Kỹ thuật trồng

Một phần của tài liệu bài giảng cây ăn quả (Trang 109 - 126)

Bài 6 : Kỹ thuật trồng chuối

7. Kỹ thuật trồng

7. 1. Nhân giống

Chuối được nhân giống bằng phương thức nhân giống vơ tính. Thường có 3 cách nhân

giống chuối như sau:

7. 1. 1. Nhân cây con trên đồng ruộng

Là phương thức lâu đời được áp dụng ở các vùng chuối. Cây con được tách ra khỏi cây mẹ để đem trồng với hệ số nhân không cao 1:3. Khi có vườn mẹ và chăm sóc tốt thì hệ số nhân có thể đạt 1:8. Nhược điểm của phương thức này là cây con thường không được đồng

đều.

Chồi con đuôi chiên là đối tượng trồng hoặc thay thế cây mẹ ở vư ờn chuối lư u niên tốt nhất, nó được sinh ra khoảng tháng 4 tháng 5 trở đi. Trong điều kiện đầy đủ ánh sáng, nhiệt độ thích hợp chồi con sinh ra rất nhanh, tốc độ sinh trưởng cũng rất mạnh, loại chồi này nếu được

giữ lại trồng tháng 8-9 rất tốt, mau bén rễ, tốc độ hồi xanh nhanh, sinh trưởng mạnh và mau ra buồng, sản lượng cao.

Dạng đuôi chiên cũng còn một loại nữa sinh ra vào cuối mùa thu, khi sinh ra gặp điều kiện còn phù hợp cho cây sinh trưởng nên cây con cũng có hình đi chiên, nhưng khi qua đông gặp điều kiện nhiệt độ thấp cây ngừng sinh trưởng, sẽ dùng để trồng chuối vụ xuân. VÌ được rèn luyện một mùa đông giá lạnh nên tỉ lệ sống cũng cao, song nhược điểm là sâu bệnh

quá nhiều, nhất là sâu ṿi voi.

Nên lấy cây con vào lúc mẹ đă trỗ buồng hoặc sau lúc thu hoạch. Không nên làm vết

thương cơ giới quá lớn giữa mẹ và con. 7. 1. 2. Nhân giống bằng củ (thân thật)

Trên thân ngầm có nhiều mầm ngủ, những mầm này để thay thế cây mẹ và duy tŕ ṇi giống của nó trong một thời gian khá dài. Các mầm ngủ trong điều kiện bình thường bị ức chế không nẩy mầm phát triển thành cây con được, nhưng nếu khi ta chặt buồng này thì một số sẽ được mọc thành cây con. Khi cây con đă phát huy tác dụng độc lập, nó lại ức chế các mầm khác cịn lại tr ên củ khơng mọc được nữa. Dựa vào đặc điểm đó người ta dùng củ chuối để

trồng.

Nhân giống bằng củ có lợi về các mặt sau: hệ số nhân đạt 1:10 hoặc 1:15, dễ vận

chuyển, cây con tương đối đồng đều nên dễ chăm sóc và thu hoạch.

Kỹ thuật làm vườn giâm củ chuối: chọn đất cát pha, thịt nhẹ, khả năng thoát nước và giữ nước khá. Cầy sâu 30 cm, bừa kỹ, sạch cỏ dại, lên luống cao 20-30cm, rộng 1-1,2m có thể đặt 5-6 hàng củ, khoảng cách 20 x 20cm hoặc 20 x 25 cm, lấp đất 3-5 cm. Tưới nước giữ ẩm thường xuyên, không tưới quá nhiều củ thối. Khi mầm chuối đă mọc 15-20 ngày, tưới thúc bằng nước giải pha loăng 1/ 15-1/ 10 hoặc NPK 1/ 150, cứ 10 ngày thúc 1 lần, lượng phân tăng dần theo tuổi cây, khi cây con có 10 lá thật tách đem trồng. Nên kịp thời đánh trồng ra vườn sản xuất, hoặc tỉa bớt dần để cây con ít bị chen chúc nhau, ảnh hưởng đến sinh trưởng.

Thời gian từ khi giâm củ đến khi cây con đủ tiêu chuẩn khoảng 4 -5 tháng.

