Bài 5 : Kỹ thuật trồng dứa
3. Phân loại và các giống dứa
Dứa thuộc họ bromeliaceae (lớp thứ đơn tử diệp), giống ananas. Theo Hume và Miller nay tạm chia làm 3 nhóm
- Nhóm nữ hồng (queen) - Nhóm Tây Ban N ha (spanish) - Nhóm cayen (cayenne)
Một số giống dứa trồng phổ biến ở nước ta.
3.1 Nhóm Cayenne
Được trồng rất phổ biến trên thế giới, đồng thời dược ưu chuộng nhất để đóng hộp.
Giống tiêu biểu nhất là Smooth Cayenne ( Cayenne lisse ). - Đặc tính đóng hộp: Rất tốt
- Ăn tươi: tốt
- Xuất khẩu tươi: K há
Các giống trồng thuộc nhóm Cayenne gồm có: - Hawaiian Smooth Cayenne.
- Hilo: khơng có chồi cuống, nhiều chồi thân, trái nhỏ. - Cayenne Guadeloupe: có tính kháng Wilt tốt hơn. - Cayenne Martinique.
- Smooth Guatemalian. - Typhon.
- Saint Michael.
- Boronne de Rothschild: Lá có gai.
3.2. Nhóm Queen
Là nhóm được trồng chủ yếu ở nước ta hiện nay. - Đặc tính đóng hộp: Kém
- Ăn tươi: Rất tốt
- Xuất khẩu tươi: Rất tốt
Các giống trồng thuộc nhóm Q ueen gồm có: - Natal Q ueen: Gọi là Hồng Hậu Quê Hư ơng. - "Z" Q ueen: có lẽ là 1 ngẫu biến của Natal Queen. - Ripley Queen.
- Mac- Grégor: Cây to, chồi thân lớn.
- Alexandra: được chọn lọc từ Queen Natal, cây to và chồi thân lớn như Cayenne. - Queen Nam Phi.
3.3. Nhóm Spanish (Tây Ban Nha)
- Đặc tính đóng hộp: kém - Ăn tươi:Rất tốt
- Xuất khẩu tươi:Rất tốt
Các giống trồng thuộc nhóm Spanish gồm có: - Red Spanish: Năng suất mùa gốc cao hơn màu tơ. - Singapore Spanish: Lá khơng gai, đóng hộp tốt.
- Selangor Green: là giống đột biến từ Singapore Spanish.
Ngồi ra cịn có giống Peurto- Rico 1-56 cũng cho năng suất cao. - Castilla.
- Cabezona: Đây là giống tam nhiểm duy nhất trên thế giới, trái to (có thể nặng đến 6 - 7kg). Năng suất kém, Vì trái q to nên khó đóng hộp.
- Việc chọn lọc từ quần thể giống Singapore Spanish ở Mă Lai c ũng đã chọn được 1 giống mới, đó là Masmerah, có sức sống cao, nhiều lá, cây thẳng và cho trái to hơn cây cha mẹ
(Wee, 1974).
Các giống trồng trong nước: Ở miền Bắc:
- Dứa hoa Phú thọ (Natal Q ueen): Còn gọi là Victoria.
- Dứa hoa Na hoa (Queen Nam Phi): còn gọi là Paris, Yellow Mauritius. - Dứa hoa Nam bộ (Nam Phi Queen): Cịn gọi là khóm, thơm ta.
- Dứa ta (Red Spanish): còn gọi là thơm bẹ đỏ, thơm lửa, dứa Sàn, dứa Buộm, Tam
Dương.
- Độc bình khơng gai (Cayenne): cịn gọi là thơm Tây, Sarawak, Hồng Kông.
Ở miền Nam:
Dứa trồng chủ yếu là nhóm Queen, tập trung ở 1 số tỉnh như : Cần Thơ, Kiên Giang, Bạc Liêu, Long An, Tiền Giang và thành phố Hồ Chí Minh, gồm có các giống Singapore
Canning, Alexandra, Mac- grégor....Nhóm Cayenne được trồng nhiều ở Bảo Lộc (Lâm Đồng).
4. ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT VÀ SINH VẬT HỌC
Dứa là loại cây thảo lâu năm. Sau khi thu hoạch quả, các mầm nách ở thân tiếp tục phát triển và hình thành một cây giống như cây trước cũng cho một quả thứ 2 thường bé hơn
quả trước, các mầm nách của cây con lại phát triển lên lại cho một quả thứ 3. Cây trưởng thành cao 1 - 1,2m, đường kính 1,3 - 1,5m.
4. 1. Thân
Có, dài 25 -30 cm, to 2,5 - 3,5 cm ở gốc và 5,5-6,5 cm dưới mô phân sinh tận cùng.
Cây trưởng thành cao khoảng 1-1,2 m, có dạng con cù đáy bẹt, đường kính tán rộng 1,3-1,5m. Bóc lá ra có thân nằm bên trong dạng hình chùy đặc biệt dài khoảng 20-30cm với phần gần ngọn thân to nhất có đường kính 5,5-6,5cm, cuối thân có đường kính 2-3,5cm. Phần
thân trên thường cong, phần thân dưới có thể cong nếu chồi đem trồng là chồi cuống hay chồi thân và thẳng nếu chồi đem trồng là chồi ngọn. Các lóng rất ngắn không quá 10 cm, dọc thân cây phát sinh các rễ phụ, quấn quanh cây hoặc đâm vào đất.
4. 2. Lá
Lá dứa có chức năng quan trọng trong đời sống của cây, quang hợp, hơ hấp, phát tán, tích lũy chất dinh dưỡng để nuôi cây, nuôi quả. Cây trưởng thành có khoảng 60-70 lá xếp thành hoa thị, lá non ở giữa, lá già ở ngoài cùng. Kiểu xếp lá thường thấy là 5/12-5/13 (phải qua 5 đường xoắn ốc trên thân mới gặp lại 2 lá cùng nằm trên một đường thẳng, trong khoảng đó đếm được 12-13 lá).
Các giống khác nhau có số lá khác nhau: cayenne có 60-70 lá, dứa ta có 50-60 lá, giống Đài Loan có 30-40 lá và độ lớn của các lá cũng khác nhau).
Hình dạng lá thay đổi tùy theo vị trí của chúng trên cây. Trừ những lá cịn non, lá dạng hình ḷng máng đặc biệt nên càng cứng càng giúp cây có thể hứ ng lấy tất cả lượng mưa vào gốc cây, tận dụng được cả sương. Biểu bì thượng gồm 1 lớp cutin nên chống bốc hơi nước rất
tốt.
Diện tích lá và trọng lượng lá xanh có mối tương quan thuận khá chặt chẽ với trọng lượng quả. Điều này đặt ra cho các nhà trồng trọt phải Tìm mọi cách tác động sao cho thời kỳ
sinh trưởng sung sức của cây đạt được số lá tối đa để có năng suất cao.
4. 3. Rễ
Do các rễ phụ phát sinh trong mơ có nhiều mạch ngăn cách trung trụ với vỏ (điển hình
cho lớp đơn tử diệp) và rễ thứ cấp là những rễ nhánh bên của các rễ trên.
Toàn bộ rễ của cây trưởng thành nằm rất nông, sự phát triển của nó phụ thuộc chủ yếu vào đặc điểm lư tính của đất, cấu tượng độ thống, độ ẩm. Rễ có thể mọc dài 2m nếu điều kiện mơi trường rất thích hợp. Rễ nằm hầu hết trong lớp đất mặt 15 cm, ở độ sâu 30 cm cũng có vài
rễ, đặc biệt lắm mới thấy ở lớp sâu 60 cm hoặc hơn.
Do sự sắp xếp của lá nên tất cả các nách lá trên thân có thể chứa được khoảng 80- 100ml nước, do đó có thể tưới nước hay dung dịch phân lên cây.
