- Gia cầm: Chảy nhiều nước dãi, xã cánh, đầu nghẹo về phía sau, ỉa chảy, thở nhanh
và khó. Sau khi xuất hiện triệu chứng đầu tiên 15- 20 phút thì con vật chết. Ngộ độc mạn tính: Điển hình là các biểu hiện sau:
Hoạt động các tuyến tăng, ỉa chảy, cơ suy yếu có những biểu hiện của rối loạn trao đổi nước và các chất điện giải. Hàm lượng lipid huyết thanh cao
(hyperlipemia) do mỡ ở các nơi dự trữ trong cơ thể bị phân hủy (lipolisis). Hệ thống miễn dịch của cơ thể bị phá hoại nên kế phát các bệnh nhiễm trùng, truyền nhiễm dễ dàng. Cơ năng của các tuyến hạ não rối loạn nên sự sản sinh ra các corticosteroid cũng giảm thấp. Từ đó, thận bị rối loạn. Trạng thái rối loạn mạn tính có thể kéo dài nhiều tuần.
Nếu điều trị kịp thời và đầy đủ, con vật có thể hồn toàn hồi phục. Tác dụng độc thần kinh ở giai đoạn cuối có liên quan tới sự thối hóa của các axon của các tế bào thần kinh. Do q trình myelin hóa của các sợi thần kinh từ cột sống đi ra (phần lumbago đi ra), gia cầm bị liệt phần sau cơ thể. ở động vật có vú, các chi sau cũng liệt (atropin khơng có tác dụng điều trị hậu quả này).
* Chẩn đoán qua các kết quả xét nghiệm
- Xét nghiệm men cholinesteraza (ChE): có hai loại ChE acetyl
cholinesterase có trong tổ chức thần kinh và trong hồng cầu (còn gọi là enzym thật vì liên quan trực tiếp đến triệu chứng kích thích phó giao cảm trong NĐC PPHC), butyro cholinesterase có trong huyết tương do gan sản xuất ra
(cịn gọi là enzyme giả). Tuy nhiên, vì hàm lượng butyro cholinesterase thay đổi
tương đối phù hợp với diễn biến lâm sàng của ngộ độc cấp PPHC lại dễ xác định nên được dùng để chẩn đoán và theo dõi tiến triển của ngộ độc cấp PPHC. Hàm lượng men ChE trong não giúp chẩn đoán sau khi súc vật chết.