Phương pháp nhân giống vơ tính

Một phần của tài liệu bài giảng cây ăn quả (Trang 40 - 55)

Bài 3 : Vườn ươm và các phương pháp nhân giống cây ăn quả

2. Phương pháp nhân giống vơ tính

2. 1. Phương pháp chiết cành.

2. 1. 1. Cơ sở khoa học của chiết cành

+ Theo viện sĩ Macximop ”mỗi bộ phận của thực vật, ngay đến mỗi tế bào có tính độc lập về mặt sinh lý rất cao. C húng có khả năng khơi phục lại tất cả các cơ quan không đầy đủ và trở thành một cơ thể mới hồn chỉnh”... Tác giả giải thích nguyên nhân của quá trình trên là do thực vật có tính hướng cực, tức là tính chất khác nhau của phần ngọn và phần gốc cành, phần ngọn cành phát triển cành, phần gốc cành khi được xử lư sẽ ra rễ. Sở dĩ cành hoặc hom có hiện tượng hướng cực là do tác dụng của các chất kích thích sinh trưởng và sự vận chuyển các chất dinh dưỡng có định hướng gây nên. Trong cơ thể thực vật phần mạch gỗ vận chuyển nước, muối khoáng, phần vỏ libe vận chuyển nhựa luyện (các chất hữu cơ được tạo ra trong

quá trình quang hợp).

+ Khi chiết ta phải khoanh bỏ lớp vỏ trên cành, cắt đứt sự vận chuyển nhựa luyệ n từ trên xuống rễ và chúng được tập trung ở các lớp tế bào màng mỏng kích thích sự hoạt động của tượng tầng mô sẹo (callus). Dưới ảnh hưởng của chất kích thích nội sinh trong tế bào như Auxin; C ytokinin, khi có những điều kiện ơn, ẩm độ thích hợp thì rễ được hình thành và chọc

thủng biểu bì đâm ra ngồi.

2. 1. 2. Những ưu khuyết điểm chính của chiết cành

* Ưu điểm:

- Cây con giữ được những đặc trưng, đặc tính tốt của giống, có nghĩa là giữ nguyên

đặc tính di truyền của cây mẹ.

- Cây sớm ra hoa kết quả, rút ngắn thời kỳ kiến thiết cơ bản. Bởi lẽ cành chiết này

tiếp tục giai đoạn phát dục của cây mẹ.

- Mau cho cành chiết (3, 4 hoặc 8 tháng tùy giống). Nên góp phần đẩy nhanh tốc độ

trồng mới

- Cây trồng bằng cành chiết thường thấp, tán cây gọn, phân cành cân đối, thuận lợi

cho chăm sóc thu hoạch

* Nhược điểm:

- Hệ số nhân giống chưa thật cao, nếu chiết nhiều cành ảnh hưởng xấu đến sinh trưởng

và phát triển của cây mẹ.

- Với một số giống cây ăn quả, dùng phương pháp chiết tỷ lệ ra rễ vẫn còn thấp như

đối với mít, bơ, hồng....

- Cây mẹ dễ bị ngộ độc bởi chất kích thích sinh trưởng. - Nếu cây mẹ có các loại bệnh virut sẽ truyền lại cho cây con.

- Tỷ lệ ra rễ của cành chiết cao hay thấp phụ thuộc rất lớn vào giống cây. Điều này có

thể gây nên bởi bản chất di truyền của giống, cấu tạo thực vật và khả năng sinh tổng hợp auxin

có trong các giống chúng ta chiết có khác nhau.

Ví dụ: kết quả nghiên cứu nhiều năm của bộ môn Rau quả trường ĐHNN I tại trung

tâm cây ăn quả của trường cho thấy :

+ Một số giống cây ăn quả chiết dễ ra rễ: chanh, vải, bưởi, mận, cam, nhót, lự u, bưởi... + Một số cây ăn quả tương đối khó ra rễ:trứng gà, mít, hồng xiêm, xồi.

+ Một số giống những cây quả chiết khó ra rễ như táo, hồng, bơ.. .