4. 4. Cuống, hoa tự, quả
* Cuống:
Mô phân sinh tận cùng thường sản sinh ra lá. Phân hóa hoa tự khi mơ phân sinh tận cùng sau thời kỳ ngắn co rút, nó mở rộng ra, đồng thời bắt đầu phân hóa cuống. Mơ phân sinh đạt chiều rộng lớn nhất khi cuống mới được vài milimet và bắt đầu hình thành dăy mắt đầu tiên, sau đó nó teo dần lại. Sau 12 ngày xử lư dung dịch axêtylen có thể nh́n thấy bằng mắt thường hình phác tạo của hoa tự trên 1 lát cắt ngang đầu ngọn (có thể tính tỷ lệ cây xử lư có
kết quả từ lúc này).
* Hoa:
Ở Hawai, theo B.F. Kerns và cộng tác viên cho rằng: sự hình thành hoa tự trung bình 37 ngày, từ kết thúc hình thành hoa tự đến nở hoa đầu tiên 43 ngày. Thời kỳ nở hoa kéo dài trung bình 26 ngày và từ kết thúc nở hoa đến quả chín khoảng 109 ngày. Khi mơ phân sinh tr ở
lại kích thước cũ, các lá phát triển trở lại để làm thành chồi ngọn.
Hoa sản sinh ra một quả gọi là “mắt”. Với lá bắc dưới, hoa gồm có 3 lá đài, 3 cánh
hoa, 6 nhị đực xếp thành 2 ṿng, 1 nhị cái có 5 tâm bì và bầu hạ
Hoa xếp đều 8 ṿng xung quanh tr ục hoa tự, nhưng số hoa trên mỗi ṿng khác nhau rất
lớn.
Trước thời kỳ nở hoa, tất cả quá trình phân chia tế bào đều đă hoàn thành, sau này sự tăng trưởng về khối lượng và trọng lượng chỉ là kết quả của sự thay đổi về kích thước và trọng
lượng tế bào.
Sau khi thụ phấn, tất cả các bộ phận của hoa đều góp phần hình thành quả đơn tính. Từ
Sự phát triển các mơ ở gốc lá bắc, lá đài và các mô ở gốc nhụy làm thành phần chủ yếu của thịt quả, còn trục của hoa tự là lơi.
Chồi ngọn được phát triển cả trong suốt thời kỳ hình thành quả, đi vào trạng thái ngủ
khi quả chín và phát triển trở lại khi được đem trồng.
* Quả:
Quả dứa là loại quả kép gồm nhiều quả con (100-200 quả con hay hoa). Sau khi thụ phấn, cánh hoa, nhị đực và ṿi nhụy cái tàn héo đi. Gốc lá bắc mập ra, cong úp lên che các lá đài. Các lá đài trở nên có thịt và hợp lại tạo thành núm, khi quả gần chín chúng dẹt xuống trở thành "mắt" của quả. Các quả con đính vào một trục phát hoa gọi là cùi quả (lỏi), cùi dứa kéo
dài ra bên ngồi gọi là cuống quả.
Hình quả thay đổi tùy giống trồng, từ bầu tṛn, hình trụ đến chóp cụt. Màu thịt quả khi chín thay đổi từ trắng đến vàng đậm. Màu vỏ từ xanh, vàng, vàng cam đến đỏ. Mùi thơm của quả được cho là của chất Ethyl Butyrate và Amyl Butyrate. Trong quả hàm lượng đường giảm dần từ đáy lên ngọn. Phần ăn được của quả là phần mô ở các lá bắc, các lá đài, ṿi nhụy, bầu noăn và cùi quả đến hình thành quả. Thời gian từ khi trổ hoa đến thu hoạch kéo dài khoảng 3
tháng (nhóm Q ueen).
4. 5. Chồi
Ngồi chồi ngọn cịn có các chồi: chồi thân, chồi ngầm, chồi cuống, chồi nách.
+ Chồi thân: phát triển từ mầm nách trên thân, gốc của nó phát triển mạnh, có dạng đặc
biệt như “mỏ vịt”, cho lứa quả thứ 2.
+ Chồi ngầm: phát sinh trên phần thân nằm dưới đất hoặc ở cổ rễ, có rễ đâm xuống đất
và có lá dài hơn chồi thân.
+ Chồi cuống: phát triển từ một mầm nách trên cuống, nó cong và ở gốc phình to ra, có cấu trúc gần giống cấu trúc quả.
