- Đối với đất ruộng: Thực hiện công thức luân canh 3 vụ, xuân muộn, mùa sớm, cây vụ đông. Còn những diện tích không chủ động đƣợc nƣớc thì chuyển sang trồng rau màu và cây công nghiệp ngắn ngày nhƣ lạc, đỗ tƣơng, vùng bãi ven sông phát triển trồng cây dâu tằm.
- Đối với đất vƣờn đồi tận dụng đất còn khả năng nông nghiệp và cải tạo vƣờn tạp, một số rừng để trồng chè, cây ăn quả.
- Tiếp tục thực hiện chính sách giao đất và đất có mặt nƣớc cho các hộ nông ngƣ dân để nuôi trồng thuỷ sản.
Để đất nông thôn không chỉ là đối tƣợng để canh tác mà còn là tiền đề chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, cần giải quyết ruộng đất cho những ngƣời sống ở nông thôn, làm nông nghiệp có đất để sản xuất. Tạo điều kiện thuận lợi cho những ngƣời đƣợc giao quyền sử dụng ruộng đất nhƣng không trực tiếp sản xuất, làm ngành nghề khác có thu nhập cao hơn để họ chuyển nhƣợng ruộng đất cho các hộ khác. Đồng thời
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn
cần có định hƣớng và khống chế chặt chẽ mục đích sử dụng ruộng đất. Có nhƣ vậy thì đất đai nông thôn mới đƣợc khai thác triệt để góp phần làm tăng sản lƣợng, diện tích canh tác từng bƣớc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn của tỉnh.
3.2.7- Đầu tƣ phát triển công nghiệp chế biến, đẩy nhanh cơ giới hoá nông nghiệp và không ngừng phát triển các loại dịch vụ nông thôn
Đây đƣợc coi là giải pháp có ý nghĩa tác động mạnh mẽ nhất đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, thực hiện giải pháp này góp phần làm cân đối tỷ trọng giữa 3 ngành nông nghiệp, công nghiệp nông thôn và dịch vụ nông thôn.
Hiện nay trên địa bàn nông thôn của tỉnh khu vực công nghiệp nông thôn nhìn chung còn lạc hậu và thấp kém, các điều kiện và tiền đề cho phát triển công nghiệp nông thôn cũng nhƣ khả năng lôi kéo một lực lƣợng lớn lao động từ khu vực nông nghiệp sang khu vực công nghiệp còn nhiều hạn chế. Do vậy, trƣớc mắt cần tập trung vào phát triển một số ngành công nghiệp chế biến các loại cây, con mà thành phố Thái Nguyên có thế mạnh nhƣ chè, cây hoa quả, lợn, gà,…vừa góp phần thúc đẩy công nghiệp nông thôn phát triển vừa góp phần tiêu thụ nông sản cho nông dân.
Bên cạnh đó, khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tƣ phát triển các công nghệ chế biến nông, lâm sản trên địa bàn, đặc biệt là công nghiệp chế biến chè, cây ăn quả và các sản phẩm từ chăn nuôi nhƣ lợn, gà.
Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện cơ giới hoá trong nông nghiệp là một giải pháp tốt để chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn của tỉnh theo hƣớng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Bằng việc đẩy mạnh việc đƣa cơ khí hoá vào các khâu công việc nặng nhọc trong sản xuất nông nghiệp nhƣ làm đất, vận chuyển, gặt lúa, tuốt lúa, xay sát, bơm nƣớc, trong chăn nuôi lợn, gà.. sẽ làm tăng năng suất lao động, giảm số ngƣời trong sản xuất nông nghiệp.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn
Không ngừng phát triển các loại dịch vụ nông thôn, nhƣ dịch vụ đầu vào cho sản xuất song vẫn còn hạn chế ở một số dịch vụ đầu ra, tiêu thụ sản phẩm, củng cố hệ thống dịch vụ của Hợp tác xã hiện nay, tập trung vào các dịch vụ đầu ra bao tiêu sản phẩm, khuyến khích các hộ gia đình tham gia làm dịch vụ góp phần làm chuyển biến cơ bản cơ cấu thành phần kinh tế nông thôn, phát triển kinh tế dịch vụ, sửa chữa cơ điện và sản xuất máy công cụ nhỏ phù hợp với tập quán và địa hình thành phố Thái Nguyên.