Đặc điểm thực vật học

Một phần của tài liệu bài giảng cây ăn quả (Trang 103 - 109)

Bài 6 : Kỹ thuật trồng chuối

5. Đặc điểm thực vật học

5. 1. Bộ rễ

Rễ của cây chuối được coi là rễ chùm, khơng có rễ cái. Đối với cây con thực sinh rễ sơ

cấp cũng chỉ tồn tại một thời gian ngắn sau đó nhường chỗ cho các rễ phụ mọc ra từ thân.

Kích thước của rễ đạt 5,1 - 5,7 mm đối với các ḍng lưỡng bội, 6,2 -8,5 mm đối với

nhóm tam bội và lớn hơn 7,4 mm là các giống tứ bội.

Rễ mọc từ các điểm sinh rễ của thân và tạo ra nhóm 2-3 rễ tại một điểm sinh rễ. Với

điều kiện bình thường một cây chuối có 200 - 300 rễ và có thể đạt tối đa 500 - 1000 rễ. Căn cứ vị trí trên thân và hình thái mà chia ra làm 2 loại rễ:

- Rễ ngang: có nhiều rễ tơ hút nước và dinh dưỡng. - Rễ đứng: mọc giữ đáy thân ngầm, giữ cây khỏi đổ.

Rễ phân bố trong đất phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trước hết là thành phần cơ giới, độ

tơi xốp của đất, giống, mực nước ngầm và chế độ chăm sóc, canh tác.

Theo According và Fawcett (1913) rễ của chuối có thể ăn sâu 5,2 m (thường là 0,75 m) và

theo chiều ngang có thể ăn rộng 2 - 3,5 m.

Bảng 12. Sự phân bố rễ của giống Grand nain trên các loại đất khác nhau. (Theo Lassoudiere, 1977) Tầng đất (cm) 0-25 26-50 51-75 76-100 101-125 126-150 Đất phù sa (%) 32 24 20 13 7 4 Đất sét (%) 60 12 13 5 0 0

Khi rễ chính tổn thương mơ phân sinh đỉnh thì sinh ra những rễ con nhỏ hơn rễ chính

gọi là rễ thứ cấp tạo thành chùm rễ ở các đầu rễ chính. Rễ chuối sinh trưởng tốt nhất ở nhiệt độ

Ở nước ta rễ chuối bắt đầu hoạt động từ tháng 3, tháng 4 đến tháng 9, rễ hoạt động

mạnh có khi nổi lên mặt đất, nên cần chú ư không nên cày xới và đi lại trong vư ờn trong thời

gian này.

Sau khi trồng lúc đầu các rễ có sẵn phát triển rất nhanh, sau 2 tháng rễ mới mới xuất hiện. Sự phát triển của rễ phụ thuộc vào tháng trồng vào thời tiết, rễ càng nhiều và dài thì cây

chuối càng tốt.

5 . 2. Thân chuối: gồm hai phần

Dưới đất là thân thật (củ chuối, thân ngầm).

Trên mặt đất là thân giả do các bẹ lá xếp lèn vào nhau theo hình xoắn ốc mà thành.

Ở thân thật bên ngồi là vách các bó mạch có khả năng hình thành chồi con và rễ, phía trong là nhu mô, chứa nhiều tinh bột và chất khoáng là cơ quan tích lũy, dự trữ dinh dưỡng

ni cây con.

Thân củ phát triển tốt xấu không những ảnh hưởng đến các cơ quan dinh dưỡng như lá, rễ, còn ảnh hưởng đến sự nẩy mầm sớm muộn, số lượng mầm nhiều ít, yếu khỏe. Đồng thời

ảnh hưởng rất rơ đến sản lượng.

Kích thước và hình dáng thân phụ thuộc vào nhiều yếu tố và thường có dạng tṛn, tṛn

dẹp, trứng, hình chùy và có đư ờng kính là 30 cm, trọng lượng 2,5 - 3,0 kg.

Khi có lá thật, lá thật phát triển thì đồng thời lá cũng phát triển. Lá phát triển càng mạnh thì c ủ cũng phát triển mạnh. Trước lúc trỗ buồng độ 8 lá sự phát triển về chiều ngang của củ giảm dần, các đốt trên thân vươn dài, đến lúc cây phân hóa mầm hoa thì các đốt vươn

dài rất mạnh để buồng đâm ra ngoài.