Theo T.L. Collins nó là một “ơ quả lùn chưa hồn thành, có một chồi ngọn rộng khác thường”.
Sau khi thu hoạch quả chồi cuống ngừng phát triển (cuống khô lại) và rụng xuống đất nếu ta không thu hoạch.
+ Chồi nách: là trung gian giữa chồi thân và chồi cuống, phát sinh từ những mầm nách ở chỗ tiếp giáp cuống và thân, như ng trong thực tế người ta không phân biệt chồi này với chồi thân.
Hình 18: Các loại chồi dứa
Các chồi trên đây khác nhau không những về hình thái mà cịn về thời gian một chu kỳ của chúng.
Chẳng hạn ở Hawai: Chồi ngọn là 24 tháng. Chồi cuống là 20-22 tháng. Chồi thân là 16-18 tháng.
Cịn ở Cơtđivoa và một số vùng Mactinic thì chu kỳ này ngắn hơn 4 tháng. Sở dĩ thời gian của một chu kỳ khác nhau là Vì: vào cùng một giai đoạn sinh trưởng những cây mọc từ chồi thân nhạy cảm hơn với những tác động của mơi trường chi phối q trình phân hóa hoa tự so với chồi cuống và chồi cuống lại nhạy cảm hơn chồi ngọn.
5. YÊU CẦU ĐIỀU KIỆN NGOẠI CẢNH .
5. 1. Nhiệt độ
Nhiệt độ là một yếu tố quan trọng quyết định tỷ lệ sinh trưởng của các bộ phận khác
nhau trên cây, do đó quyết định sự phát triển của cây.
Nhiệt độ là yếu tố chính hạn chế sự mở rộng vùng trồng dứa trên thế giới. Dứa thích ấm áp, nhiệt độ bình quân trên 200C (210-270C), lư tưởng nhất là nhiệt độ bình quân 250C và
biên độ ngày đêm là 120C.
Giới hạn sự phân bố của dứa là ở vĩ độ giữa 25 độ Nam và Bắc, tuy nhiên có một vài
ngoại lệ như ở Assam (30 độ B) và Nam Phi (33 độ N).
Ở vùng có nhiệt độ cao gần xích đạo, gần biển cây sinh trưởng khỏe, lá xum xuê, quả to, mắt dẹt, phẳng, thịt có màu sắc, chín hồn tồn thịt quả vàng đậm, ngọt.
Cây trồng trong những miền có nhiệt độ tương đối thấp (vùng cao nhiệt đới) thường phát triển kém, lá hẹp, cứng, ngắn hơn. Chồi ngọn chắc và nhỏ, số chồi cuống thì nhiều và hiện tượng "ṿng chồi" rơ hơn. Q uả thường nhỏ, mắt lồi, thịt đục, ít màu sắc như ng biểu bì
quả thì sẫm hơn, độ chua cao, độ đường thấp và ít thơm.
Nhiệt độ cao có thể đốt cháy biểu bì gây hiện tượng "cảm nắng". Py và Tisseau (1965) cho rằng, ở nhiệt độ 25oC là tối thích hợp cho quả chín trong điều kiện ở Guinea và Hawaii (biên độ nhiệt giữa ngày và đêm là 12oC ở Guinea và hơi kém hơn ở Hawaii). Nhiệt độ cao
cịn làm lượng axít và đường giảm.
Khi quả chín vào thời kỳ lạnh và ẩm, độ ánh sáng yếu, quả thường bị nâu trong ruột.
Van Overbeek, Cruzado nghiên cứu giống Tây Ban Nha đỏ ở Puecto-Ricô và Y.L. You
ở Đài Loan cho biết, hạ thấp nhiệt độ làm dứa ra hoa.
Gowing chứ ng minh rằng: nếu hạ thấp nhiệt độ và kéo dài bóng tối (ngày ngắn) thì
phân hóa hoa sớm hơn, nên dứa trồng ở vùng cao ra hoa sớm hơn ở gần biển.
