Sự tồn lưu của hoá chất bảo vệ thực vật trong môi trường

Một phần của tài liệu Giáo trình Độc chất học thuỷ vực (Nghề: Phòng và chữa bệnh thuỷ sản - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp (Trang 59 - 61)

- Cácchất điều hoà sinh trưởng (phytohormon): ví dụ như anxin, cytokinin,

1.2. Sự tồn lưu của hoá chất bảo vệ thực vật trong môi trường

HCBVTV được phun dưới dạng mù hay bụi cho cây cối với mục đích diệt trừ sâu bệnh và do vậy sẽ trực tiếp ngấm vào đất. HC BVTV cịn ngấm vào nước, khí quyển, tham gia vào các phản ứng hoá học, quang hố. Sự tồn lưu của thuốc BVTV trong mơi trường phụ thuộc vào: Khả năng bay hơi; Độ hòa tan trong nước và trong dung môi; Mức độ phản ứng (hố học, sinh học) trong mơi trường.

Sau khi tham gia các phản ứng, hoá chất bảo vệ thực vật phân huỷ thành các hợp chất đơn giản. Sự tồn lưu của thuốc BVTV trong môi trường được đo bằng thời gian cần thiết để 95% thuốc bị phân huỷ hoặc mất hoạt tính. Dựa vào thời gian đó thuốc BVTV được chia làm 3 loại:

- Loại không bền: thời gian phân huỷ 1 - 2 tuần. - Loại trung bình: thời gian phân huỷ 1 - 18 tháng. - Loại bền vững: thời gian phân huỷ từ 2 năm trở lên.

Sự phân bố của thuốc BVTV trong môi trường rất đa dạng và phong phú tuỳ thuộc

vào tính chất của hợp chất đó và điều kiện bên ngồi.

Sơ đồ 4.1: Chu trình ln chuyển của hố chất bảo vệ thực vật trong mơi trường

Trong môi trường dưới tác động của nước, ánh sáng và của vi khuẩn các thuốc BVTV

có thể tham gia vào nhiều phản ứng khác nhau:

- Phản ứng oxy hố: chuyển nhóm thế Cl bằng nhóm OH tạo ra đẫn xuất phenol trong

các hợp chất thơm.

parathion, metyl parathion.

- Phản ứng thuỷ phân dưới tác dụng của enzym: ví dụ malathion có 2 liên kết carboxyesterase dễ bị phân huỷ nhờ enzym carboxyesterase. Enzym này chỉ có ở động vật có vú, khơng có ở sâu bọ cơn trùng. Vì vậy malathion là thuốc trừ sâu chọn lọc, khơng độc đối với động vật có vú và người.

P + H2O enzym

H3CO S CH - CH2COOC2H5

H3CO S CH2COOH

P + 2 C2H5OH

H3CO S CH - CH2COOH

Thuốc BVTV sau khi tham gia các phản ứng trong môi trường sẽ phân huỷ dần. Phần còn tồn lưu lại gọi là dư lượng tồn tại trong đất, trong nước, khơng khí và cả trên cây trồng. Dư lượng này làm giảm chất lượng mơi trường, có thể gây nguy cơ nhiêm độc cho người và động vật. Vì vậy tiêu chuẩn chất lượng môi trường của nhiều quốc gia có quy định giới hạn tối đa cho phép từng loại hợp chất cụ thể trong môi trường: đất, nước, thực phẩm.

Một phần của tài liệu Giáo trình Độc chất học thuỷ vực (Nghề: Phòng và chữa bệnh thuỷ sản - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp (Trang 59 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)