Phát huy vai trò quản lý nhà nƣớc trong quá trình chuyển dịch cơ

Một phần của tài liệu những giải pháp chủ yếu nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng công nghiêp hóa, hiện đại hóa ở thành phố thái nguyên (Trang 105 - 108)

cấu kinh tế nông thôn theo hƣớng công nghiệp hoá, hiện đại hoá

Quản lý nhà nƣớc nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng công nghiệp hoá - hiện đại hoá là quá trình Nhà nƣớc xây dựng và vận hành cơ chế quản lý kinh tế phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hôi, phù hợp với các quy luật kinh tế khách quan để tác động vào hệ thống kinh tế làm biến đổi về lƣợng, thay đổi mối quan hệ về chất của các bộ phận hợp thành hệ thống kinh tế theo hƣớng công nghiệp hoá - hiện đại hoá.

Ngày nay trong bối cảnh đất nƣớc ta đang đẩy nhanh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nói chung và công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn nói riêng. Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn vừa là mục tiêu vừa là điều kiện để thực hiện quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn. Cùng với cả nƣớc Thái Nguyên thực hiện phát triển nền kinh tế thị trƣờng có sự quản lý của nhà nƣớc theo định hƣớng xã hội chủ nghĩa. Do vậy, trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn vừa chịu sự tác động của yếu tố thị trƣờng tự do cạnh tranh, song cũng không thể bỏ qua vai trò quản lý của Nhà nƣớc nhằm làm cho quá trình chuyển dịch cơ cấu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn

kinh tế nông thôn không bị chệch định hƣớng và đạt hiệu quả cao nhất trong điều kiện có thể nhƣ mong muốn của Nhà nƣớc. Mặc khác, với vai trò quản lý của Nhà nƣớc còn để khắc phục các trục trặc, cạnh tranh không bình đẳng trên thị trƣờng, bảo vệ môi trƣờng sinh thái, thực hiện các chính sách xã hội, phát triển kinh tế ở những vùng khó khăn và huy động một cách có hiệu quả mọi nguồn lực xã hội vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn.

Đối với Thành phố Thái Nguyên vai trò quản lý của Nhà nƣớc đƣợc thể hiện qua các chủ trƣơng, chính sách, cơ chế khuyến khích tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế nói riêng và quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói chung đƣợc thuận lợi. Quản lý Nhà nƣớc trên địa bàn thành phố thông qua xác định tầm nhìn chiến lƣợc trong hoạch định kế hoạch phát triển, chƣơng trình hành động, mở rộng quan hệ thƣơng mại, thị trƣờng cho hàng hoá nông sản đƣợc sản xuất trên địa bàn. Định hƣớng bằng các chiến lƣợc, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội. Điều tiết, định hƣớng các hoạt động của các chủ thể kinh tế thông qua chính sách thuế, chính sách khuyến khích, ƣu đãi đầu tƣ...Quản lý nhà nƣớc cũng hƣớng vào quy hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn, mở mang dịch vụ công cộng, đẩy mạnh công tác khuyến nông, khuyến lâm; quan tâm đến công tác giáo dục, đào tạo cán bộ hoạt động trong nông thôn, huy động các nguồn vốn đầu tƣ, tạo thị trƣờng các yếu tố đầu vào cho sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ I- Kết luận

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn là một đòi hỏi cấp thiết, là nhân tố quyết định sự thành công của công cuộc xây dựng nông thôn mới ở mỗi địa phƣơng và là yếu tố then chốt đƣa nông thôn phát triển bắt kịp với sự phát triển của thành thị. Đối với thành phố Thái Nguyên, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn cho phép:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn

1- Nâng cao năng suất, chất lƣợng và hiệu quả trong sản xuất nông, lâm nghiệp, phát triển đa dạng các thành phần kinh tế, nâng cao tỷ trọng giá trị sản xuất ngành công nghiệp và dịch vụ nông thôn trong cơ cấu tổng giá trị sản xuất của các ngành.

2- Phát huy lợi thế, tiềm năng thế mạnh cũng nhƣ tận dụng đƣợc mọi nguồn lực sẵn có ở địa phƣơng. Cùng với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn là quá trình ứng dựng tiến bộ khoa học, công nghệ vào sản xuất, đƣa máy móc, tri thức mới vào trong nông nghiệp, nông thôn. Quá trình đó đã góp phần công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn.

3- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hƣớng công nghiệp hoá, hiện đại hoá sẽ góp phần phân công lại lao động xã hội, nâng cao năng suất lao động của ngƣời nông dân từ đó cho phép chỉ cần giữ lại một lƣợng nhỏ lao động ở mức cần thiết trong nông thôn cũng có thể đáp ứng đƣợc sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội ở nông thôn. Đồng thời, chuyển một lƣợng lớn lao động dƣ thừa ở khu vực này sang khu vực công nghiệp và dịch vụ góp phần vào sự phát triển cân đối giữa các ngành nghề.

Trên đây là những vấn đề lý luận và thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hƣớng công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở thành phố Thái Nguyên, những vấn đề chính đƣợc đề cập nhƣ: tại sao phải chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn, tại sao phải công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn; sự cần thiết phải chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hƣớng công nghiệp hoá, hiện đại hoá; thực trạng chuyển dịch cơ cấu nông thôn theo ngành và theo thành phần kinh tế; thực trạng nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ nông thôn trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở thành phố Thái Nguyên.

Từ thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn ở thành phố Thái Nguyên cùng các điều kiện sẵn có cũng nhƣ các tiềm năng chƣa đƣợc khai

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn

thác nhằm tạo ra bƣớc đột phá trong cơ cấu kinh tế nông thôn của thành phố, đề xuất hƣớng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn trong những năm tới là: chuyển từ nền sản xuất nông nghiệp nhỏ lẻ, manh mún sang sản xuất hàng hoá tập trung quy mô lớn, gắn sản xuất với thị trƣờng đầu vào và thị trƣờng đầu ra, chú trọng phát triển chăn nuôi và kinh tế đồi rừng, phát triển đa dạng hoá các ngành nghề nông thôn, nâng cao giá trị sản xuất công nghiệp và dịch vụ nông thôn, tập trung phát triển công nghiệp chế biến các sản phẩm từ nông, lâm nghiệp, xác định nông nghiệp là nhiệm vụ quan trọng đảm bảo sự tăng trƣởng ổn định về giá trị tuyệt đối nhƣng giảm đáng kể tỷ trọng, nâng cao tỷ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ nông thôn.

Một phần của tài liệu những giải pháp chủ yếu nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng công nghiêp hóa, hiện đại hóa ở thành phố thái nguyên (Trang 105 - 108)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)