Nitrate, nitrit vô cơ (đọc)

Một phần của tài liệu Giáo trình Độc chất học thuỷ vực (Nghề: Phòng và chữa bệnh thuỷ sản - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp (Trang 50 - 53)

- Sử dụng nước ngầm ở vùng đất bị nhiễm asennic thiếu sự quan tâm kiểm tra.

b. Nitrate, nitrit vô cơ (đọc)

* Nguyên nhân

Người và động vật có thể bị nhiễm: Do nước uống có nồng độ nitrat cao, dung dịch 1,0 - 3,0 ppm đã gây độc. Hay dùng thức ăn bổ sung chứa các muối của chúng, đặc biệt là nuối nitrat kali (KNO3)

* Triệu chứng: Phần này xem trong cây độc chứa các hợp chất hữu cơ của nitrat

Có hội chứng cyanosis. Khó tiêu, thở nhanh, có âm ran ướt do dịch tiết nhiều ở nhánh khí quản. Mạch nhanh có thể đến 150 nhịp trên giây. Vật suy sụp nhanh, nằm nghiêng. Nước tiểu chuyển mầu nâu rất nhanh trong vài phút. Có khi xuất hiện co giật, nhưng hơn mê thường xuyên gặp. Máu chuyển mầu đen nâu nhiêu người gọi là máu mầu chocolate, lỗng, khơng đơng. Vật chán ăn, nhất là động vật non: bê, nghé. Con cái dễ sảy thai. Tiết rất nhiều nước bọt, phù nặng ở tổ chức liên kết dưới da.

Với nitrate của cây có thể gặp: đau bụng, tiêu chảy, bỏ ăn, cyanosis, co giật rồi chết.

Xác chết: máu mầu đen và xuất huyết.

Thử nghiệm độc ngắn ngày trên trâu, bũ nhận thấy với liều lượng 1,5% trong cỏ khô, gây chết súc vật, do nitrat bị chuyển hóa bởi vi khuẩn trong ruột thành nitrit và chính nitrit gây ngộ độc. Nhưng chó, thỏ, chuột cống trắng với liều lượng: 500 mg/kg thể trọng lại không bị ảnh hưởng vỡ nitrat được thải nhanh chóng ra ngồi , qua phân và nước tiểu.

Với người dùng liều 4 g uống làm nhiều lần trong ngày, cũng có thể bị ngộ độc. Trẻ em nhạy cảm hơn đặc biệt từ 6 tháng trở xuống lại càng dễ bị ngộ độc. Nhiều trường hợp trẻ bị ngộ độc do uống nước có nitrat từ 93 - 443 mg NO3/lít nước. Trẻ em mắc chứng bệnh khó tiêu với lượng 50 mg/lít nước uống đó bị ngộ độc rồi.

Natri nitrit, kali nitrit: NaNO2, KNO2

Natri nitrit, Kali nitrit dựng trong thực phẩm phải ở dạng bột trắng tinh khiết. Dùng để giữ màu đỏ cho thịt muối mặn, làm thuốc sát khuẩn trong bảo quản cá, thịt và chế phẩm từ cá, thịt (cỏ, thịt muối hoặc ướp lạnh). Thường dùng kết hợp với nitrat.

* Độc hại: Nhiều trường hợp bị ngộ độc thức ăn do ăn phải thức ăn có chứa nhiều nitrit với liều lượng LD50 cho người lớn vào khoảng từ 0,18 – 2,5 g và thấp hơn cho người già và trẻ em (Natri nitrit dựng trong chữa bệnh gõy gión

mạch, liều lượng từ 30 - 120 mg).

Nitrit tỏc dụng với hemoglobin chuyến nú thành methemoglobin. Tuy động vật và khả năng tái tạo methemoglobin thành hemoglobin mà vật có bị ngộ độc hay không.Thường cứ 1 g natri nitrit có thể chuyển 1855 g hemoglobin thành methemoglobin.

* Triệu chứng: ngộ độc cấp tính xuất hiện nhanh và đột ngột ngay sau khi

ăn một lượng lớn nitrit: nhức đầu, buồn nơn, chóng mặt, nơn mửa dữ dội, tiêu chảy, tiếp theo là tím tái (mụi, đầu mũi, tai, đầu, tứ chi và mặt) nếu không chữa trị kịp thời sẽ ngạt thở dần, bệnh nhân hôn mê và chết. Trong một vài trường hợp triệu chứng ngộ độc chỉ nhức đầu, buồn nơn hoặc chỉ tím tái ở mặt.

Ngộ độc cấp tính là do ăn nhầm phải nitrit hoặc nitrat (nhầm là muối ăn

NaCl), do ăn phải lương thực nhiễm lẫn phân đạm nitrat, do uống phải nước có

nhiều nitrat, cũng có thể do uống thuốc muối bithmut kiềm natri chữa viêm loét dạ dày. Khi vào cơ thể nitrat bị khử bởi vi khuẩn ruột thành nitrit gây ngộ độc. Người uống rượu dễ bị ngộ độc hơn do rượu kích thích tốc độ hỡnh thành methemoglobin.

