Kinh nghiệp của Ấn Độ

Một phần của tài liệu những giải pháp chủ yếu nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng công nghiêp hóa, hiện đại hóa ở thành phố thái nguyên (Trang 34 - 36)

Ấn Độ là nƣớc đông dân nhất vùng Nam Á và đứng thứ hai thế giới (sau Trung Quốc). Tuy có truyền thống sản xuất nông nghiệp nhƣng thời kỳ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn

đầu mới giành độc lập, đất nƣớc này thƣờng xuyên bị nạn đói đe dọa. Sớm nhận thấy vai trò của nông nghiệp trong phát triển kinh tế đất nƣớc nên từ kế hoạch 5 năm lần thứ nhất Chính phủ đã đề cập đến vấn đề công nghiệp hoá nông nghiệp, nông thôn. Năm 1977 Chính phủ Ấn Độ cụ thể hoá danh mục sản phẩm công nghiệp nông thôn và chủ trƣơng phát triển các ngành nghề phù hợp với yêu cầu thiết thực sau:

- Ngành nghề đó phải nhằm vào khai thác sử dụng nguyên vật liệu tại chỗ hoặc có trong nƣớc, hạn chế các ngành phải sử dụng nguyên vật liệu nhập ngoại.

- Các ngành nghề có yêu cầu thiết bị đơn giản, công nghệ phù hợp với trình độ tay nghề của nông dân, thu hút rộng rãi các tầng lớp lao động ở nông thôn.

- Những ngành nghề đòi hỏi không nhiều vốn đầu tƣ mà cần nhiều lao động.

- Quy mô sản xuất thích hợp với gia đình về lao động, tiền vốn, nhà xƣởng và trình độ quản lý.

Những yêu cầu đặt ra trên đây là xuất phát từ điều kiện kinh tế nói chung, nông nghiệp, nông thôn Ấn Độ nói riêng. Do vậy, thế mạnh các ngành tiểu thủ công truyền thống đƣợc khơi dậy ở các địa bàn nông thôn nhƣ chế biến nông sản, thực phẩm, sản xuất các hàng tiêu dùng, thủ công mỹ nghệ, gốm sứ, nguyên liệu cho sản xuất công nghiệp, công cụ cho sản xuất nông nghiệp...Có tới 73% số xí nghiệp sản xuất các sản phẩm công nghiệp nông thôn và thu hút tới gần 70% lao động làm việc trong các xí nghiệp này. Nhằm thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, Chính phủ Ấn Độ đã lồng ghép các chƣơng trình phát triển sản xuất nông nghiệp (bằng các cuộc cách mạng xanh rồi cách mạng trắng) với chƣơng trình công nghiệp nông thôn thành chƣơng trình phát triển nông thôn tổng hợp. Thời gian thực hiện

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn

chƣơng trình tổng hợp này trong 10 năm (1980 - 1990) đã tạo việc làm cho 15 triệu hộ gia đình và cải thiện đời sống nghèo đói của gần 100 triệu ngƣời.

Đồng thời với các chƣơng trình của nông thôn, Chính phủ còn quan tâm phát triển các ngành công nghiệp nặng nhằm hỗ trợ nông nghiệp, nông thôn phát triển theo hƣớng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Nội dung công nghiệp hoá, hiện đại hoá nhằm vào sinh học hoá, thuỷ lợi hoá, hoá học hoá, cơ giới hoá, điện khí hoá trong nông nghiệp. Công nghiệp hoá nông nghiệp đã làm cho sản phẩm lƣơng thực tăng bình quân 3%/năm trong những năm 80.

Công nghiệp hoá nông nghiệp, nông thôn không chỉ nhằm vào tăng năng suất lao động, giảm giá thành sản phẩm mà còn không ngừng nâng cao chất lƣợng sản phẩm theo yêu cầu của thị trƣờng trong và ngoài nƣớc. Nhiều nông sản chế biến của Ấn Độ nhƣ gạo, lúa mì, sữa, da, lông... đƣợc thị trƣờng thế giới ƣu chuộng.

Trong nửa thế kỷ qua Ấn Độ cũng đạt đƣợc những kỳ tích trong lĩnh vực giải quyết lƣơng thực, thực phẩm và hàng tiêu dùng khác thông qua các chƣơng trình phát triển kinh tế của Chính phủ. Một trong những chƣơng trình luôn đƣợc chính phủ và nhân dân Ấn Độ quan tâm thực hiện là chƣơng trình tạo việc làm, xóa đói, giảm nghèo ở khu vực nông thôn, coi nông nghiệp nông thôn là cơ sở phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc. Tuy rằng các ngành nghề truyền thống và công nghiệp nông thôn hiện vẫn chƣa thu hút đƣợc nhiều lao động nhƣ các nƣớc khác trong cùng châu lục nhƣng cũng có thể coi đó là một bài học khá điển hình trong công cuộc phát triển kinh tế nông thôn của một nƣớc đông dân nhƣ Ấn Độ.

Một phần của tài liệu những giải pháp chủ yếu nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng công nghiêp hóa, hiện đại hóa ở thành phố thái nguyên (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)