Bài 4 : Kỹ thuật trồng cam quýt
4. Yêu cầu điều kiện ngoại cảnh
4. 1. Nhiệt độ
Cây cam quýt có nguồn ở vùng nhiệt đới nóng ẩm ưa ấm nhưng cũng chịu được nhiệt độ thấp. Đa số các giống có thể sinh trưởng được trong phạm vi nhiệt độ 120 - 390C thích hợp
nhất đối với quýt 250 - 270C, cam chanh sinh trưởng tốt trong phạm vi 230-290C.
Ở nhiệt độ 400C kéo dài trong nhiều ngày, cây ngừng sinh trưởng, rụng lá, cành bị khơ
héo. Có những giống chỉ bị hại khi nhiệt độ khơng khí tới 500C-570C.
Theo Wallace rễ cam quýt hoạt động tốt dần khi nhiêt độ tăng từ 90C đến 230C, khi t0
= 260C cây hút đạm mạnh. Ngo ài ra nhiệt độ chênh lệch giữa ngày và đêm lớn, quả phát triển
mạnh.
Ở các vùng đất tốt, có nhiệt độ mùa hè khơng nóng q, mùa đơng khơng lạnh q, với
nhiệt độ bình qn năm > 150C tổng tính ơn 2.500 - 3.5000C đều có thể trồng cam quýt được.
4. 2. Ánh sáng
Cam qt khơng ưa ánh sáng mạnh, thích ánh sáng tán xạ có cường độ 10.000-15.000 lux tư ơng ứng với 0,6 cal/cm2, tương ứng với ánh sáng lúc 8 giờ sáng và 4 - 5 giờ chiều ngày quang mây mùa hè. Yêu c ầu ánh sáng thay đổi tùy giống cam chanh cần nhiều hơn quýt, quýt cần nhiều hơn chanh. Có thể tạo điều kiện ánh sáng vừa phải cho cam quýt bằng việc trồng
dày hợp lý, như trồng dày trên hàng như ng thưa giữa các hàng và có thể bố trí líp trồng theo hướng Đơng - Tây để tránh bớt ánh sáng trực xạ.
4. 3. Nước
Cam quýt rất cần nước cho các thời kỳ sinh trưởng phát triển, thời kỳ nẩy mầm, phân hóa mầm hoa, thời kỳ ra quả và quả phát triển. Nhưng thừa nước rễ bị thối cây chết, nên cam quýt rất sợ úng nước. Yêu cầu độ ẩm đất 60%, độ ẩm khơng khí thích hợp là 75 - 80%, thời kỳ hoa nở cần ẩm độ khơng khí thấp 70 - 75%. N hiều tác giả cho rằng lượng mưa thích hợp hàng năm cho cam là từ 1.000 - 1.400 mm và phân bố đều. Q uưt, chanh có yêu cầu lớn hơn từ 1.500 - 2.000 mm/năm. Bưởi chịu hạn tốt nhất.
Cam quýt có hai giai đoạn quan trọng không được thiếu nước, trên phương diện ẩm độ đất đai cung cấp nước cho cây sinh trưởng. Giai đoạn thứ nhất là lúc ra lộc chồi còn non, hoa đang nở và trái đang đậu vào tháng 3. Giai đoạn thứ 2 là lúc trái đang lớn mau chóng. Thiếu
nước khi đang đậu trái thì trái non sẽ rụng nhiều. Chồi non sẽ héo hay sẽ giành nước vơí trái
non đang lớn. Thiếu nước vào tháng 5, tháng 6 thì trái sẽ nhỏ đi. Thiếu mưa hay thiếu nước vào thang 9, 10 trở đi ở miền Nam thì khơng tai hại lắm, trừ khi cây bị héo lá quá nhiều.
Ẩm độ đất và khơng khí có ảnh hưởng đến khả năng phân hóa mầm hoa và tỷ lệ đậu hoa quả của cam quýt. Nếu đủ ẩm trong mùa hè, hạn nhẹ từ tháng 12 đến tháng 2, năm sau hoa quả sẽ nhiều. Tháng 3 - 4 khơ hạn có khả năng giả m số lượng quả trên cây.
4. 4. Gió:
Tốc độ gió vừa phải có ảnh hư ởng tốt đến việc lưu thơng khơng khí, điều ḥa độ ẩm,
giảm sâu bệnh hại cây sinh trưởng tốt. Tốc độ gió lớn ảnh hưởng đến khả năng đồng hóa của cây. Gió băo gây đổ cây, gẫy cành, rụng quả làm ảnh hưởng xấu đến sinh trưởng và giảm năng suất nghiêm trọng. Có nhiều năm nhiều vùng bị mất trắng. Do đó cần chú ư đến việc
thiết kế đai rừng phòng hộ.
4. 5. Đất và chất dinh dưỡng
Cam quýt có thể trồng trên nhiều loại đất, đất thịt, đất phù sa, đất đồi núi, đất cát pha, đất bạc màu. Vùng đất xấu phải đầu tư nhiều, thâm canh cao. Đất trồng cam tốt là những đất bằng phẳng có cấu tượng tốt, nhiều mùn, thống khí giữ ẩm tốt, khi cần dễ thốt nước và có tầng đất dày >1m, có mực nước ngầm sâu hơn 0,8m . Đất phù sa ven sông là đất trồng cam quýt rất tốt, như ng phải hết sức chú ư xây dựng các mương tiêu thốt nước. Độ pH thích hợp từ 5 - 8, thích hợp nhất là 5,5 - 6. Phần lớn đất trồng cam quýt ở nước ta đều có độ pH thấp từ
4 - 5 Vì vậy cần chú ư cải tạo đất và bón phân thích hợp.