Trong củ chuối có tích lũy nhiều chất dinh dưỡng, hàm lượng tinh bột rất lớn, khi nhân

giống cần chú ư chống thối củ. Sau khi bổ củ có thể chấm vào tro bếp, xử lư bằng HgCl2 0,1- 0,5% 20-40 giây, booc đô 1% 1-5 phút, vớt ra để khô ráo rồi đem giâm

Thời vụ giâm: 15/ 3- 15/ 4 có cây giống trồng vụ thu và 15/ 9-15/ 10 có cây giống

trồng vụ xuân.

7. 1. 3. Nhân giống invitro

Là phương thức nhân giống tiên tiến cho phép tạo ra cây con đồng đều, sạch bệnh và hệ số nhân giống cao bằng cách nuôi cấy đỉnh sinh trưởng của cây mẹ trên môi trường nhân

tạo, tạo ra cây con sau đó được gơ ở vư ờn ươm.

7 . 2. Kỹ thuật trồng

Trước khi trồng mới, vườn phải được thiết kế xây dự ng đảm bảo các yếu tố thuận lợi nhất cho chuối sinh trưởng phát triển, khắc phục các yếu tố bất thuận của thời tiết, khí hậu cũng như đất và mơi trường gây ra. Có điều kiện cần cải tạo cũng như phục hồi dinh dưỡng

Phân loại cây con để trong một lơ trồng có sự đồng đều, tránh lấn át nhau trong quá trình sinh trưởng phát triển giữa các cá thể, có thể tận dụng tối đa ánh sáng, nước, dinh dưỡng.

Chọn cây con cao 0,6 -1m, có trên dưới 10 lá, tốt nhất là dạng đuôi chiên, lá thật trên cùng sắp xx̣e ra (đang loa kèn). Cây con được gọt sạch rễ không làm xây xát thân ngầm, cắt

bớt lá trước khi đem trồng.

Đào hố trồng không cần to lắm, ở đất phù sa chỉ cần đào rộng hơn đường kính thân ngầm về mọi phía 10cm. Ở đất chặt, đất bí, đất đồi....có thể đào hố rộng hơn, đường kính hố

0,5 -1m sâu 0,4 - 0,5 m đổ rác, mùn và phân chuồng lót, lấp đất trồng cây.

Đặt cây con phải nhẹ nhàng, không nặng tay, nếu ta dỗ mạnh gốc cây con xuống đất,

điểm sinh trưởng dễ bị đè ép, ảnh hưởng đến tốc độ hồi xanh, có khi cịn thối hỏng.

Lấp đất kín thân ngầm 5 - 6cm, không lấp quá sâu, cây sẽ chậm đẻ chồi, như ng cũng

không nên trồng quá nông cây bị đổ, chuối chóng tàn Vì thân ngầm lộ cao trên mặt đất.

Lèn đất chặt, như ng không nên lèn đất ép chặt vào thân giả, dễ làm cho các bẹ của thân

giả bị ép chặt, điểm sinh trưởng không phát triển lên được, tưới nước.

Khi trồng ngắm thẳng hàng và đặt các mặt cắt của cây trên cùng một hướng về phía

đối diện với hướng gió mạnh, chống băo cho cây.

Không nên trồng chuối vào lúc đất quá ướt hay mưa to.

7 . 3. Thời vụ trồng

Thời tiết khí hậu ở nước ta có thể trồng quanh năm, nếu đảm bảo đủ nước tưới. Tuy nhiên cũng cần tùy theo đặc điểm khí hậu, đất đai, tập quán canh tác mỗi vùng để bố trí thời

vụ trồng thích hợp và lợi nhất.

Thời vụ trồng ở miền Bắc thường trồng vào vụ thu (tháng 7-8) và vụ xuân (tháng 2-4). Tùy theo đặc tính từng giống mà áp dụng thời vụ thích hợp đảm bảo năng suất và phẩm chất. Chẳng hạn đối với giống chuối tiêu trồng vào vụ thu ( giêng trúc lục tiêu). VÌ trồng lúc này con giống khỏe, nhiều con giống, hồi xanh nhanh, sinh trưởng tốt. C hăm sóc bình thường có

thể ra hoa vào tháng 6 - 8, thu hoạch vào tháng 9 -11 lúc này năng suất cao phẩm chất tốt.