Thân chuối sinh trưởng, phát triển theo chiều ngang và có xu thế nhơ dần lên mặt đất

Vì vậy thường có hiện tượng “trồi gốc” ở các vườn chuối lâu năm.

Gốc chuối trồng quá sâu hoặc vun quá cao làm cho mô phân sinh củ chuối phải chồi lên cao mà hình thành một củ thứ 2 trên củ thứ nhất làm cây chậm phát triển. Có thể dùng hiện

tượng mô phân sinh để tăng sản xuất các mầm mới.

5. 3. Lá chuối

Lá chuối gồm phiến, cuống và bẹ lá. Các bẹ lá sắp xếp theo hình xoắn ốc ôm lấy nhau tạo thành thân cứng nâng đỡ các phiến lá gọi là thân giả. Hình thái cuống lá là một chỉ tiêu

phân định giống.

Tuổi thọ của lá trên cây thay đổi theo vị trí lá và chế độ dinh dưỡng, nước. Nh́n chung các lá đầu thường có tuổi thọ ngắn 30 - 60 ngày, các lá ở vị trí giữa từ 75 - 125 ngày và các lá thứ 17 đến 33 tuổi thọ cao nhất đạt 125 - 165 ngày. Các lá sau cùng có tuổi thọ thấp hơn. Tuổi thọ cũng như sinh trưởng của lá có liên quan chặt chẽ với sự sinh trưởng, phát triển của toàn

cây cũng như năng suất quả.

Sự biến đổi lá trên một cây (từ cây con đến trỗ buồng): giai đoạn mầm có lá vẩy, giai đoạn cây con lá hình kiếm (lá mác), cây càng lớn lá càng lớn thành lá trưởng thành. Khi diện tích lá đạt tối đa là cây phân hóa mầm hoa (hoa tự mọc ở trong thân) và sau đó cây chuối cịn

Sau khi chuối ra hoa, cần giữ một số lá xanh trên cây để nuôi quả, bảo đảm sản lượng, lá lụi sớm buồng bé sản lượng thấp.

Sự phát triển lá của cây con hoàn toàn phụ thuộc vào cây chuối mẹ trong phần lớn giai

đoạn sinh trưởng.

Vườn chuối mùa hè ở ta lá xanh còn giữ lại trên cây khi trỗ buồng thường nhiều hơn

(10-12 lá) so với mùa thu đông (6-8 lá).

5. 4. Hoa, quả chuối.

5.4.1. Hoa.

Buồng hoa:

Buồng hoa là một phát hoa, trên buồng, hoa mọc thành từng chùm (nải hoa) trên chóp của thân thật, theo đường xoắn ốc. Những chùm mọc sau có số hoa ít dần và kích thước cũng nhỏ đi. Sau khi điểm sinh trưởng đă cho ra một số chùm hoa cái thì có sự thay đổi khá đột ngột, số lượng hormone cái đă cạn. Khi đó có sự xuất hiện những chùm hoa đực với số lượng

thường rất nhiều. Trên mỗi chùm có hai hàng hoa, phát triển từ phải sang trái luân phiên nhau.

Ở các giống chuối trồng trọt, những chùm hoa ở gần cuống bắp chuối là những hoa cái, còn những chùm mọc sau là những hoa đực. Ở nhóm chuối già, trung bình có 9-10 chùm hoa cái (nải), nếu điều kiện thuận lợi số chùm hoa có thể lên đến 13-15 chùm (nải) và khi

thành quả mỗi buồng có thể nặng 15-18kg, nếu tốt có thể nặng đến 30kg/ buồng.

5.4.2. Quả.

5.4.2.1. Sự phát triển của quả.

Ở các giống chuối hoang thì sự thụ phấn giúp cho quả phát triển và quả trưởng thành chứa nhiều hột màu đen được bao bọc bởi một ít thịt có vị ngọt, phát triển từ vách của noăn

sào. Nếu ngăn chặn không cho thụ tinh thì quả teo lại và rụng đi sau vài tuần.

