Kỹ thuật trồng trọt

Một phần của tài liệu bài giảng cây ăn quả (Trang 86)

Bài 5 : Kỹ thuật trồng dứa

6. Kỹ thuật trồng trọt

6. 1. Nhân giống dứa.

Muốn mở rộng và phát triển nhanh diện tích trồng dứa cần có con giống.

Bảng 5. Trong thực tế sản xuất, người ta trồng 3 loại chồi với tiêu chuẩn sau.

Chỉ tiêu Loại chồi Ngọn Cuống Thân (nách) Trọng lượng (g) 150 - 200 300 - 350 350 -500 Chiều dài (cm) 25 35 50

+ Hong và cất giữ chồi: sau khi thu hoạch chồi, cần phơi ngược gốc chồi ra nắng 1-2 tuần để lành vết thương. Khi cất giữ chồi thì xếp chúng lại dưới bóng râm. Chồi thân cất giữ được lâu hơn, sau đến chồi cuống, cịn chồi ngọn thì nên trồng ngay Vì tuổi thọ ngắn và dễ mẫn cảm với các dạng bệnh thối.

+ Chuẩn bị chồi: trước khi trồng cần trau tỉa và sát trùng, bóc lá chét hoặc “vẩy” ở gốc

chồi để cho các rễ mới sinh lộ ra, chú ư khơng bóc trắng gốc khi trồng dễ bị thối, đối với chồi cuống cần cắt bỏ cái bầu, có thể sát trùng bằng HgCl2 0,2-0,5% trong 20-40 giây, Boocđô 1- 2% trong 30-60 giây hoặc Basa 0,2-0,3% + dầu hỏa trong 5 phút để trừ rệp sáp, nhúng ngập 1/ 3 chồi).

Chồi thân là đối tượng chính để nhân giống hoặc để thay thế cho cây mẹ trong các vườn dứa lưu niên. Các giống dứa khác nhau khả năng phát sinh chồi thân nhiều hay ít khác nhau. Dứa hoa đẻ khỏe nhất, một năm có thể đạt 5-20 chồi. Nhân giống bằng chồi thân mau cho quả, sản lượng cao, đẻ khỏe.

Kết quả thí nghiệm của trại thí nghiệm dứa trung ương của Ghinê cho biết nhân giống bằng chồi thân là tốt nhất, thời gian cho quả ngắn, trọng lượng quả lớn, đẻ chồi khỏe.

Nếu cần nhân giống nhiều, nhanh có thể sử dụng các phương pháp sau:

6. 1. 1. Dùng thân

Trên thân cây dứa có nhiều mầm ngủ (ở nách lá), khi được kích thích sẽ mọc thành cây con. VÌ thế người ta đă lợi dụng thân dứa già sau khi thu ho ạch quả để nhân giống sẽ có lợi là: hệ số nhân giống cao (15-25 lần), thu được những con giống đồng đều, trồng trọt dễ chăm sóc, ra hoa tập trung dễ thu hoạch. Đặc biệt có ư nghĩa trong cơng tác giống.

Sau thu hoạch quả phơi héo vài ngày để bóc lá dễ dàng, có thể bổ dọc thân làm 2 hoặc

4, cắt đoạn 3 - 4 cm, hoặc cắt khoanh dài 2 - 3cm. Sau đó có thể diệt nấm bệnh bằng cách ngâm vào dung d ịch Benlatte 0,5% trong 5 phút, hoặc HgC l2 0,2-0,5% 20-40 giây, hoặc boocđô 1-2% 30-60 giây, sau khi ngâm vớt ra hong cho khô mặt cắt.

Thời vụ giâm hom thân từ 15/3 - 15/ 4 trong điều kiện nhiệt độ 22-250C độ ẩm khơng khí 85-90%.

Giâm hom được tiến hành trong nhà giâm có nền cát sạch. Rạch hàng sâu 3-5cm, đặt úp mặt cắt của hom xuống phía dưới, mặt lồi (có mang mầm ngủ) lên phía trên. Đặt hom

khoảng cách 10 x 10 cm hoặc 10 x 15 cm. Lấp cát kín hom 1,5 - 2cm.

