Vận chuyển thuốc trừ sâu trên những xe riêng Nghiêm cấm dùng xe

Một phần của tài liệu Giáo trình Độc chất học thuỷ vực (Nghề: Phòng và chữa bệnh thuỷ sản - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp (Trang 105 - 110)

chuyên chở thuốc trừ sâu để chở người, súc vật, thực phẩm, thức ăn chăn nuôi... Sau khi chuyên chở xong phải rửa xe bằng nước vôi, nước javel... rồi rửa sạch bằng nước.

Bảo vệ khơng khí khỏi bị nhiễm độc bởi các thuốc trừ sâu có ý nghĩa quan trọng trong đề phòng nhiễm độc. Nồng độ thuốc trừ sâu trong khơng khí khơng được vượt quá nồng độ cho phép với từng chất ở nơi làm việc, chuồng trại...

Người lao động phải được trang bị đầy đủ các phương tiện bảo hộ lao động. Phương tiện phòng hộ đường hô hấp là quan trọng nhất: dùng mặt nạ phịng độc, nếu khơng có mặt nạ phịng độc thì phải dùng khẩu trang...

Bảng 4.2: Dư lượng cho phép của một số hóa chất bảo vệ thực vật

Tên hóa chất Thực phẩm Dư lượng cho

phép

(mg/kg)

1. Lindan - Sữa, dầu, mỡ, trứng

- Thực phẩm khác 0,0 1,0 2. Clorofot (Diptrex) - Sản phẩm thực vật - Sản phẩm động vật 1,0 0,0 3. DDVP - Bột mì - Các loại khác 0,0 0,3 4. DDT - Tất cả các loại thực phẩm 0,0 5. Kentan - Các sản phẩm thực vật 1,0

6. Melatinon - Các loại quả và hạt 1,0

7. Metofot (Volfatox) - Mọi thực phẩm 0,0

8. Sevin (Cacbavil) - Các loại quả 0,0

9. Thiofot (Chưa phân huỷ) - Mọi thực phẩm 0,0 10. Thiofot (Đã phân huỷ) - Mọi thực phẩm 5,0 11. Metafot (Đã phân huỷ) - Mọi thực phẩm 5,0

* Dư lượng HCBVTV trong đất: chưa có chỉ tiêu cho phép.

Bảng 4.3: Tốc độ phân huỷ một số hợp chất phospho hữu cơ trong đất

Hóa chất

Thời gian phân huỷ (ngày) Tỷ lệ % bị phân huỷ Cacbafot 1 97 DDVP 1 87 Metafot (Volfatox) 7 95 Thiofot 14 35

* Dư lượng HCBVTV trong nước: Dư lượng HCBVTV trong nước rất

nguy hiểm đối với sức khoẻ của người và gia súc đặc biệt là ở khu vực nhà máy sản xuất thuốc trừ sâu. Nước thải nhà máy đổ vào cống rãnh ra sơng ngịi làm ơ

nhiễm nguồn nước.

3. Thuốc diệt chuột

Thuốc diệt chuột (Rodenticide, Rat poison) là một hoá chất, hay bất kỳ sản phẩm nào có tác dụng diệt chuột bao gồm: Chuột nhà, chuột cống, chuột túi vàng, squirrels... Thuốc chuột theo đúng nghĩa của nó là chỉ diệt chuột mà không độc với người và súc vật, tuy nhiên loại này hiện nay vẫn chưa nghiên cứu sản xuất được.

3.1. Phân loại thuốc diệt chuột.

Hiện nay đã có trên 28 loại thuốc chuột và được phân loại như sau:

a. Phân loại theo bản chất hoá học

*Các hợp chất vô cơ: Arsenic, thallium, phosphorus, barium carbonate và

zinc phosphide.

*Các hợp chất hữu cơ: Sodium fluoroacetate, ANTU (alpha naphthyl

thiourea), warfarin, red squill, strychnine, norbormide và PNU (N-3 pyridylmethyl-N- p-nitrophenyl urea).

b. Phân loại theo độc lực

* Thuốc diệt chuột có độc tính cao (nguy hiểm): Gồm các chất có liều gây

chết (LD50)

< 50mg/kg. Khi người hoặc súc vật bị ngộ độc, triệu chứng xuất hiện từ 1 - 24 giờ và bị chết trong ngày đầu tiên. Đó là các chất Thallium, Sodium monofluoroacetate (SMFA 1080), Sodium monofluoroacetamide (1081), strychnine, zinc phosphide, yellow phosphorus, arsenic, barium, PNU.

