các nguồn
gây độc. Một điều quan trọng phải lưu ý là những loại thức ăn đã gây ngộ độc có thể khơng
cịn tồn tại đến thời điểm kiểm tra.
Việc bảo quản mẫu, gửi xét nghiệm là rất cần thiết để có thể tiến hành phân tích một cách đầy đủ. Các mẫu bệnh phẩm được gửi xét nghiệm kèm theo danh sách mẫu, các phát hiện trong q trình chẩn đốn, kết quả mổ khám… (bảng 2.3). Mẫu bệnh phẩm phải được giữ sạch, không bị hư hỏng. Mỗi mẫu được
đựng trong túi nhựa hoặc bình thủy tinh trong riêng biệt, vơ trùng. Các mẫu cần xét nghiệm thuốc trừ sâu, các hợp chất hữu cơ hàm lượng thấp được đựng trong lọ thủy tinh tốt hơn là túi nhựa.
Việc bảo quản các mẫu bệnh phẩm là rất quan trọng. Hầu hết các mẫu cần được làm lạnh trừ khi những phân tích cụ thể địi hỏi cách xử lý khác. Làm lạnh mẫu nhằm tránh cho các chất độc khỏi bị phân hủy, tránh được sự phát triển của vi khuẩn và nấm mốc, ngăn không cho cho các tác nhân dễ bay hơi biến mất (ví dụ như amoni hay cyanide). Tuy nhiên nhiệt độ lạnh có thể ức chế hoạt tính một số men trong các test nhạy cảm, làm kết quả khơng chính xác. Vì vậy, nếu có nghi ngờ về biện pháp bảo quản cần sự tư vấn từ phịng thí nghiệm độc chất học.
Huyết thanh cần được tách khỏi phần máu đông để kết quả phân tích khơng bị ảnh hưởng bởi các thành phần khác trong máu.
Trong phân tích độc chất khơng chỉ xác định sự có mặt của chất độc mà còn phải xác định liều lượng và mức độ gây độc của các chất độc này.
1.4. Chẩn đốn phân biệt
Để có thể can thiệp và xử lý kịp thời khi súc vật bị ngộ độc do các nguyên nhân khác nhau, cần chẩn đốn chính xác ngun nhân gây độc và chẩn đoán phân biệt với những bệnh khác. Bệnh do ngộ độc thường có những đặc điểm sau:
- Ngộ độc cấp: Súc vật ốm nặng đột ngột, ốm đồng loạt nhiều con, nguyên nhân không rõ, khi đã loại trừ những nguyên nhân như cảm lạnh, bệnh truyền nhiễm... và thường bị chết.
- Bệnh không lây, mắc bệnh đồng loạt, triệu chứng và các biến đổi bệnh lý của các cơ quan đều giống nhau, sau khi loại bỏ được nguyên nhân được nghi là gây độc thì bệnh ngừng lan ngay.
- Xuất hiện các triệu chứng đường tiêu hóa (tiết nước bọt, nôn, ỉa chảy
hoặc táo bón, đau bụng, bỏ ăn...) và các triệu chứng thần kinh (hung hãn kích thích hoặc ủ rũ, co giật, run cơ, vân động loạng choạng, liệt, hôn mê...).
- Nhiều trường hợp gây vàng da thường là do gan bị tổn thương (ngộ độc
các chất khống).
- Thân nhiệt bình thường hoặc thấp hơn, rất ít khi sốt.
Trong một số trường hợp ngộ độc, mùi đặc trưng của chất độc rất có ý nghĩa chẩn đoán. Mùi trong hơi thở, hơi chọc từ dạ cỏ hoặc mùi từ chất nôn, nước tiểu... Ví dụ Hexacloran: mùi mốc đặc trưng.
Nếu mổ khám sớm có thể phát hiện thấy mùi ở các cơ quan nội tạng như: dạ dày, ruột, phổi..
Kiểm tra nơi xảy ra ngộ độc, thức ăn còn thừa, những thứ đã bỏ rác, các chất hóa học
gần với súc vật cũng giúp phát hiện được nguyên nhân gây ngộ độc
- Ngộ độc cần được phân biệt với các bệnh truyền nhiễm. Phân biệt được với bệnh
truyền nhiễm là không sốt.
- Các kết quả xét nghiệm về vi sinh vật, ký sinh trùng và độc chất học có giá trị quyết định để chẩn đốn phân biệt với bệnh truyền nhiễm, ký sinh trùng.
- Các bệnh thiếu dinh dưỡng: không phát hiện thấy các chất độc, đồng thời phát hiện thấy thiếu thành phần vitamin, khoáng trong thức ăn. Súc vật non thường hay mắc bệnh này. Bệnh thiếu dinh dưỡng thường ở dạng mạn tính cịn ngộ độc trong đa số các trường hợp là cấp tính.
- Khi phát hiện thấy chất độc trong phân, nước tiểu, máu... nhưng không xuất hiện các triệu chứng ngộ độc, chưa thể chẩn đoán là ngộ độc. Chỉ khi cùng với sự có mặt của chất độc trong các xét nghiệm là các triệu chứng lâm sàng đặc trưng mới xác định là ngộ độc bởi 1 loại chất độc (ví dụ ngộ độc mạn tính chì,
thủy ngân...).
2. Điều trị ngộ độc
Điều trị ngộ độc ở vật ni có thể thực hiện theo 3 nguyên tắc: (1) Điều trị nguyên nhân (Etiologic). (2) Điều trị theo cơ chế sinh bệnh học (pathogenetic). (3) Điều trị triệu chứng (symptomatic).
Khi súc vật bị ngộ độc cấp phải xử trí và triển khai cấp cứu chống độc càng sớm càng tốt. Tránh cho súc vật tiếp tục tiếp xúc với nguồn gây độc băng cách di chuyển súc vật khỏi nơi ô nhiễm. Ngừng ngay cho thức ăn hoặc nước uống nghi có độc. Chủ gia súc và những người có thể bị ngộ độc khi chăm sóc bệnh súc (ví dụ khi súc vật bị ngộ độc do khí độc trong chuồng ni hoặc da, lông súc vật bám các thuốc trừ sâu, thuốc diệt ngoại ký sinh trùng…).
Các phương pháp điều trị nhằm mục đích: