Kinh nghiệm của tỉnh Lạng Sơn

Một phần của tài liệu những giải pháp chủ yếu nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng công nghiêp hóa, hiện đại hóa ở thành phố thái nguyên (Trang 38 - 40)

Đối với kinh tế Lạng Sơn, nông nghiệp vẫn chiếm một vị trí quan trọng, với hơn 81% dân số sống ở nông thôn, trên 76% dân số và 80% lao động làm nông nghiệp. Vì vậy, có thể thấy nông nghiệp quyết định đời sống của phần lớn cƣ dân, giải quyết việc làm và tạo thu nhập. Mặt khác, nông nghiệp là nguồn cung cấp lƣơng thực, thực phẩm chủ yếu, đồng thời là nguồn cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp, cung cấp sản phẩm hàng hóa cho xã hội. Để nông nghiệp, nông thôn phát triển toàn diện, bền vững, tạo nền tảng cơ bản thúc đẩy các ngành kinh tế khác cùng phát triển, góp phần xây dựng nông thôn mới, những năm qua, tỉnh Lạng Sơn đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ cho nông nghiệp, nông thôn. Nổi bật nhƣ, chính sách trợ giá, trợ cƣớc giống cây lƣơng thực, đƣợc tỉnh bắt đầu thực hiện từ năm 1992 đến nay, mỗi năm nguồn kinh phí hàng tỷ đồng đƣợc trích từ ngân sách địa phƣơng đã góp phần đƣa nhanh tỷ lệ giống mới vào sản xuất. Vì vậy, đến nay đã có 36% diện tích lúa và 99% diện tích ngô sử dụng giống mới, góp phần nâng cao sản lƣợng lƣợng thực, bình quân đạt từ 275 đến 280 nghìn tấn, lƣơng thực bình quân đầu ngƣời năm 2010 đạt 380kg/năm, Cơ bản giải quyết đƣợc vấn đề lƣơng thực. Trong các loại cây hoa màu, lƣơng thực, cây ngô đã đƣợc xác định là cây chủ lực và có tiềm năng lớn trong vụ sản xuất

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn

đông - xuân. Để chuyển dịch có cấu sản xuất trên ruộng, đất nƣơng bãi, cây ngô đã đƣợc ngƣời dân phát triển mạnh trên đất chân ruộng một vụ thiếu nƣớc và trến đất bãi nhằm tăng hệ số sử dụng đất. Vì vậy, đến nay, diện tích trồng ngô ngày càng tăng, riêng cây ngô vụ xuân năm nay đã trồng đƣợc hơn 13.600 ha, tăng 4,1% so cùng kỳ. Các giống ngô lại chủ yếu nhập từ tập đoàn ngô Biosed, ngô lai VN10...Bên cạnh đó, ngành nông nghiệp rất coi trọng, công tác khuyến nông, tỉnh có cơ chế tuyển dụng các khuyên nông viên, nay 100% số xã có khuyến nông viên. Công tác khuyến nông không ngừng đƣợc nâng cao về chất lƣợng hoạt động, hàng nghìn cuộc tập huấn, trình diễn chuyển giao kỹ thuật cho hàng ngàn hộ nông dân. Từ đó làm thay đổi nhận thức, tập quán canh tác cho bà con, từng bƣớc chuyển từ thuần nông, tự cấp, tự túc sang sản xuất hàng hóa và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Cùng với các cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp, những năm qua, tỉnh ta đã tập trung các nguồn lực để xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội khu vực nông thôn. Với phƣơng châm Nhà nƣớc và nhân dân cùng làm, các địa phƣơng trong tỉnh đã huy động mọi nguồn vốn, cùng với sức dân để cải tạo, nâng cấp hệ thống đƣờng giao thông nông thôn, lƣới điện, công tình thủy lợi, trƣờng học, trạm y tế, nhà văn hóa thôn bản, chợ khu vực...Kết quả là đến nay, 100% xã có điện lƣới quốc gia, với 95% số hộ đƣợc sử dụng điện; 358 km đƣờng giao thông các loại đƣợc cải tạo, nâng cấp; 84% số xã đạt chuẩn quốc gia về y tế; 60% thôn bản, khối phố có nhà văn hóa...

Nhờ đó, đã tạo động lực cho kinh tế nông thôn đang từng bƣớc phát triển, đa dạng hóa ngành nghề, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ nông nghiệp, cơ giới hóa, điện khí hóa đƣợc tăng cƣờng ở các khâu làm đất, chế biến, vận chuyển góp phần nâng cao năng suất lao động, giải phóng sức lao động của ngƣời nông dân. Tại khu vực nông thôn, kinh tế hộ tiếp tục phát triển, hình

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn

thành một số trang trại và hình thức liên kết, liên doanh giữa nông dân với cơ sở chế biến, tiêu thụ sản phẩm thúc đẩy hàng hóa phát triển. Kết quả đạt đƣợc đó là bộ mặt nông thôn đã có nhiều khởi sắc, chất lƣợng cuộc sống của bà con nông dân đã từng bƣớc đƣợc cải thiện.

Một phần của tài liệu những giải pháp chủ yếu nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng công nghiêp hóa, hiện đại hóa ở thành phố thái nguyên (Trang 38 - 40)