Đối với kinh tế hộ, cần khuyến khích các hộ chuyển đổi cơ cấu sản xuất, phát triển mạnh chăn nuôi, tạo điều kiện để kinh tế hộ phát triển theo mô hình kinh tế trang trại (nhất là trang trại về chè, cây ăn quả, trang trại chăn nuôi lợn, gà…).
Đối với kinh tế trang trại cần tiếp tục phát triển, mở rộng loại hình kinh tế này khuyến khích các trang trại có quy mô sản xuất lớn, các trang trại chăn nuôi giá súc, gia cầm. Ứng dụng khoa học, kỹ thuật và cơ giới hoá sản xuất của trang trại làm tăng năng suất, hiệu quả và tạo ra sức cạnh tranh trên thị trƣờng của các sản phẩm do trang trại tạo ra. Bên cạnh đó không ngừng củng cố, phát triển các trang trại trồng chè, trang trại lâm nghiệp nhằm phát huy lợi thế và phát triển hàng hoá nông, lâm sản của tỉnh.
Khuyến khích nông dân thực hiện chƣơng trình liên kết sản xuất, chế biến sản phẩm có sự tham gia của Hợp tác xã, nông dân với doanh nghiệp, nhà khoa học trong sản xuất, chế biến nông sản.
Xây dựng, củng cố, đổi mới và phát triển kinh tế hợp tác và hợp tác xã trong sản xuất nông nghiệp đặc biệt là trong lĩnh vực tiêu thụ sản phẩm cho
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn
các hộ nông dân mà hiện nay trên địa bàn thành phố Thái Nguyên còn rất yếu và thiếu. Phát triển các hợp tác xã có tính chuyên môn ngày càng cao về sản xuất và tiêu thụ sản phẩm hàng hoá của nông dân và ngƣời lao động. Bên cạnh đó tích cực giúp đỡ các tổ hợp tác về tổ chức và hoạt động để có đủ điều kiện thành lập hợp tác xã mới. Từng bƣớc xây dựng liên hiệp hợp tác xã và liên minh hợp tác xã để có đủ năng lực và khả năng cạnh tranh trên thị trƣờng. Khôi phục, duy trì và phát triển các làng nghề chè để tạo thêm việc làm, lôi kéo lực lƣợng lao động thuần nông sang sản xuất tiểu thủ công nghiệp. Góp phần cùng với các thành phần kinh tế khác đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn đạt hiệu quả cao.