Quan điểm chung

Một phần của tài liệu những giải pháp chủ yếu nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng công nghiêp hóa, hiện đại hóa ở thành phố thái nguyên (Trang 86 - 88)

Để việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn đem lại hiệu quả thiết thực, theo đúng hƣớng, với cơ cấu các thành phần kinh tế ở địa phƣơng chiếm tỷ lệ hợp lý, tận dụng tối đa lợi thế của vùng đồng thời tranh thủ các cơ hội thuận lợi từ môi trƣờng trong nƣớc và quốc tế, góp phần vào phát triển kinh tế - xã hội ở nông thôn, khi chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn phải đứng trên một số quan điểm có tính định hƣớng, đó là:

* Phát triển kinh tế nông thôn theo hƣớng sản xuất hàng hoá và xây dựng một nền kinh tế mở.

Quan điểm này dựa trên cơ sở nền tảng của cơ chế thị trƣờng. Nói đến thị trƣờng là nói đến cung cầu, giá cả các loại hàng hoá và dịch vụ. Bất cứ một nền sản xuất nào cũng tập trung giải quyết ba vấn đề chủ yếu là Sản xuất cái gì? Sản xuất cho ai? và Sản xuất như thế nào? Bàn về câu hỏi thứ nhất và thứ hai trong nền kinh tế thị trƣờng là không phải sản xuất tự cung, tự cấp cho gia đình và bản thân ngƣời sản xuất. Chính vì vậy, đây là nền kinh tế mở, nền kinh tế hƣớng ngoại, hƣớng tới thị trƣờng trong nƣớc và quốc tế, không phải sản xuất cái mà ta có mà sản xuất cái mà thị trƣờng cần.

* Xây dựng một nền nông nghiệp phát triển bền vững, bảo vệ môi trƣờng sinh thái.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn

mặt: kinh tế, xã hội và môi trƣờng sinh thái. Chúng ta thấy một cách rõ ràng mối quan hệ qua lại giữa hệ thống kinh tế và môi trƣờng thiên nhiên. Con ngƣời với hoạt động kinh tế của mình lấy từ môi trƣờng thiên nhiên những gì họ cần để nâng cao mức sống của mình, sau đó cũng chính con ngƣời lại thải ra môi trƣờng những chất thải làm huỷ hoại môi trƣờng. Một nền nông nghiệp bền vững phải giữ vững tốc độ tăng trƣởng ổn định, giảm tối đa và đi đến xoá bỏ áp lực của xã hội đến huỷ hoại môi trƣờng, củng cố và xây dựng hệ sinh thái môi trƣờng ngày càng hài hoà, cân đối, phục hồi lại nguồn gen thực vật và động vật quý hiếm.

* Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hƣớng công nghiệp hoá, hiện đại hoá và xây dựng cơ sở hạ tầng vững mạnh.

Một nền kinh tế vững mạnh phải dựa trên cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, sản xuất bằng máy móc cơ giới hoá, hiện đại hoá với năng suất lao động cao phải đứng trên quan điểm đó để từng bƣớc xây dựng nền nông nghiệp, nền kinh tế nông thôn theo hƣớng công nghiệp hoá, hiện đại hoá với cơ sở hạ tầng vững mạnh.

Công nghiệp hoá là quá trình chuyển đổi lao động nông nghiệp từ thủ công sang cơ giới từng khâu, từng bộ phận tiến tới cơ giới hoá hoàn toàn một số ngành có điều kiện.

Hiện đại hoá là quá trình tiếp thu và ứng dụng các kỹ thuật và công nghệ hiện đại, tiên tiến.

Cơ sở hạ tầng nông thôn là nền tảng của nền sản xuất nông nghiệp với các yếu tố nhƣ: hệ thống đƣờng xá, giao thông, điện, các công trình thuỷ lợi, tƣới tiêu, hệ thống thông tin về thị trƣờng giá cả.

Công nghiệp hoá, hiện đại hoá cùng với cơ sở hạ tầng vững mạnh là xƣơng sống của một nền sản xuất, đánh giá trình độ phát triển của lực lƣợng sản xuất và sự tiến bộ về phƣơng pháp sản xuất.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn

* Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn trên cơ sở gắn với chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội của địa phƣơng, nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội.

Nhƣ chúng ta biết, nguồn tài nguyên thiên nhiên cũng nhƣ tiềm lực kinh tế - xã hội của quốc gia cũng nhƣ của từng địa phƣơng là có giới hạn. Con ngƣời cần có biện pháp sử dụng có hiệu quả nguồn lực đó, đồng thời tìm biện pháp tái tạo những nguồn tài nguyên có thể tái tạo để phục vụ cho mục đích lâu dài và hạn chế một cách tối đa việc sử dụng những tài nguyên không thể tái tạo.

Muốn nâng cao tốc độ tăng trƣởng trong nông nghiệp, kinh tế nông thôn nói riêng và nền kinh tế nói chung, thì các yếu tố nguồn lực nhƣ đất đai, lao động, vốn, tập đoàn cây trồng và vật nuôi… phải đƣợc kết hợp với nhau một cách hợp lý, từng yếu tố đó phải đƣợc sử dụng có hiệu quả, đồng thời phải quan tâm đến quan hệ tác động tƣơng hỗ giữa các yếu tố để đƣa lại hiệu quả kinh tế tổng hợp.

* Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn phải kết hợp giữa phát triển kinh tế với phát triển văn hoá, giáo dục, xây dựng cộng đồng nông thôn vì mục tiêu phát triển con ngƣời.

Con ngƣời vừa là mục tiêu, vừa là động lực phát triển kinh tế và là yếu tố năng động tích cực nhất của lực lƣợng sản xuất. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn phải thể hiện quan hệ biện chứng giữa kinh tế với văn hoá – xã hội, tạo điều kiện và động lực phát triển con ngƣời. Chính vì vậy, bên cạnh các hoạt động dịch vụ phục vụ sản xuất thì các dịch vụ xã hội (giáo dục, văn hoá, y tế..) phải đƣợc đặc biệt quan tâm.

Một phần của tài liệu những giải pháp chủ yếu nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng công nghiêp hóa, hiện đại hóa ở thành phố thái nguyên (Trang 86 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)