- Điều kiện ngoại cảnh trong thời gian chiết: nói chung trong phạm vi nhiệt độ 20 - 300C, khi nhiệt độ càng tăng thì ra rễ càng thuận lợi và độ ẩm khơng khí cao tốc độ ra rễ

nhanh.

Tuy nhiên, sự ra rễ của cành chiết không chỉ phụ thuộc đơn thuần vào nhiệt độ, ẩm độ mà còn phụ thuộc rất lớn vào hàm lượng, tỷ lệ các phytohoocmôn trong cây ở thời kỳ chiết. Hàm lượng và tỷ lệ các phytohoocmôn này ở các giống đă khác nhau lại thay đổi theo mùa (điều kiện khí hậu trong năm). Bởi vậy muốn tăng tỷ lệ ra rễ của cành chiết cần nghiên cứu

xác định thời vụ thích hợp cho các vùng trong điều kiện sinh thái khác nhau.

Ví dụ: Ở các tỉnh vùng Đồng Bằng sông Hồng và Bắc Trung Bộ đa số các giống cây ăn quả nên chiết vào 2 vụ: vụ Xuân tháng 3 - tháng 4, vụ Thu tháng 8 -tháng 9. Tuy nhiên tùy theo các giống khác nhau có thể chiết sớm hay muộn hơn trong khoảng thời gian trên để cành

chiết cho tỷ lệ ra rễ cao.

Ở các tỉnh K hu 4 cũ nên tập trung chiết vào vụ Thu tháng 8 - tháng 9. K hông nên tập trung chiết vào vụ Xuân tháng 3 - tháng 4, Vì tháng 5 - tháng 6 gặp gió Tây Nam, nắng nóng,

hạn, tỷ lệ ra rễ thấp.

Ở các tỉnh thuộc Nam Bộ đa số các giống cây ăn quả nên tập trung chiết vào mùa mưa.

- Chất lượng cành để chiết: độ lớn cành, vị trí cành...Trong nhân giống cây ăn quả bằng kỹ thuật chiết cành, việc chọn cành có độ lớn nào là thích hợp vừa đảm bảo tỷ lệ ra rễ

cao, chất lượng bộ rễ tốt và tăng hệ số nhân giống là điều rất quan trọng.

+ Việc chọn cành có độ lớn (đường kính) là bao nhiêu tùy thuộc vào đặc tính và sự

phát triển cành của các giống.

Kết quả thí nghiệm nhiều năm tại trường ĐHNNI cho thấy: độ lớn của cành để chiết

của nhiều giống tốt nhất 1 - 2 cm

+ Vị trí cành chiết: d ù cành chiết có độ lớn to hay nhỏ đều phải đảm bảo các cành chiết được lấy trên cây giống đă được chọn lọc ở thời kỳ sinh trưởng khỏe, cây có năng suất cao và ổn định, khơng có dấu vết sâu bệnh, cành đă hóa gỗ, cành ở giữa tầng tán và phơi ra

ngoài ánh sáng. Tuyệt đối không sử dụng cành la, cành dưới tán, thiếu ánh sáng và cành vượt.

- Chất dinh dưỡng trong bầu chiết: chất độn làm bầu chiết cần đảm bảo đủ dinh dưỡng, không quá tơi xốp dễ mất nước và dễ làm xoay bầu, tỷ lệ ra rễ sẽ kém. Nhưng chất độn bầu cũng không quá nhiều sét làm cho bầu dễ bị khô cứng, rễ không phát triển được. Chất độn làm bầu chiết nên sử dụng 2/ 3 phân chuồng hoai + 1/ 3 đất mặt. Độ ẩm của chất độn làm bầu phải

đảm bảo 70 % độ ẩm đồng ruộng

Trọng lượng bầu chiết: tùy theo độ lớn cành mà xác định trọng lượng bầu chiết 100- 300 g/ bầu để đảm bảo có đủ dinh dưỡng cho bộ rễ phát triển tốt.