Trọng lượng quả tăng gần như tuyến tính đến 80-90 ngày (thời điểm cắt để xuất khẩu).

Tỷ lệ thịt quả / vỏ tăng đều trong suốt quá trình tăng trưởng của quả .

Kích thước quả trung bình giảm dần từ nải thứ nhất đến nải chót và thường quả nải chót chỉ đạt 55-60% so với nải thứ nhất. Trong cùng một nải cũng có sự khác biệt về kích thước quả , quả ở hàng trên lớn hơn trái ở hàng dưới. Sự khác biệt này lớn nhất ở nải thứ nhất (15%) và

giảm dần đến nải cuối cùng thì khơng có sự khác biệt nữa.

Ở giống chuối Gros Michel có khoảng 22 quả trên nải lớn nhất. Trong khi ở giống bà lùn, Naine, số quả có thể lên đến 30 ở những nải lớn nhất và nải thứ nh́ thường lớn hơn nải thứ nhất. Các giống chuối già cui ở Việt Nam thường có 7-9 nải/buồng, ở các nải lớn nhất ít

khi có trên 20 quả .

5.4.2.2. Số hạt ở quả.

Quả cũng có thể phát triển khơng cần sự thụ phấ n. Chuối trồng ở Việt Nam thường phát triển theo cách này, gọi là trinh quả sinh. Ruột chuối phát sinh từ lớp tế bào bên trong vỏ chuối hay từ các ngăn múi chứ không phải từ noăn sào và không thụ tinh được Vì nó tam nhiểm, có lẽ do sự bất thụ các di tử ở noăn sào hay Vì nhị đực khơng có phấn. Giống chuối già Gros Michel là một giống tam nhiễm, nhị đực khơng có phấn, nhưng nếu trồng xen kẻ với

một giống có phấn nhiều như chuối rừng thì mỗi buồng có thể có một hạt, đơi khi có vài chục

hạt. Nguồn gốc sinh lý của trinh quả sinh là do các kích thích tố (Auxin hay Cytokinin) như ng

cũng chưa được rơ lắm.

5. 5. Con chồi chuối

Từ thân thật, các chồi bên hình thành các con chồi. K hi bộ rễ hoạt động mạnh cũng là thời kỳ các chồi bên phân hóa và sinh trưởng mạnh để hình thành các cây con đó là thời kỳ ẩm

độ và nhiệt độ thích hợp, trước và sau khi cây phân hóa hoa.

Sau khi hình thành, các cây con có mối quan hệ chặt chẽ với cây mẹ và ngược lại cây

mẹ với cây con cho đến khi cây con hình thành được bộ rễ tương đối hoàn chỉnh.

Bảng 13. Ảnh hưởng của số lượng cây con đến trọng lượng buồng và năng suất quả (Bộ môn Rau Quả trường ĐHNNI, 1993)

Cơng thức

1 Cây mẹ khơng có cây con 1 Cây mẹ + 1 cây con 1 Cây mẹ + 3 cây con

Trọng lượng buồng (Kg/ buồng)

18,0 16,5 13,0

Năng suất quả Tấn/ ha)

28,0 21,0 20,4

5. 6. Thời gian sinh trưởng phát triển (từ trồng đến thu hoạch).

- Thời gian từ trồng đến trỗ buồng phụ thuộc rất lớn vào độ lớn của cây đem trồng.

Cây càng lớn, có nhiều lá thật sau khi hồi phục sinh trưởng cây chóng ra hoa, nhưng năng suất vụ quả đầu tiên rất kém. Thời gian này dài hay ngắn còn phụ thuộc vào giống chuối, điều kiện

đất đai, dinh dưỡng, kỹ thuật chăm sóc.....

Nếu chọn cây giống “đi chiên” hay búp măng có chiều cao 1-1,5 m thì sau lúc trồng phần

lớn từ 9 -10 tháng cây trỗ buồng và chậm nhất cũng chỉ 12 tháng.

- Thời gian từ trỗ buồng đến thu hoạch: phụ thuộc vào giống và điều kiện thời tiết.

Trong cùng điều kiện khí hậu, đất đai và chăm sóc, thời gian từ trỗ buồng đến thu

hoạch:

+ Chuối bom khoảng 60 - 70 ngày.