Phần lớn đất đai vùng đồi núi phía Bắc, phía tây Nghệ An- Hà Tỉnh, miền đông Nam Bộ đều thoả măn nhu cầu của cây cam quýt. Đất phù sa sông Hồng, sông Thao, sông Lô, đồng bằng sông Cử u Long là đất trồng cam quýt rất tốt như ng cần phải xây dự ng các mương tiêu thốt nước tốt. K hơng nên trồng cam quýt trên đất sét nặng hoặc đất có đá ong, đá lồi đầu quá nhiều gần mặt đất hoặc những nơi có mực nước ngầm cao mà khơng thể thốt được nước. Ở
Tây Ban Nha người ta xác định thành phần đất trồng cam quýt tốt như sau: Sét Limon Cát mịn Cát thô Đá vôi 15-20% 15-20% 20-30% 30-50% 5-10%
Qua kinh nghiệm nhiều năm nhận thấy các loại đất trồng cam quýt đánh giá từ tốt đến xấu là phù sa cổ, phù sa mới bồi hàng năm, bazan, dốc tụ, đất đá phiến sét.
Cam quýt cần được cung cấp đầy đủ và cân đối các nguyên tố dinh dưỡng NPK cũng như nguyên tố vi lượng.
* Đạm: là nguyên tố không thể thiếu được trong quá trình sinh trưởng, cây phản ứng
rất rơ với đạm. Đạm tập trung ở các bộ phận đang ở thời kỳ sinh trưởng mạnh, có hoạt tính cao và quyết định năng suất, phẩm chất của quả. Vaile (1922) thí nghiệm bón các liều lượng đạm cho cam thấy tăng đạm thì sản lượng càng tăng, cần tới 376N/ ha. Nguyên nhân là khi tăng đạm, có ảnh hưởng đến tỉ số lá/ quả. Nhiều kết quả nghiên cứu một quả cam Washington Navel muốn phát triển bình thường phải cần có 45 lá, bưởi chùm 60 lá, chanh 20 lá. 1 quả cam Washington Navel được ni dưỡng bởi 10 lá có trọng lượng 70g, 35 lá nặng 120g, và 50 lá
nặng 180g.
- Khi đạm quá nhiều, quả lớn, vỏ dày và phẩm chất quả kém, quả lên mă chậm màu sắc
quả đậm hơn, hàm lượng vitamin C có chiều hướng giảm.
- Thiếu đạm, lá vàng, cành quả nhỏ, mảnh và bị rụng lá, chết khô, quả nhỏ, vỏ mỏng,
* Lân: ở lộc non, rễ tơ, hạt rất nhiều, rất cần cho cây trong q trình phân hóa mầm
hoa. Tổng kết các cơng trình nghiên cứ u về lân đối với cam quýt cho biết: bón lân làm giảm lượng axit và một ít chất ḥa tan, do đó tỉ lệ đường/ axit cao, hương vị ngon hơn, vỏ quả
mỏng, trơn, lơi quả chặt.
- Thiếu làm cành lá sinh trưởng kém, lá rụng nhiều, rễ không phát triển được.
- Nhu cầu lân còn phụ thuộc vào các yếu tố khác như phản ứ ng chua của đất, Ca, Mg,
thiếu hay đủ ...
* Kali: Rất cần cho cây cam quýt trong thời kỳ ra lộc non và quả phát triển mạnh, kali
ảnh hưởng rất rơ đến năng suất và phẩm chất quả.
- Cây bón đủ kali, quả to, ngọt, chóng chín, chịu được cất giữ vận chuyển.
- Thiếu Kali cành lá sẽ sinh trưởng kém, đốt ngắn, cây không lớn lên được. Quá nhiều kali gây hiện tượng hấp thu Ca, Mg kém, quả tuy to nhưng mă quả xấu, vỏ dày, thịt quả thô.
* Can xi: tác dụng với pectin cho pectat Ca, giữ chặt các tế bào với nhau. Trong dịch
bào Ca có khả năng trung ḥa các axit hữu cơ do quá trình trao đổi chất sinh ra, cây không bị ngộ độc. Hiện nay người ta cho rằng Ca là một nguyên tố cần cho cam quýt tương tự như N,
P, K. Ở Nhật Bản người ta dùng tỉ lệ N, P, K, Ca là 10 : 2 : 5 : 10.
* Mg: cũng là một nguyên tố cần cho yêu cầu dinh dưỡng của cam quýt như N, P, K,
Mg là thành phần chính của diệp lục. Thiếu Mg lá màu vàng và rụng lá nhiều, cây dễ bị nhiễm bệnh, đưa đến hiện tượng ra quả cách năm. Các nguyên tố vi lượng khác có ảnh hưởng rơ rệt đến cam quýt (B, Fe, Cu ,Zn, Mn). Tùy loại đất và mức độ thiếu hụt mà biểu hiện của các ảnh
hưởng này nhiều hay ít.
Bón đầy đủ phân chuồng và thường xuyên có thể khắc phục hiện tượng thiếu vi lượng trong đất.