Đối với các giống chuối tây, chuối lá mật, chuối ngự thì trồng vụ xuân sẽ cho thu

hoạch buồng vào tháng 4 - 6 năm sau đạt năng suất cao, phẩm chất tốt.

Đối với giống chuối tiêu trồng vụ xuân không tốt bằng vụ thu Vì con giống hiếm, những cây con qua đông thường dễ bị sâu bệnh. Chuối tiêu trồng vụ xuân cho buồng vào tháng 4 - 6 năm sau, phẩm chất khơng tốt, nếu ra sớm hơn (có thể ra buồng vào tháng 9, 10, 11 năm đó) thường năng suất thấp, nếu ra chậm hơn chút ít, gặp điều kiện khơ hạn và lạnh cây dễ

bị nghẹn buồng.

Ở các tỉnh miền Đông Nam bộ, Tây N guyên trồng tốt vào đầu mùa mưa, từ tháng 5 trở

đi nhất là chuối vùng đồi.

Ở Đồng bằng sông Cử u Long vùng đất thấp trong mùa mưa, đất đai ẩm dễ bị úng nước nên thường trồng vào cuối mùa mưa, đầu mùa khô, khoảng từ tháng 11 đến tháng 2-3 năm

sau.

Phụ thuộc vào đất đai, điều kiện khí hậu, giống, phương thức trồng, trình độ thâm

canh, khả năng lao động và chu kỳ kinh doanh. Hiện nay mật độ trồng 1730 - 3000 cây/ha với khoảng cách 1,5 - 2,0m x 3,5 - 4,5m trồng hai hàng trên luống hoặc 2,8 - 3,5m x 2,8 - 4,5m

theo kiểu lục giác.

Nhiều nước trên thế giới có xu hướng trồng dày như Trung Quốc, một số nước ở Trung

Mỹ và châu Phi: 2 x 2m (2500 cây/ ha), hoặc 2 x 2,2m (2300 cây/ ha). Ở Ghinê người ta đă đưa mật độ lên 4000 - 5000 cây/ ha.

Những nghiên cứu ở nước ta cho thấy chuối trồng với mật độ 2000 - 2500 cây/ ha và

khoảng cách 1,5 - 2,5m x 2,5 - 3,0m là thích hợp.

Khi trồng dày cần chú ư chọn cây con thật đồng đều, bón phân cân đối, phịng chống

nấm bệnh nhất là đốm lá.

7 . 5. Phân bón

7. 5. 1. Tầm quan trọng của các chất dinh dưỡng

* Đạm: là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến năng suất chuối. Đạm tồn tại ở khắp các bộ phận trong cây chuối (nhất là các bộ phận cịn non). Có vai tṛ quan trọng trong quá trình

phân hóa mầm hoa và quyết định số lượng hoa cái.

Thiếu đạm lá mỏng bé, tối màu, tốc độ ra lá chậm, ít chồi con, số quả/nải ít, sản lượng

giảm.

Thừa đạm lá dày, quả nhiều nước, vỏ dày, thịt quả ít thơm và cây dễ bị bệnh. Bón đủ

số lượng đạm, cây ra hoa kết quả sớm hơn thiếu đạm từ 1-2 tháng và tăng sản 5 -20%.

* Kali: chứa nhiều trong thân giả, thân ngầm và vỏ quả, nhiều nhất là ở điểm sinh trưởng. Kali có ảnh hưởng đến sinh trưởng, thời kỳ ra hoa sớm muộn, sản lượng và phẩm chất chuối,

tăng đẻ chồi.

Thiếu kali cây gầy yếu, dễ đổ, nhiễm bệnh, mép lá thường bị cháy, gân lá xám lại, lá

chuyển màu vàng và dễ bị gẫy.

* Lân: tập trung nhiều ở thân giả và mô phân sinh.

Thiếu lân cây ra chồi chậm và yếu, chậm ra hoa, như ng yêu cầu không nhiều.