Trước khi giâm hom 1 tuần phải bảo đảm trong nền giâm có độ ẩm 70%, sau khi giâm

phải thường xuyên giữ độ ẩm trong cát 70-80% bằng cách phun sương mù.

Sau khi chồi mọc cao 7-10 cm tách ra nhân giống ở vườn giống cấp 2 để tiếp tục chăm

sóc.

6. 1. 2. Thúc chồi

Bón thêm phân cho cây dứa mẹ tại vườn, thúc đẩy mầm, sau tách sớm đem trồng. Có

thể nạo điểm sinh trưởng (nụ hoa) hoặc bẻ bỏ hoa để kích thích chồi mọc nhiều.

Ở Quảng Tây (Trung Quốc) bẻ bỏ hoa, khơng thu quả, bón thêm phân đạm, khi chồi

mọc cao 10-15 cm tách đem giâm ở vư ờn ươm. Thu được 40 chồi/ gốc/ năm.

Ở Nông Trường Na Hoa và Viện Cây Cơng Nghiệp bước đầu làm thí nghiệm cho kết quả tư ơng tự. Công thức bẻ bỏ quả có bón phân thúc (80g (NH4)2SO4 + 23g super lân + 40 g

K2SO4) cho số chồi nhiều nhất, P cao nhất.

6. 1. 3. Nuôi cấy mô (invitro)

Dùng chồi dứa (đối với giống dứa cayenne d ùng chồi ngọn tốt hơn) làm mẫu nuôi cấy.

Mẫu lấy về cắt bớt lá và rửa sạch trong cồn 900, sau đó xử lư bằng hypochorique canxi Ca (OCl)2 7% trong 20 phút, cắt bỏ phần gốc lá, rửa sạch 3 lần bằng nước vơ trùng, sau đó cắt mơ tế bào đưa vào môi trường nuôi cấy. Môi trường: Murashi - Skoog (MS), với các chất điều tiết sinh trưởng NAA, IBA, K inetin, Benzyladenin (BA). Mẫu được đặt trong phịng ni cấy với chế độ ánh sáng đèn huỳnh quang 3.500 - 4.000 lux, hoạt quang chu kỳ 12/ 12, nhiệt độ trung bình 22-250C (có thể thêm chất phụ gia: dịch chuối, nước dừa, chất kháng etylen, trong đó chất kháng etylen có hiệu quả rơ nhất, chất này tăng hệ số nhân nhanh ở ngưỡng nồng độ

0,08 - 1,00 ppm, tăng cả chiều cao cây).

Từ 1 chồi sau 2 tháng nhân thành 7 chồi (cây) và trong một năm cây chuyển 6 lần sẽ

được 76 cây = 116.649 cây.

6 . 2. Chuẩn bị đất trồng dứa.

Đất trồng dứa cần sạch cỏ, tơi xốp. VÌ vậy cần phải cày bừa đất kỹ, kết hợp phun thuốc trừ cỏ. Ở vùng đồi có độ dốc <150 có thể trồng theo đường đồng mứ c, hàng kép, đào rănh sâu 20-30 cm rồi trồng để tránh mưa xói ṃn làm trơ gốc. Nếu độ dốc > 20-250 làm ruộng bậc

thang.

Sau trồng 3-4 năm nên trồng lại. Nhiều kết quả nghiên cứ u cho biết: đối với giống dứa Cayenne năm thứ 2 để gốc khơng thể có năng suất bằng năm đầu, năm thứ 3 không bằng năm thứ 2. Giống Tây Ban Nha (Spanish) năm thứ 2 cao hơn năm đầu, nhưng các năm sau năng

suất càng giảm. VÌ thế phải trồng lại và nên luân canh để điều ḥa chất dinh dưỡng trong đất và giảm sâu bệnh hại.

6 . 3. Thời vụ trồng dứa.

Không yêu cầu thời vụ chặt chẽ như một số cây trồng khác, có thể trồng vào bất kỳ thời gian nào trong năm cũng được và đều có thể đạt được tỷ lệ sống khá cao, vẫn ra hoa kết quả bình thường. Tuy vậy do yêu cầu thực tế về nhân lực và cây giống nên vẫn hình thành một

số thời vụ nhất định.

Thông thường sau khi ra quả thì các loại chồi con mới bắt đầu phát triển mạnh, chồi

nách và chồi cuống sẽ tăng nhanh.