5. 2. Lượng mưa và nước
Dứa là cây đx̣i hỏi ít về nước, do cách xếp lá và dạng cong ḷng máng của lá giúp cây có thể sử dụng được nước một cách hữu hiệu. Ở những vùng có lượng mưa phân bố đều quanh năm thì lượng mưa khoảng 1000-1500mm được xem là thích hợp nhất. N hu cầu nước hằng ngày tương ứng với lượng nước khoảng 1,25-2mm (tức khoảng 12,5-20m3/ha). Để có thể cung cấp lượng nước hữu hiệu cho dứa người ta có thể bố trí trồng ở những vùng đất thấp, có mực
nước ngầm ln ln cao, tuy nhiên phải lưu ư việc thốt nước.
Cần lư u ư thoát nước cho vườn dứa trong những tháng có lượng mưa cao Vì khi ngập
úng cây thường bị nấm kư sinh trong đất gây hại.
Khi bị thiếu nước, cây sẽ sống nhờ lượng nước dự trữ trong tầng tế bào chứa nước ở lá. Khi nguồn nước này cạn cây sẽ có triệu chứ ng héo: lá chuyển sang màu vàng rồi đỏ, ŕa lá cuốn ṿng xuống mặt dưới, gọi là giai đoạn "dây". Nói chung việc chịu đự ng hạn hán của cây thay đổi theo các giai đoạn sinh trưởng. Sau khi trồng, chồi đă hồi phục, nếu gặp hạn hán 4-6 tháng thì chu k ỳ sinh trưởng của cây thường bị kéo dài thêm một ít và khơng ảnh hưởng nhiều đến năng suất. Trái lại, nếu cây bị thiếu nước trong giai đoạn bắt đầu phân hố hoa tự, hình
thành quả sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất.
Nếu chủ động được chu kỳ sinh trưởng thì có thể giảm nhẹ tác hại của hạn hán bằng
cách bố trí trồng như thế nào để hạn rơi vào thời kỳ sinh trưởng ít bị tác hại nhất.
Ở Guinea người ta đạt được kết quả tốt bằng cách bố trí trồng dứa vào giữa mùa mưa (mùa khô tiến đến sau khi chồi đă hồi phục) và thu hoạch quả vào khoảng tháng 2-3 dl (giữa
mùa khô năm sau) sau khi đă xử lư kích thích tố tạo hoa vào tháng 7-8 dl năm trước.
5. 3. Ánh sáng
Dứa là cây ưa sáng, nếu thiếu ánh sáng quả bé, phẩm chất kém.
Sideris C.P và những cộng tác đă chứ ng minh: giảm độ chiếu sáng mặt trời 20% thì năng suất giảm 10%. (W.G. Sanford cho rằng điều này nhất định có liên quan đến sự tổng hợp
Độ chiếu sáng có ảnh hưởng đến sự tạo lá, màu sắc quả (ở nơi thấp và ánh sáng yếu,
cây ra nhiều lá hơn, quả có màu tối khơng thích hợp cho bán tươi). Tuy nhiên, nếu cường độ
ánh sáng q cao sẽ làm cháy các mơ biểu bì tạo vết bỏng ngoài da và thịt quả.
Ngoài ra, độ dài ngày còn quyết định đến sự ra hoa. Gowing chứ ng minh rằng dứa (nhóm Cayenne) là cây ngày ngắn, tức có sự kế tiếp nhiều thời kỳ bóng tối mới dẫn đến sự ra
hoa và chỉ cần chiếu sáng 1 giờ trong đêm tối cũng làm mất tác dụng ra hoa.
Tuy nhiên việc kéo dài nhân tạo thời gian của ngày cũng khơng thể ngăn cản sự ra hoa. Do đó người ta cho rằng dứa không phải là cây ngày ngắn nghiêm ngặt. Nếu kéo dài thời kỳ bóng tối đi đơi với việc giảm thấp nhiệt độ thì sự phân hố hoa tự được sớm hơn, điều này giải
thích tại sao dứa trồng ở vùng cao thường ra hoa sớm hơn vùng gần biển.
Ngoài thời gian chiếu sáng, mây mù cũng có ảnh hưởng đến sự ra hoa do ảnh hưởng