* Lưu huỳnh: có tác dụng hình thành chất diệp lục khi cây còn nhỏ, xúc tiến sự phân hóa

các bộ phận, khi cây lớn thiếu giảm sản lượng nghiêm trọng.

* Canxi: rất cần cho sự hình thành lá non. Tuy chuối không cần nhiều nhưng không dùng

lại được Ca dự trữ trong lá già.

* Magiê: có tác dụng như chất xúc tác, yêu cầu khi cây còn bé hơn cây lớn. Sau khi chuối

ra hoa thiếu Mg sẽ ảnh hưởng lớn đến phẩm chất quả.

Các nguyên tố vi lượng Bo, Mn, Zn, Mo cũng như S, Mg là chất xúc tác sinh học, điều khiển các hoạt động sinh lý của chuối nên về mặt tính chất cũng quan trọng như các loại phân

có yêu cầu lớn.

7. 5. 2. Liều lượng phân bón

* Phân khống: Muốn định lượng phân chính xác cần căn cứ vào lượng chất dinh dưỡng

mà chuối lấy đi trong đất

Trong điều kiện bón phân rất ít của địa phư ơng hiện nay, một sản lượng khoảng 20 tấn

Nếu vùi lại cho đất to àn bộ phần khơng thương phẩm thì cịn lấy đi của đất là: 35 - 40N + 8 -10P2O5 + 100-105K2O.

Bảng 17. Lượng chất khoáng chuối lấy từ đất một chu kỳ kinh tế.

(Theo Martin - Prével-1980, Lahav và Turner-1983 và Marchal, Mallerard-1979 với giống Grand nain) Nguyên tố dinh dư ỡng Đạm Lân Kali Canxi Manhê 1 Cây (g) 90,0 9,5 344,0 35,0 6,5

Lượng khoáng lấy đi Quả (kg/ tấn) 1 - 2 0,18 - 0,22 4,3 - 4,9 0,09 - 0,21 0,11 - 0,32 1 Ha (kg) 225 24 861 67 16

Hàm lượng dinh dưỡng trong lá thứ 3 của cây, được coi là thiếu hụt cần bổ sung, biến đổi rất nhiều và ở mức như sau (Martin - Prével-1983);

N 2,40 - 3,00% Ca 0,40 - 1,00%

P 0,15 - 0,24%Mg 0,20 - 0,42% (% trọng lượng khô của lá) K 2,74 - 3,50 %

Về nguyên tắc, khi cây lấy đi của đất bao nhiêu cần phải bổ sung bấy nhiêu nguyên tố cho đất. Song tùy thuộc loại đất, khí hậu mà lượng phân bón trả lại đất có thể khác nhau:

Ví dụ: đối với giống Grand nain với mật độ 2500 cây/ha khi đạt 25 tấn/ha cần bón: 50

N + 12,5 P2O5 + 150 K2O, khi đạt 40 tấn/ha thì bón tương ứ ng là 80; 20; 240 kg

Bảng 18. Lượng phân bón cho 1 ha 1 năm ở một số vùng trồng chuối trên thế giới.

Nước hoặc Giống trồng Lượng phân bón (kg/ ha/ năm)

vùng N P2O5 K2O Uc Canary Costarica Ấn Độ Israel Jamaica Đài Loan Panama Williams Mons Mari Dwarf Cavendish Valery Robusta Williams Valery Fairyman Grand nain Valery 180 280-370 400-560 300 300 400 225 400 300-400 300-400 40-100 70 -200 100-300 - 150 90 65 50 0 0 300-600 400-1200 400-700 550 600 1200 470 750 0 450-675

Ở nước ta lượng phân khống bón cho 1 cây (bụi) như sau: đạm 100 - 200 g + 20 - 40 g lân + 250 - 300 g kali.

* Phân hữu cơ: bón phân hữu cơ nhằm tạo cho đất có 1 tỉ lệ mùn thích hợp trong vườn

chuối. Mùn giữ kết cấu cho đất, có khả năng trao đổi cao, tạo với sét một phức hệ tốt để giữ

được chất khoáng.

Hàm lượng chất hữu cơ trong đất < 1% nhất thiết phải bón thêm để đạt được 3-4%.

Bón khoảng 30 - 40 kg/ gốc/ năm, kết hợp thêm cây phân xanh.

