Một số chỉ tiêu hoạt động thu dịch vụ ròng của BIDV

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tín dụng nhà ở cho người có thu nhập thấp tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam (Trang 48 - 132)

Mặc dù những khó khăn chung của nền kinh tế, của các khách hàng truyền thống đã làm hạn chế các nguồn thu dịch vụ chủ chốt của BiDV như thanh toán, bảo lãnh, tài trợ thương mại. Tuy nhiên thu dịch vụ rịng có sự nỗ lực rất lớn, đạt 2.136 tỷ, xấp xỉ mức thực hiện của năm 2011. Bên cạnh đó, hoạt động dịch vụ ghi nhận kết quả

tương đối khả quan của các dịch vụ bán lẻ. Kết quả một số dịch vụ chính như sau:

+ Dịch vụ bảo lãnh: đạt 787 tỷ, giảm 3,5% so với năm 2011. Đây là dòng sản phẩm có nguồn thu lớn nhất của BIDV, tuy nhiên nhóm khách hàng doanh nghiệp truyền thống - đặc biệt là khách hàng thuộc lĩnh vực xây dựng cơ bản, thủy hải sản hiện đang gặp rất nhiều khó khăn đã ảnh hưởng khơng nhỏ kết quả kinh doanh năm 2012 của dòng sản phẩm này.

+ Dịch vụ thanh toán: Đến 31/12/2012 đạt 787 tỷ, giảm 10% so với năm 2011. Mức giảm sút thu phí dịch vụ thanh toán chủ yếu là từ dịch vụ thanh toán truyền thống (chuyển tiền) - sản phẩm chủ chốt của dịng thanh tốn (chiếm tỷ trọng 88%), các sản phẩm thanh toán đặc thù khác (thanh toán song phương, đa phương, thanh toán lương, thu hộ, điều chuyển vốn tự động…) đóng góp cịn thấp trong tổng dịch vụ thanh toán.

+ Dịch vụ thẻ: đạt 101 tỷ (số liệu cân đối kế toán), tăng trưởng 43% so với 2011. Cơ cấu phí thu trong dịch vụ thẻ có sự chuyển đổi theo hướng thu phí thanh tốn qua POS, thanh tốn qua atM và phí dịch vụ thẻ tín dụng tăng mạnh tỷ trọng trong tổng thu, thể hiện bước cải thiện đáng kể trong việc sử dụng thẻ của khách hàng BIDV. năm 2012, doanh số thanh toán qua POS đạt 1.208 tỷ, doanh số sử dụng thẻ ATM đạt

1.462 tỷ.

2.2.2 Thực trạng triển khai hoạt động tín dụng nhà ở cho người có thu nhập thấp tại ngân hàng TMCP Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam: tại ngân hàng TMCP Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam:

Giai đoạn từ 2012 trở về trước, BIDV chưa thực sự quan tâm, chú trọng đến hoạt động tín dụng nhà ở cho người có thu nhập thấp, chưa có những quy trình, hướng dẫn riêng áp dụng cho đối tượng này.

Xuất phát từ khó khăn của các doanh nghiệp trong năm 2012 là hàng tồn kho, nhất là tồn kho bất động sản và cùng đó là nợ xấu tăng cao; thế nên, ngay từ đầu 2013, Chính phủ đã có Nghị quyết 01, 02, trong đó dành hẳn một nhóm giải pháp riêng tập trung hỗ trợ doanh nghiệp vay vốn, xử lý hiệu quả nợ xấu; tập trung hỗ trợ thị trường, giải quyết hàng tồn kho; tạo điều kiện, môi trường thuận lợi cho sản xuất kinh doanh.