2. 1. 4. Thao tác chiết cành

+ Khoanh vỏ : khoanh 2 đường, chiều dài khoanh vỏ bằng 1,5 - 2 lần đường kính của

gốc cành. Sau đó rạch một đường nối 2 mép cắt khoanh, tách lớp vỏ ra khỏi cành, dùng dao cạo sạch hoặc lấy khăn lau sạch. C ũng có thể sau khi khoanh vỏ phơi nắng một tuần mới bó

bầu đối với những giống khó ra rễ

+ Bó bầu: dùng giấy PE 20 x 25cm buộc gốc cành chiết, cho chất độn bầu vào bóp cho thật tṛn xung quanh, buộc dây phía ngọn cành, vết buộc cách mép cắt 5 - 6cm chiều dài bầu

12 - 15cm và đường kính bầu 8-10cm.

+ Giâm lại cành chiết : cành chiết có rễ cấp 2 dài từ 1 - 5cm thì hạ bầu, do bộ rễ cịn rất non yếu, khả năng thích hợp cũng như thích ứng với điều kiện ngoại cảnh chưa cao. Giâm lại cành chiết, tạo điều kiện tốt nhất để bộ rễ có thể thích ứng và hoạt động tăng cường hơn, khi trồng ra ruộng sản xuất khả năng sống sẽ chắc chắn hơn. Khoảng cách giâm 25 x 25cm hoặc

25 x 30cm, tưới nước thường xuyên khi cành chiết bén rễ thì đem trồng.

2. 1. 5. Vấn đề sử dụng chất điều ḥa sinh trưởng thực vật trong chiết cành.

Sử dụng chất điều ḥa sinh trưởng thực vật trong chiết cành nhằm mục đích: tăng khả năng hút nước của tế bào giúp cho quá trình phân chia tế bào thuận lợi hơn, mặt khác tạo ra tỷ lệ và hàm lượng phytohoocmôn phù hợp cho sự hình thành và phát triển của rễ. Chiết cành có

sử dụng chất điều ḥa sinh trưởng: - Tỷ lệ ra rễ của cành chiết cao.

- Tốc độ ra rễ cành chiết nhanh, sớm có cây giống để trồng. - Số lượng rễ/bầu c hiết nhiều hơn.

- Tăng tỷ lệ ra rễ đối với những cây chiết khó ra rễ.

Tuy nhiên chỉ có thể đạt kết quả mong muốn khi sử dụng nồng độ thích hợp cho từng

giống trong từng thời vụ cụ thể và có phương pháp xử lư tốt.

Chất được sử dụng trong chiết cành là: IBA, -NAA, IAA. Nếu dùng -NAA nồng độ

2000 - 6000 ppm, bôi vào vết cắt. 2. 2. Phương pháp giâm cành

2. 2. 1. Ưu nhược điểm của phương pháp giâm cành

* Ưu điểm: Cũng như chiết cành, phương pháp này có những ư u điểm chủ yếu:

- Các cây nhân ra hoàn toàn đồng nhất với cây mẹ, giữ được những đặc tính sinh học

và đặc tính kinh tế của giống muốn nhân

- Tạo ra cây giống sau trồng sớm ra hoa kết quả, thường sớm hơn cây trồng từ hạt 2 -

3 năm tùy giống.

- Có thể nhân nhiều giống mới từ một nguồn vật liệu giới hạn ban đầu, hệ số nhân

giống cao hơn chiết rất nhiều.

- Tốc độ nhân giống nhanh, sớm có cây giống phục vụ cho yêu cầu sản xuất.

- Các đột biến có lợi khó bị mất đi bởi Vì nó khơng phải trải qua quá trình phân bào

giảm nhiễm.

- Đối với nhiều giống cây ăn quả, nhất là những giống khó ra rễ, sử dụng phương

pháp này đx̣i hỏi phải có những trang thiết bị cần thiết để có thể khống chế được những điều

kiện ôn, ẩm độ, ánh sáng trong nhà giâm cành và yêu cầu kỹ thuật cao hơn.