* Thuốc diệt chuột có độc tính trung bình: Gồm các chất có liều gây chết

(LD50) trong khoảng từ 50 mg - 500 mg/kg. Bao gồm: ANTU alpha - Naphthyl Thiourea, cholecalciferol (vitamin D3).

* Thuốc diệt chuột có độc tính thấp: Gồm các chất có liều liều gây chết

(LD50) trong khoảng 500 mg - 5000 mg/kg. Gồm: Red squill (trúc đào), norbormide (dicarboximide), bromethalin, warfarin, prolin, indandiones (Pindone, Pivalyn).

3.2. Một số thuốc diệt chuột.

Các thuốc diệt chuột được sản xuất dưới dạng bột, nước, hạt trộn vào mồi (bả) để dễ sử dụng. Các bả mồi thường có nồng độ thuốc chuột trong 0,1% - 10% tuỳ loại độc chất gây ngộ độc cấp. Các mồi này người ta thường để vào những nơi chuột chạy qua. Màu của thuốc chuột có thể là khơng màu, hoặc màu xanh, hoặc màu đen hay đỏ.

Cũng có dạng xơng khói như các khói thuốc trừ sâu, hydrogenecyanide methyl bromide, carbon monoxide và phosphine thường được dùng các dạng aluminium phosphide, calcium và sodium cyanide được dùng rộng rãi.

Sau đây là một số thuốc diệt chuột có độc tính cao: Những chất này được quy định với

liều đơn thuần LD50 < 50 mg/kg gây chết người, cần phải thơng báo rõ trên nhãn bao gói.

a. Sodium fluoroacetate - SMFA và fluoroacetamide (hợp chất 1080 và 1081)

Fluoroacetate là loại thuốc diệt chuột độc tính cao, thường gặp ở Việt Nam nhập qua đường biên giới Bắc-Trung Quốc từ nhiều năm của thập kỷ 90. Fluoroacetic acid là thành phần độc chính của một loại cây Dichapetalum

cymosum ở Nam Phi, loại Palicourea ở Nam Mỹ và loại gastrolobium, oxylobium và Acacia ở Châu úc.

SMFA là một chất không màu, không mùi, khơng vị, có thể hồ tan tinh thể trong nước.

* Cấu trúc hố học: Chú ý chưa hồn chỉnh!

FCH2 - C - O (Na) FCH2 C - NH2

Sodium monofluoroacetate - SMFA Fluoroacetamide (1081)

* Động học và chuyển hoá:

Fluoroacetate hấp thụ qua đường tiêu hố, đường hít thở và niêm mạch, không thấm qua da nguyên vẹn mà có thể qua vết thương hở. Quá trình chuyển hố chưa biết rõ cụ thể nhưng có thể tăng đào thải qua lọc máu. Khi sodium fluoroacetate bị nóng lên phân huỷ thành khói sodium và fluorine độc tính rất cao. chưa có cơng bố về tiềm năng gây ung thư của tác nhân này.

* Cơ chế gây độc: Fluoroacetate gây độc bằng cách ức chế chu kỳ acid citric. Fluoroacetate kết hợp với oxaloacetate thành dạng fluorocitrate, chất này ức chế men aconitase trong chu trình Krebs, ức chế cạnh tranh, quá trình chuyển citrate thành isocitrate bị đình trệ gây gây nên đình trệ hơ hấp tế bào đặc biệt tế bào thần kinh trung ương và tế bào tim, gây tử vong.

* Độc tính và ngộ độc:

- Chó mèo: Liều gây chết rất gần với liều gây độc, LC = 0,05 - 1,0 mg/kgP.

Triệu chứng ngộ độc ở chó rất điển hình, thể hiện bồn chồn, sủi bọt mép, nôn. Tiếp theo là ỉa đái lung tung, chạy, sủa và nôn liên tục, co giật kiểu tetanus. Có thể hơn mê và chết trong vịng 2-12 giờ sau khi sau khi bị ngộ độc.

ở mèo triệu chứng ngộ độc thường là nôn và loạn nhịp tim.

Một phần của tài liệu Giáo trình Độc chất học thuỷ vực (Nghề: Phòng và chữa bệnh thuỷ sản - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp (Trang 105 - 110)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)