Tùy theo mức độ sinh trưởng của chồi mạnh hay yếu ta có thể tách trồng vào các tháng

5, 6, 7.

Qua tổng kết kinh nghiệm của nhân dân thấy trồng dứa vào tháng 8, 9 là tốt nhất Vì nhiều con giống, điều kiện khí hậu phù hợp, cây mau bén rễ, hồi xanh nhanh. Mặt khác lúc

này nhân lực cũng tương đối dồi dào Vì mùa vụ ít căng thẳng.

Trong điều kiện chủ động con giống, có thể bố trí một thời vụ trồng dứa vào tháng 3,

4. Lúc này cây cũng dễ sống và mau hồi xanh.

6 . 4. Mật độ và phương thức trồng.

Những kết quả nghiên cứu gần đây cho biết phương thức trồng dứa tốt nhất là trồng

hàng kép. VÌ có những ư u điểm sau:

- Có thể trồng dày, hạn chế cỏ dại, nâng cao sản lượng trên đơn vị diện tích. - Dễ chăm sóc, thu hoạch, thuận lợi cho việc cơ giới hóa.

- Luân canh được thường xuyên. Cơng thức tính số cây/ ha là: 2 x 10.000 a: khoảng cánh cây a (b + c) b: khoảng cách hàng con (hẹp) c: khoảng cách hàng sông (rộng) x x b x x x x x x x x x x x x x x x x x a c x x x x x x x x x x

x x x x x x x x x x Ở Hawai: a = 0,3m; b = 0,6 m; c = 1,2 m với số cây 37.000 cây/ ha.

1,1 m 1,0 m 0,9 m 39. 000 41. 000 44. 000 Ở Ghinê: a = 0,4m; b = 0,3 m; c = 1,2 m với số cây 37.000 cây/ ha.

Ở Việt Nam: 1,1 m 1,0 m 0,9 m 39. 000 41. 000 44. 000 a = 0,3m; b = 0,3 m; c = 1,2 m với số cây 44.444 cây/ ha. a = 0,3m; b = 0,7 m; c = 1,2 m với số cây 33.333 cây/ ha.

a = 0,25m; b = 0,4m; c = 0,9m với số cây 50.000 – 600.000 cây/ha

6 . 5. Phân bón.

6 . 5. 1. Tác dụng của các loại phân bón

* Đạm: được cung cấp đầy đủ là điều kiện cần thiết để cây sinh trưởng và hình thành quả,

tăng đường kính quả, tăng trọng lượng là cơ sở tăng năng suất. Đạm cịn có ảnh hưởng đến

màu sắc của thịt quả và thành phần của nước dứa.

Tăng lượng đạm thì độ chua giảm, nên tỉ lệ đường/ axit tăng.

Bảng 6: Ảnh hưởng của đạm trên các đặc tính trái (Martin - Prével) Liều lượng N (g/cây) Độ acid Chất khơ % Đường kính quả (cm) Đường kính cuống (cm) Trọng lượ ng quả (kg) No = 0 N1 = 2 N2 = 4 7,77 7,36 6,93 12,6 13,2 13,1 11,7 12,1 12,4 2,51 2,55 2,72 1,22 1,43 1,54

Kết quả trên cho thấy, bón đạm khơng hại đến phẩm chất và làm tăng năng suất. Tuy nhiên việc lạm dụng đạm nhiều ở vùng có khí hậu nóng làm trái dễ bị hư, ruột bị trắng.

Trong các dạng đạm thì đạm sunfat tốt hơn đạm nitrat Vì làm cho đất chua thêm, (Fe)

trở thành dễ tiêu hơn đối với dứa.

* Lân: dứa cần ít lân so với đạm và kali, lân cần cho phân hóa mầm hoa và phát triển quả.

Nightingale và Samuels cho rằng: thừa lân có ảnh hưởng đến năng suất Vì đảo lộn cơ

chế hấp thu đạm của cây.

Thiếu lân lá màu xanh tối, lá đứng, dài hẹp. Ở các lá già nhất thì đầu ngọn lá hoại nát

dần, cây bé, ít quả, ít chồi gốc.