+ Chuối cau, chuối chà khoảng 80 - 95 ngày. + Chuối già, chuối tiêu khoảng 80 - 115 ngày.

Ngoài ra cùng một giống trỗ vào các tháng khác nhau, thì thời gian này cũng có chênh

lệch nhau.

Ví dụ giống chuối tiêu trồng ở Gia Lâm Hà Nội. Thời gian ra hoa

Tháng 4, 5, 6, 7 Tháng 2, 3, 8, 9, 10 Tháng 1, 11, 12

Thời gian từ trỗ buồng đến thu hoạch. 75-90 ngày.

105-120 ngày. 120-150 ngày.

6. YÊU CẦU ĐIỀU KIỆN NGOẠI CẢNH. CẢNH.

Yếu tố chính hạn chế sự sinh trưởng, phát triển, năng suất và sự phân bố của chuối là

nhiệt độ. Vùng được coi là lư tưởng trồng chuối: 200 nam - 200 bắc, có nhiệt độ tối thấp khơng dưới 160C và tối đa không quá 350C. Nhiệt độ tới hạn là 120 và 430C. Nhiệt độ đất cần cao

hơn 16-170C, vùng có nhiệt độ bình qn trong năm > 240C, tháng lạnh nhất nhiệt độ vẫn > 120C, không sương muối thì chuối sinh trưởng tốt.

Nhiệt độ ảnh hưởng đến nhịp điệu sinh trưởng, thời gian ra lá, ra hoa và ảnh hưởng mạnh đến phẩm chất, trọng lượng của quả.

Bảng 14. Trọng lượng v à cấp buồng chuối thu hoạch của các tháng khác nhau (Bộ môn Rau Quả trường ĐHNNI, 1993)

Tháng thu hoạch 2 3 4 5 6 7 Số buồng quả theo dơi

77 73 98 107 271 244 Trọng lượng buồng quả (kg/ buồng) 6,7 7,5 8,8 10,7 14,8 14,5 Loại A 4 4 12 23 126 140 Phân cấp buồng * Loại B 51 62 83 84 145 104 Loại C 22 7 3 0 0 0 (*) Loại A: > 15 kg/ buồng. Loại B: 13-15 kg/ buồng. Loại C 6-12 kg/ buồng.

Khi nhiệt độ quá cao trong thời gian ngắn cũng ảnh hưởng đến phẩm chất quả, như hóa nâu thịt quả, tích lũy tinh bột, chuyển hóa và tạo các este thơm và độ chắc của thịt quả.

6. 2. Nước

Chuối yêu cầu nhiều nước trong q trình sinh trưởng, phát triển bởi chúng có cấu tạo

điển hình của loại cây ưa ẩm. Muốn hình thành 1g chất khơ cần 600g nước.

Các bộ phận của cây đều có lượng nước bình quân 90%, thân giả 92,4%, phiến lá

82,6%, cuống lá 90,6%, cuống buồng 92,4%, quả 80,3%....

Shmueli E. Ở Israen và Morello J. Ở Braxin đă nghiên cứu sự thoát hơi nước của phiến lá chuối và thu được kết quả gần giống nhau: khi nắng gắt tiêu thụ nước 40-50 mg/ dm2/ phút. Như vậy trên 1 cây trung bình có trên dưới 10 lá hoạt động với giống chuối tiêu lùn, diện tích

lá 13,5 m2 thì mức tiêu thụ hàng ngày: - 25 Lít/ 1 ngày nắng,

- 18 Lít/ 1 ngày ít mây. - 9,5 Lít/ 1 ngày nhiều mây.

Nhu cầu này thay đổi cịn tùy q trình phát triển của cây.

Đối với chuối già trồng mật độ 2500 cây/ ha trong một tháng nóng và nắng gắt liên tục

lượng rễ cần sẽ là 1875m3 nước. Trong thực tế cần một lượng mưa hàng tháng 120-150mm.