2. 2. 2. Những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình ra rễ của cành giâm

Tổng hợp nhiều tài liệu nghiên cứ u trong và ngoài nước cho thấy: cành giâm muốn ra

rễ tốt phụ thuộc vào 2 yếu tố cơ bản:

- Yếu tố ngoại cảnh : bao gồm nhiệt độ, ẩm độ, ánh sáng và nền giâm cành.

- Yếu tố nội sinh của cành giâm: bao gồm giống, chất lượng hom giâm (tuổi hom, vị trí

hom, dự trữ dinh dưỡng của hom...).

* Yếu tố ngoại cảnh có tính tổng hợp đó là thời vụ, mùa giâm cành. Theo C.J.Hansen (1958), Hartmann, W.H.Grigss, C.J.Hansen (1963)... cho rằng mùa giâm cành trong năm như

yếu tố ch́a khóa và có kết luận như sau:

Đối với các loai cây rụng lá, gỗ cứng thường lấy cành giâm vào lúc cây bước vào thời

kỳ ngủ nghỉ, còn đối với cây gỗ mềm, nửa cứng khơng rụng lá thì lấy vào mùa sinh trưởng.

S.H.Freeman (1960) khi nghiên cứ u về điều kiện ngoại cảnh ảnh hưởng đến sự ra rễ

của cành giâm đ ă có kết luận về ảnh hưởng của nhiệt độ và ánh sáng đối với quá trình ra rễ:

+ Về ánh sáng: hình như ức chế sự phát sinh hình thành rễ, duy tŕ sự thiếu hụt ánh

sáng sẽ kích thích sự ra rễ...Để xúc tiến quá trình ra rễ có thể thực hiện được bằng cách sử dụng những vật che phủ mờ đục làm yếu cành giâm. Sự làm yếu cành giâm có thể ảnh hưởng đến sự tập trung auxin và những chất khác không bền vững dưới ánh sáng. Đối với nhiều loại

cây ăn quả, cành giâm ra rễ thuận lợi trong điều kiện tác động của cường độ ánh sáng thấp.

+ Về độ ẩm: kết quả của quá tr ́nh khô héo trước khi xuất hiện rễ là nguyên nhân thất

bại của việc nhân giống vơ tính bằng phương pháp giâm. C hính Vì vậy trong kỹ thuật giâm cành người ta phải đảm bảo cho mặt lá cành giâm luôn ở trạng thái băo ḥa bằng cách sử dụng

phương pháp phun mù và tốt nhất là phun mù gián đoạn để không làm giảm nhiều nhiệt độ ở

vùng rễ ảnh hưởng đến sự ra rễ.

+ Về nhiệt độ: nhiệt độ vừa phải sẽ làm giảm bớt sự hô hấp của cành giâm, giảm sự tiêu hao dinh dưỡng, giảm sự thoát hơi nước qua lá và vết cắt giâm cành là điều kiện vô c ùng quan trọng trước khi cành ra rễ. Mức độ ảnh hưởng đó tùy thuộc vào điều kiện sinh thái từng

địa phương, vào khả năng thích ứng của giống, vào chất lượng hom giâm (tuổi, loại hom...).

Theo Jeam Miche (1977), việc sử dụng phương pháp xơng hơi nóng để duy tŕ nhiệt độ ở vùng ra rễ khoảng 75oF ( 25,4OC) làm cho quá trình ra rễ được thuận lợi Vì nó kích thích sự phân chia tế bào, phần ở trên khơng khí có thể ở điều kiện mát, làm giảm sự thoát hơi nước và giảm bớt hô hấp. Nhiệt độ ban ngày khoảng 70-80oF (21-26,7oC) là thuận lợi cho quá trình ra

rễ của phần lớn các cây.

+ Về nền giâm cành - môi trường ra rễ: thời kỳ từ bắt đầu giâm đến khi ra rễ cành

giâm sống được là nhờ chất dinh dưỡng dự trữ của hom giâm và được thỏa măn về yêu cầu nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm thích hợp. C ho nên nền đất giâm cành không nhất thiết phải là nguồn cung cấp dinh dưỡng hoàn chỉnh nhất, mà cần đạt yêu cầu: đầy đủ độ ẩm, đủ oxy,

không chứa nguồn sâu bệnh hại.