Cần bón các loại phân lân khó tiêu trước khi trồng dứa (photphorit), trong thời gian

dứa sinh trưởng thì bón các loại phân dễ tan, có thể trộn với đạm và kali (C laude.P.Y...). Trên chân đất phèn thiếu lân nên bón apatit hoặc photphorit (lân nội địa).

* Kali: là nguyên tố rất quan trọng đối với quá trình sinh trưởng và sinh thực của dứa.

Hàm lượng kali trong các bộ phận của cây rất cao. VÌ vậy yêu cầu vượt xa đạm và lân.

Nhiều ư kiến cho rằng: nếu đạm là yếu tố quyết định sản lượng thì kali là yếu tố quyết

đinh phẩm chất của dứa.

Thiếu kali lá mọc kém, ngắn và hẹp ngang hơn, trên phiến lá thường có những vết màu

nâu nhạt, mút lá bị khơ.

Bón đủ kali làm tăng trọng lượng quả, tăng chiều cao cây và đư ờng kính cuống quả, có tác dụng chống đổ khi quả chín. Bón kali cịn làm giảm được tỷ lệ nứt và thối quả khi chín. Ngồi ra, bón kali cịn thúc đẩy việc đẻ chồi, làm cho cây có nhiều chồi thân và chống được

bệnh.

Vai tṛ của kali với phẩm chất dứa là: hàm lượng đường tăng, khả năng cất giữ và vận

chuyển tăng, màu sắc quả thêm đẹp. Dạng phân kali sunphat thích hợp với dứa hơn.

* Canxi: nhu cầu của cây tương đối cao, chỉ kém nhu cầu kali. Nếu trồng dứa liên tục đất

sẽ thiếu can xi, như ng bón vơi khơng để pH > 5 (trị số của phản ứng đất thích hợp nhất với

cây dứa).

Thiếu can xi lá khơ ngọn, có đường nứt nẻ trên lá, làm giảm sản lượng quả.

* Magiê: cây dứa cần 1 lượng Mg = 1/5 kali. Thiếu Mg thì bón Mg2SO4 hoặc K2SO4

* Lư u huỳnh: C ibes và Samuels (1958) xem nó như một nguyên tố đa lượng và cho biết trong điều kiện thiếu S, quả có cấu tạo và chín khơng bình thường (chín từ trên xuống). Bón những phân có S như (NH4)2SO4, Superphotphat và K2SO4 cũng đủ để thỏa măn nhu cầu S.

Ngồi ra dứa cịn cần nhiều nguyên tố vi lượng khác.

Mỗi lần thu hoạch dứa là lấy đi của đất một lượng lớn chất dinh dưỡng. Nên cần phải bón phân trả lại cho đất, để cung cấp cho cây sinh trưởng phát triển kịp thời.

Qua số liệu phân tích ở Ghinê, 1ha trồng 38.000 cây thu hoạch 55 tấn quả. P. Martin.

Prével đă xác định chất dinh dưỡng được lấy đi trên 1ha: N - 205 kg trong đó 43 kg mang đi do thu hoạch quả P2O5 - 58 kg trong đó 16,5 kg mang đi do thu ho ạch quả K2O - 393 kg trong đó 131,0 kg mang đi do thu hoạch quả CaO - 121 kg trong đó 17,9 kg mang đi do thu hoạch quả MgO - 42 kg trong đó 10,0 kg mang đi do thu hoạch quả.

Theo Follet-Smith và Bourne: lượng chứa các chất dinh dưỡng vào các thời kỳ sinh

trưởng khác nhau của cây dứa (g/cây) Thời kỳ Chồi gốc Cây 3 tháng tuổi Cây 6 tháng tuổi Cây 9 tháng tuổi Cây 12 tháng tuổi Cây 15 tháng tuổi Cây 18 tháng tuổi N 0,10 0,21 0,44 2,32 3,04 3,09 4,29 P2O5 0,07 0,14 0,32 1,32 1,99 1,87 3,50 K2O 1,18 0,45 1,22 5,64 10,16 13,00 16,70 CaO 0,10 0,13 0,17 0,69 2,30 3,43 4,54 MgO 0,11 0,09 0,19 0,81 1,84 2,38 2,99

VÌ trong đất có sẵn một lượng lớn chất khống nên thực tế khơng cần bón với số lượng

trên, bón nhiều hay ít phụ thuộc vào đất tốt hay đất xấu. Mật độ trồng dày hay trồng thưa và

phụ thuộc vào giống có chịu được phân bón hay khơng.

