tập trung phá hại nhiều nhất.
- Tỉa bỏ những cây bị bệnh, bón thúc kịp thời tùy t́nh hình sinh trưởng của cây bằng nước phân chuồng pha lo ăng 1/10 - 1/15 hoặc phân NPK 16:16:8 từ 1-1,5 kg/100 m2 mặt luống khi cây còn nhỏ, 2-2,5 kg/100 m2 khi cây đă lớn. Hoặc có thể ḥa phân với nước theo liều lượng sau để tư ới: 66g urê + 66g super lân + 66g K2SO4 + 10l nước tư ới cho 10m2vườn
ươm.
Trước khi ghép 20 ngày nếu cây chưa róc vỏ bón thêm phân đạm và tưới nước. Nếu
đường kính gốc < 0,8 cm thì ngắt các đọt non để dinh dưỡng tập trung về gốc, gốc phình to.
1. 3. 2. Gieo hạt ươm cây trong bầu.
Phương pháp này có những ư u điểm: - Chăm sóc bảo vệ cây giống thuận tiện.
- Đỡ cơng chi phí Vì khơng phải bứng bầu.
- Cây giống khi trồng có bộ rễ hồn chỉnh không bị tổn thương, tỷ lệ trồng sống cao, cây phát triển nhanh, khỏe.
- Vận chuyển đi xa đảm bảo an toàn, giảm tỷ lệ hư hỏng.
Phương pháp này có thể sử dụng cả ở việc gieo hạt làm cây gốc ghép và làm cây giống, dùng những túi PE có đục lỗ ở phía đáy. Túi to hay nhỏ, khối lượng làm b ầu nhiều hay ít tùy thuộc vào hạt giống đem trồng và vào mục đích sử dụng. Dù gieo hạt với mục đích ǵ cũng cần chú ư:
+ Chất làm bầu phải chuẩn bị trước và đảm bảo đủ dinh dưỡng, cân đối.
+ Các khâu kỹ thuật chăm sóc khác được tiến hành đầy đủ như gieo hạt trên luống.
1.3.3 Ra ngôi cây con
Ra ngôi cây con tức là trồng cây con ra vườn nhân, chăm bón đạt tiêu chuẩn ghép, hoặc đạt tiêu chuẩn là cây giống đem đi trồng ở vườn sản xuất.
Ngày nay phần lớn cây gốc ghép hoặc cây giống gieo từ hạt đều được ra ngôi trong túi bầu PE màu đen.
Nhiều loại hạt giống cây ăn quả chỉ gieo trên giá thể trong nhà ươm cây đến khi hạt nứt
nanh hoặc có 1- 2 lá thật đă được ra ngôi trong túi bầu khi cây ổn định (hồi xanh) và có lá bánh tẻ, xếp ra luống đất ngoài vư ờn nhân để chăm bón tiếp (nhăn, vải, bơ, na, táo ta…). Riêng cây táo ta do có thể vận chuyển đến nơi trồng và bảo quản nhiều ngày cây con rễ trần, Vì vậy sau khi hạt “nứt nanh” hoặc nảy mầm giả, người ta ra ngơi thẳng ngồi luống đất của vườn nhân.
Trước khi ra ngôi cây con cần chuẩn bị sẵn đất hoặc giá thể, giàn che ( nếu là túi bầu ngay trên luống đất vườn nhân). Tùy theo kích thước các loại túi bầu đường kính (ф) 7, 10,13, 15 cm mà ta làm thủng đáy nhiều lỗ hay ít. Loại túi bầu ф 7cm khơng cần hàn kín đáy.
Cây con nếu đă có lá thật, bấm rễ “ đi chuột”, cắt bớt những lá quá già, quá non, các cành phụ mọc yếu. Không dùng đất nhăo hoặc giá thể quá ẩm để vào bầu, ẩm độ 50-60 % là vừa. Ra ngôi xong đặt các túi bầu vào chỗ cố định, tưới nhẹ bằng ô doa ; che nắng trực xạ. Tùy theo kích thước của túi bầu, ta có thể xếp từ 6-10 hàng ngang. Dọc 2 hàng ngoài cùng của 1 dăy túi bầu nên phủ đất tới 1/3 bầu để giữ ẩm, chống nóng và chống rét cho cây con. Giữa các dăy chừa 40cm để đi lại và kiểm tra chăm sóc cây con. Trong ṿng 10- 20 ngày đầu phải che nắng tốt hoặc nhà ươm cây rộng có thể để cây con trong nhà ươm cây đến khi ổn định mới đưa ra vườn nhân ngồi hoặc để chăm bón trong nhà ươm cây đến khi đạt tiêu chuẩn. Mỗi ngày tưới cho cây 2 lần nếu đặt ngoài trời và 1 lần nếu đặt trong nhà ươm cây.
Sau khi ra ngôi cây con được 20-30 ngày bắt đầu tưới thúc cho cây bằng dung dịch phân chuồng ủ mục, có thêm phân đạm Kali và Lân. Cách chuẩn bị phân bón như sau :
Bể chứa 100-120 lít : Cho xuống 1/3 thể tích phân chuồng ủ mục (3-6 tháng) cộng với 5 kg supelân và phơi nắng 7 ngày. K hi bón dùng một phần dung dịch phân lân và 9 phần nước cộng 50g ure và 50g K2S04 cho một thùng 20 lít, khuấy đều; một túi bầu tùy theo to nhỏ một lần tưới từ 20-50cc dung dịch phân đă pha.
Đối với các loại cây con ra ngôi trong nhà ươm cây và đặt trong nhà đến khi đạt
tiêu chuẩn trồng, ta nên tưới thúc cho cây con bằng dung dịch phân bằng dung
dịch phân (hữu cơ).
Thường xuyên kiểm tra và có biện pháp trừ cỏ dại và phòng trừ dịch hại.