Chuối trồng có kết quả tốt khi lượng mưa tối thiểu từng tháng đạt 50mm, tốt nhất là 100mm. Nếu lượng mưa khơng đủ 50mm/tháng thì chuối u cầu phải tưới nước để tránh t́nh

trạng thiếu nước. Biểu hiện ở nhịp điệu ra lá chậm, kéo dài thời gian sinh trưởng, tuổi thọ lá giảm, gây hiện tượng nghẹn lá, nghẹn buồng, quả phát triển chậm, vỏ quả dày, quả bé.

Chuối rất sợ ngập úng lâu ngày hoặc mưa nhiều, nước trên mặt thốt khơng kịp. Đất úng, mực nước ngầm nông gây ảnh hưởng đến bộ rễ, rễ ăn nông, ra chồi kém và lá bị úa vàng

dẫn đến khô héo.

Xét về lượng mưa ở nước ta một năm cũng tương đối lớn (1800 -2500mm), có thể thỏa măn nhu cầu nước của cây chuối. Như ng cần chú ư ở mùa đông (miền Bắc), mùa khô (miền

Đơng nam bộ) lượng mưa ít, cần có biện pháp giữ ẩm để cung cấp đủ nước cho chuối.

6. 3. Ánh sáng

Chuối được trồng trong điều kiện chiếu sáng rất khác nhau. Murray (1961) cho rằng chuối trồng trong điều kiện 50% độ chiếu sáng của mặt trời không ảnh hư ởng đến năng suất quả. Thí nghiệm với giống chuối lùn thấy nếu giảm 75% ánh sáng, chu kỳ sinh trưởng của cây

kéo dài.

Ở vùng nhiệt đới chuối cũng được trồng dưới bóng dừa, trồng xen với các cây trồng

khác.

Nh́n chung khi chiếu sáng khơng đầy đủ chuối có xu thế vươn cao hơn, thời gian sinh

trưởng kéo dài.

Brun. W.A nghiên cứ u trong phòng sự hoạt động quang hợp của lá chuối ở 2 mặt thấy: ánh sáng tăng 2.000 lên 10.000 lux hoạt động quang hợp tăng, như ng từ 10.000 - 30.000 lux quang hợp còn tiếp tục tăng, song chậm lại. Mặt trên lá có hoạt động quang hợp kém mặt dưới

lá.

Chuối yêu cầu ánh sáng nhiều trong thời kỳ ra hoa, sinh trưởng của quả. Cường độ ánh

sáng thích hợp để cây quang hợp là 2000 - 10.000 lux.

Về độ dài ngày, chuối là cây trồng yêu cầu khơng nghiêm ngặt, chúng có thể phân hóa

hoa ở bất kỳ độ chiếu sáng nào khi cây đă đạt được trình độ nhất định.

Như vậy căn cứ vào nhu cầu ánh sáng của cây chuối, điều kiện của nước ta có thể

trồng chuối trên diện tích rộng, tập trung ở một số vùng để lấy sản phẩm xuất khẩu.

6. 4. Gió và băo

Gió, đặc biệt là các gió mạnh (băo) ảnh hưởng đến chuối làm rách lá (Sievcho biết năng suất bị giảm 20% so với cây có lá hầu như khơng bị rách), đổ, gẫy. Mức độ thiệt hại tùy

thuộc vào sức gió Vì vậy vườn chuối cần thiết phải có hàng cây chắn gió.

Gió chỉ có lợi khi tốc độ gió nhỏ 4 - 5 m/ s làm thơng thống vườn, giảm sâu bệnh.

Tốc độ gió 40 km/h làm hại mạnh đến các giống cao cây, tốc độ gió 70 km/ h làm hại

cả các giống thấp cây.

Bảng 15. Mức độ hại của gió bão và chiều cao cây.

Giống Lacatan Valery

Giant cavendish Grand nain

Chiều cao cây (m) 4,3 3,3 3,3 2,8 Mức độ bị hại (%) 49,0 5,3 3,6 0,3

Ở Camơrun người ta ước tính hàng năm bị mất trung bình tới 20-25%, những vùng lặng gió như Bờ Biển Ngà hàng năm cũng mất 10% số cây chuối.

6. 5. Đất đai

Đất trồng đặc biệt quan trọng đối với chuối nhất là trồng để xuất khẩu quả tươi Vì

Một phần của tài liệu bài giảng cây ăn quả (Trang 103 - 109)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(126 trang)
w