Trong kỹ thuật giâm cành, trên thế giới người ta đă sử dụng nhiều nền giâm khác nhau tuỳ thuộc vào điều kiện giâm, điều kiện khí hậu từng nước, từng thời vụ giâm và vào điều kiện

rất quan trọng nữa là giống đem giâm, loại cành giâm (cành xanh, cành hoá gỗ mức độ khác nhau...).

Những nền giâm đă được sử dụng là cát thô, than bùn, xơ dừa, các chất vô cơ như vanicalete (hợp chất chứa mica), peclite (đá chân châu), dung nham phún thạch núi lửa... Nhiều kết quả nghiên cứ u cho thấy pH của nền giâm nên tương tự pH thích hợp cho sinh

trưởng của cây mẹ.

* Yếu tố nội sinh: khả năng ra rễ của cành giâm phụ thuộc rất lớn vào bản chất của

giống, giống khác nhau khả năng ra rễ cũng khác nhau. Các thí nghiệm từ 1976-1995 của bộ

môn Rau Q uả trường ĐHNNI trên các đối tượng nghiên cứu cho thấy:

+ Những loại cây ăn quả giâm cành dễ ra rễ: chanh ta, chanh eureka, chanh yên, gioi,

dâu ăn quả, quất, mận.

+ Những loại cây ăn quả tương đối dễ ra rễ: nhót, lự u, bưởi.

+ Những loại cây ăn quả rất khó ra rễ: vải, nhăn, hồng xiêm, trứ ng gà, táo, ổi, hồng

Ngoài ra cành giâm muốn ra rễ tốt còn phụ thuộc chặt chẽ vào chất lượng của hom giống đem giâm, nghĩa là hom đem giâm phải đảm bảo dự trữ một lượng dinh dưỡng đầy đủ. Muốn vậy đối với mỗi giống trong từng thời vụ giâm cụ thể cần xác định được loại cành lấy

hom giâm, vị trí trên cành, độ lớn hom, chiều dài hom, số lá thích hợp cần để lại trên hom.

Kết quả nghiên cứu của Bộ Môn Rau Quả trường ĐHNNI trên một số giống cây (1976

- 1995) cho thấy:

- Vị trí hom/cành thích hợp cho một giống:

+ Đối với giống chanh eureka: khi cành đă ổn định dùng cả 3 vị trí hom của cành đem

giâm đều cho tỷ lệ ra rễ cao 100%.

+ Đối với giống gioi đỏ: dùng cả hom ngọn, hom giữa và hom gốc của cành để giâm,

sự ra rễ của 100% hom giâm sai khác nhau khơng rơ rệt, nên có thể d ùng cả 3 vị trí hom. + Đối với giống nhót: dùng hom ngọ n, ho m giữa cho tỷ lệ ra rễ tốt hơn hom gốc. Nhưng đối với giống mận dùng hom giữa và hom gốc để giảm tỷ lệ ra rễ tốt hơn

dùng ho m ngọn của cành.

- Về chiều dài hom: Các thí nghiệm cho thấy, tùy giống mà hom giâm cần có chiều dài

thích hợp.

Với giống nhót dùng hom có chiều dài 10cm là tốt, giống gioi dùng hom có chiều dài

tối thiểu phải từ 10 - 20cm, chanh eureka có thể d ùng cả hom có chiều dài 5cm.

- Số lá để lại trên hom: lá là cơ quan quang hợp, dự trữ dinh dưỡng (trong đó có chứa

các auxin) và hô hấp. Bởi vậy ở mỗi thời vụ giâm khác nhau, đối với mỗi giống khác nhau số

lá để lại trên hom có thể từ 2 - 4 lá.

Tóm lại, để đạt hiệu quả cao bằng phương pháp giâm cành cần phải xác định được:

Một phần của tài liệu bài giảng cây ăn quả (Trang 40 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(126 trang)
w