7. 5. 3. Thời kỳ bón

* Bón lót: tồn bộ phân chuồng và phân lân khi trồng hoặc 1/2 lân khi trồng. Đối với vườn chuối lư u niên thì bón lót sau khi đào gốc cây mẹ, kết hợp tủ gốc vệ sinh vư ờn.

* Bón thúc lần 1: sau khi thu quả hoặc trồng mới 2 tháng bón 1/4 đạm + 1/4 lân + 1/4 kali

bón nơng trên lớp đất mặt.

* Bón thúc lần 2: trước lúc cây phân hóa hoa bón 1/2 đạm + 1/2 kali, bón nơng, xới nhẹ

trên mặt kết hợp tủ gốc cho cây.

* Bón thúc lần 3: bón ni quả 1/4 đạm + 1/4 lân + 1/4 kali.

7. 5. 4. Cách bón

Bón lót theo hố hoặc rănh sâu 40-50cm, bón thúc theo hàng nơng hoặc rải trên mặt đất

kết hợp với tư ới nước.

Ngồi ra cịn có thể phun phân lên lá. Theo tài liệu ở Honduras, bón đạm lên lá có tác dụng nâng cao trọng lượng quả, người ta phun boocđô cùng với urê nồng độ 0,5 - 0,75% thấy sản lượng tăng lên 15%. Nên phun về phía lư ng lá (mặt sau) vào chiều tối nhằm đảm bảo đủ

ẩm cho cây hấp thụ.

Đối với bùn ao nên bón vào mùa khơ hanh, đổ bùn cách gốc chuối > 1m tránh cây bị

ngộ độc, phơi ải đập nhỏ tải mỏng đều trên vườn chuối, tránh đắp cao vào gốc.

7 . 6. Chăm sóc

Vườn chuối cần được thường xuyên chăm sóc đảm bảo cho cây sinh trưởng tốt, sớm ra

hoa và đạt năng suất cao.

* Tưới nước: thời gian hạn, ít mưa cần phải tưới đặc biệt chú ư giai đoạn khi cây phân hóa hoa (sau trồng 8 - 10 tháng) đến khi quả lớn đẫy. Theo tính tốn cần tưới cho 1 ha 1 ngày 30 -

63 m3, tùy thuộc vào điều kiện cụ thể để đảm bảo ẩm độ đất 80%.

* Tỉa mầm, định chồi và vệ sinh vườn: trong thời kỳ nóng và ẩm, cây mẹ đẻ con chồi nhiều, cần tỉa bớt chỉ để lại 1 - 2 con chồi thay thế và khống chế mật độ cho vườn chuối, điều tiết sự sinh trưởng của cây mẹ và con. Việc định chồi phải làm thường xuyên bằng biện pháp cơ giới

hay sử dụng các hóa chất.

Đồng thời với tỉa mầm, định chồi cần tiến hành vệ sinh như cắt bỏ các lá khô, lá bệnh, cắt bỏ hoa đực, bao buồng bằng túi PE đục lỗ, phòng trừ cỏ dại, khơi rănh tiêu nước cho

vườn...

* Chặt bỏ thân giả: sau khi thu hoạch buồng, nên để thân cây chuối lại cho thối rữa, nhưng

cần chặt bỏ hết lá để khỏi che bóng cây con.

* Đào bỏ thân ngầm của cây mẹ và bón phân vun gốc cây con.

7 . 7. Phòng trừ sâu bệnh

Các loại sâu, bệnh phổ biến và gây hại lớn đáng chú ư

* Sâu đục thân chuối: sâu đục thân giả của cây do Odoiporus longicollis và sâu đục thân

thật do Cosmopolites sordidus còn gọi là sâu ṿi voi. Phòng trừ chủ yếu là xử lư đất quanh

gốc, vệ sinh cắt lá khơ, đặt bẫy bả, khơi thốt làm thơng thoáng vườn.

* Sâu hại lá chuối: gồm các loại sâu róm, bọ nẹt, sâu cuốn lá... gây hại trên phiến lá. Phòng

Một phần của tài liệu bài giảng cây ăn quả (Trang 109 - 126)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(126 trang)
w