Ở Hawai thường bón cho 1 ha là: 209 N + 55 P2O5 + 667 K2O + 105 CaO. Ở Việt Nam, theo quy trình của Bộ NN và PTNT bón cho 1 cây dứa vụ 1 là: - 500g phân hữu cơ + 8g N + 4g P2O5 + 12g K2O + 6g CaO + 3g MgO. Còn vụ 2 thì bằng 2/ 3 lượng phân hóa học (khơng phân hữu cơ).

Nếu tính ra 1 ha với mật độ 44.444 cây thì cần bón:

- 22 Tấn phân hữu cơ + 355 N + 180 P2O5 + 535 K2O + 270 CaO + 130 MgO. Riêng tỷ lệ N :P:K thì tùy t́nh hình nương dứa mà thay đổi chẳng hạn.

- Năm đầu là 2 : 1 : 3 hoặc 2 : 1 : 4

- Năm thứ 2 là 3 : 1 : 5 vào thời kỳ kết quả có thể bón tỷ lệ 5 : 1 : 3

6. 5. 3. Số lần bón phân

Cây dứa 6 tháng đầu sau khi trồng, sinh trưởng rất chậm, cần chú ư bón lót và bón loại

phân có hiệu lực nhanh. Bón lót quyết định thời gian sinh trưởng, sớm ra hoa kết quả.

Đối với dứa để lư u niên, bón lót vào tháng 8, 9, 10, 11 bón càng sớm càng tốt thúc chồi nách mọc nhanh và nhiều, chồi nác h lớn, tăng cường tổng hợp chất hữu cơ, chuẩn bị cho vụ

quả năm sau.

- Thúc cho q trình phân hóa mầm hoa, chuẩn bị ra hoa, tăng số hoa làm cơ sở tăng trọng lượng quả.

- Bón thúc cho quả phát triển: bón sau khi hoa nở xong kết hợp tỉa chồi ngọn. Nếu bón lót 50%, một lần bón thúc 25%. Nếu có điều kiện thì bón thêm một lần nữa để thúc quả lớn

nhanh và đẻ nhiều chồi thân, nhất là đối với giống chín muộn như cayen.

6. 5. 4. Phương pháp bón phân

VÌ bộ rễ của dứa phát triển yếu, nơng và hẹp cho nên để cây có thể tận dụng được phân

bón, nên bón nơng, bón trực tiếp xung quanh gốc, thường cách bón như sau:

- Bón rănh: cày rạch hai bên hàng dứa, bón xong lấp đất lại, kết hợp vun hàng cho dứa.

- Bón hố: cuốc những hố sâu khoảng 10 cm giữa hai hàng dứa, bón phân vào rồi lấp

đất lại, đối với phân hóa học dễ tan có thể ḥa nước tư ới đều cho cây dứa. - Dùng thìa: tra cán dài 40 cm để bón N,K vào nách lá sát gốc.

Ở những nước có trình độ cơ giới hóa cao, người ta bón phân bằng máy và có thể phun phân

lên lá để nâng cao hiệu quả của phân.

6 . 6. Chăm sóc dứa.

6. 6. 1. Đánh tỉa chồi ngọn và chồi cuống

Chồi ngọn và chồi cuống lấy đi một phần dinh dưỡng mà cây cung cấp cho quả. Nếu để chồi ngọn và chồi cuống quả bé và phẩm chất khơng tốt, Vì vậy phải tỉa chồi ngọn và chồi

cuống.

- Đánh bỏ chồi ngọn cho dứa ta vào tháng 3 - 4, khi hoa dứa tàn 10-15 ngày, chồi ngọn cao 4 - 6cm, khi đánh bỏ chồi ngọn để lại 2 vành đỏ trên đỉnh quả, làm quả đẹp, giảm thối quả,

đánh chồi vào ngày nắng ráo.

- Dùng MH (a.Hydrocidmaleic) 2.000-3.000 ppm dội vào đỉnh quả, làm cho chồi sinh

Một phần của tài liệu bài giảng cây ăn quả (Trang 86)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(126 trang)
w