Nhiễm độc mạn tính: thường xảy ra ở những người công tác sản xuất canxi nitrat. Trước hết, người bị ngộ độc thấy niêm mạc mũi bị phồng lên, sau đó xẹp đi và thủng thành lỗ trũn hoặc bầu dục ở phần giữa của vỏch ngăn mũi. Ngoài ra cũn thấy cỏc acid nitrơ kết hợp với các acid amin bậc 2 để tạo thành dialkyl nitrosamin rất dộc và gây ung thư gan trên chuột cống trắng. Nhưng thử nghiệm của Druckey (1962) trên chuột cống trắng lại chỉ thấy tuổi thọ giảm đi,

từ 740 ngày xuống cũn 625 ngày mà khụng thấy khối u.

Khi bị ngộ độc ngoài việc rửa dạ dày cũn cho thở oxi. Trường hợp ngộ độc nặng phải tiêm dung dịch xanh metylen với liều nhỏ vào tĩnh mạch để chuyển methemoglonin thành hemoglobin.

c. Muối ăn (NaCl)

Natri và clor là các cation và anion chủ yếu ngoài màng và trong tế bào. Natri, K và Cl là các ion chính ảnh hưởng đến sự cân bằng chất điệu giải và a cid - bazơ trong dịch của cơ thể sống.

Ngộ độc muối ăn rất hay gặp trong chăn nuôi gia cầm, lợn, lồi nhai lại ít gặp hơn.

* Nguyên nhân

Do sử dụng nồng độ muối cao trong thức ăn hay dùng bột cá mặn của lợn cho gia cầm.

Khi động vật không được uống đủ nước, ngay cả khi nồng độ muối bình thường hoặc

thậm trí cịn thấp hơn vật cũng đã có biểu hiện ngộ độc rồi.

* Độc tính

Tuỳ lồi động vật, có trường hợp thức ăn chứa tới 10 - 20% muối nhưng được uống đủ nước, vật vẫn chưa có biểu hiện trúng độc. Ngược lại nếu không đủ nước, nồng độ nuối chỉ đạt 1 -2% cũng đã gây trúng độc.

*Liều gây chết:

Trên chuột tiêm mạch 2500 mg/kg; tiêm phúc mạc 5000 mg/kg. Trên lợn cho uống liều 2 - 4 g/kg đã có biểu hiện độc.

Với gia cầm liều 4,5 g/kg đã gây chết. Trâu, bò liều 1 - 3 kg/con, ngựa 0,75 - 2,0 kg/con. Chó 50 - 60 g/con uống một lần đã giết chết chó.

Khi thiếu nước, lượng muối gây ngộ độc cịn thấp hơn nhiều. Bình thường khẩn phần ăn của lợn muối chiếm 2,5%, nếu không cho uống nước 24 - 36 giờ nồng độ muối gây ngộ độc chỉ còn 0,7 - 0,8%

* Cơ chế

Khi ngộ độc muối ăn, lượng ion Na+ trong máu cao gây khát nước, đồng thời ở não nồng độ Na+ cao gây tích nước (phù não), áp lực trong hộp sọ tăng,

ức chế thần kinh trung ương, gây rối loạn hoạt động

* Triệu chứng

Thể quá cấp do nồng độ ion Na+ tăng cao trong máu. Vật nôn, chảy nhiều dãi, cơ bắp

CHƯƠNG 4

PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH LC50 VÀ CÁC NỒNG ĐỘ DƯỚI NGƯỠNG GÂY CHẾT NGƯỠNG GÂY CHẾT

Các hoá chất bảo vệ thực vật (HCBVTV) có vai trị quan trọng trong sản xuất nơng nghiệp. Chi phí cho nhóm này rất lớn. Theo WHO, năm 1988 thế giới đã dùng 3,1 triệu tấn hoạt chất BVTV với giá trị 20 tỷ USD trong đó thuốc trừ cỏ 9,1 tỷ, thuốc trừ sâu 6,1 tỷ và thuôc trừ bệnh 4,2 tỷ. Người ta cũng ước tính, nếu khơng sử dụng các chất hố học bảo vệ thực vật thì mùa màng sẽ bị thiệt hại khoảng 50% sản phẩm.

Chính vì lý do trên nên việc sản xuất các hóa chất bảo vệ thực vật trên thế giới ngày càng tăng. Các mặt hàng thuốc bảo vệ thực vật luôn được thay đổi nhằm: Tạo ra các hợp chất độc mạnh với sâu bệnh nhưng ít độc đối với động vật máu nóng; Tạo ra các hợp chất ít gây độc trường diễn, nhất đối với người và súc vật; Hạn chế sâu bệnh quen thuốc.

Chương IV tập trung giới thiệu ba nhóm hố chất bảo vệ thực vật là: clo hữu cơ,

phosphor hữu cơ và carbamat.

Phần cuối chương có giới thiệu một số thuốc diệt chuột có độc tính cao

1. Đại cương

Hiện nay trong nông nghiệp các chất hoá học được sử dụng ngày càng nhiều, với các

mục đích khác nhau, bao gồm:

Một phần của tài liệu Giáo trình Độc chất học thuỷ vực (Nghề: Phòng và chữa bệnh thuỷ sản - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp (Trang 50 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)