Nổi lên trong đó là một số giải pháp đáng chú ý như: mở rộng tín dụng cho vay mua nhà, khuyến khích các tổ chức tín dụng liên kết với chủ dự án để cung cấp tín dụng dài hạn cho người có nhu cầu mua nhà để ở; trong quý 1/2013, Ngân hàng Nhà nước phối hợp với Bộ Xây dựng ban hành, hướng dẫn Quy chế cho vay và chỉ đạo các ngân hàng thương mại của nhà nước dành một lượng vốn hợp lý ở mức >3% tổng dư nợ để cho các đối tượng thu nhập thấp, cán bộ công chức, viên chức, lực lượng vũ trang vay để mua, thuê mua nhà xã hội và nhà thương mại có diện tích nhỏ hơn 70 m2, giá bán dưới 15 triệu đồng/m2, cho vay đối với các doanh nghiệp xây dựng nhà ở xã hội, doanh nghiệp chuyển đổi công năng của dự án phục vụ cho nhà ở xã hội với lãi suất hợp lý và kỳ hạn trả nợ phù hợp với kỳ hạn của nguồn vốn và khả năng trả nợ của khách hàng...

Trên cơ sở những định hướng chỉ đạo và giải pháp đã có, cần phải triển khai rốt ráo vì doanh nghiệp hiện nay vơ cùng khó khăn, BIDV đã định hướng triển khai hỗ trợ thị trường từ 2013 - 2015 là dành 30 nghìn tỷ đồng cho bất động sản. Trong đó, dành 19.500 tỷ đồng cho vay cá nhân mua, thuê mua nhà ở xã hội. Năm 2013 sẽ giải ngân khoảng 3.000 tỷ đồng cho vay cá nhân thu nhập thấp, trung bình chưa có nhà ở hoặc có nhà nhưng diện tích trung bình dưới 8m2 sàn/người.

Mức cho vay với đối tượng này tối đa 85% giá trị ngôi nhà, thời hạn vay 15 năm, lãi suất bằng 90% lãi cho vay thông thường cùng kỳ hạn của BIDV.

Ngồi ra, BIDV dành 10.500 tỷ cho chương trình nhà ở xã hội giai đoạn 2013 - 2015 đối với dự án nhà ở thương mại, xã hội có diện tích sàn dưới 70m2 và giá bán dưới 15 triệu đồng/m2 và mức cho vay lên tới 70% tổng mức đầu tư dự án; thời hạn vay 36 tháng, lãi suất 2 năm đầu bằng lãi suất Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB) và thời gian còn lại theo lãi suất thị trường của BIDV.

Trong thời gian vừa qua, thực hiện chủ trương của Chính phủ về việc đẩy mạnh các chương trình dành cho nhà ở xã hội, BIDV đã ký kết thỏa thuận triển khai chương trình nhà ở xã hội giai đoạn 2013-2015 giữa BIDV và Bộ Xây dựng với tổng giá trị gói tín dụng là 30.000 tỷ đồng. Là một trong 5 ngân hàng thương mại được Ngân hàng Nhà nước giao thực hiện gói hỗ trợ 30.000 tỷ đồng cho vay nhà ở xã hội, BIDV đăng ký và dành nguồn vốn khoảng 10.000 tỷ đồng để cho vay hỗ trợ nhà ở.

Theo đó, BIDV cũng đã hướng dẫn khá chi tiết khoản vay này trong toàn hệ thống. Cụ thể:

+ Đối tượng cho vay gói hỗ trợ này bao gồm: Các doanh nghiệp là chủ đầu tư

dự án nhà ở xã hội theo quy định của pháp luật; Các doanh nghiệp là chủ đầu tư dự án nhà ở thương mại được chuyển đổi công năng sang dự án nhà ở xã hội.

+ Mức vốn của khách hàng tham gia dự án tối thiểu 20% tổng mức đầu tư với

thời gian cho vay khoảng 5 năm đối với khách hàng doanh nghiệp và 10 năm với khách hàng cá nhân. Mức lãi suất cho vay áp dụng tối đa 6%/năm trong 10 năm nhưng không vượt quá thời điểm 1/6/2023. Sau thời điểm 1/6/2023, áp dụng lãi suất cho vay bằng mức lãi suất tiết kiệm 12 tháng + phí 2%/năm.

+ Về thời hạn xử lý hồ sơ: BIDV sẽ xem xét, quyết định cấp tín dụng trong

vịng tối đa khơng q 20 ngày làm việc đối với khách hàng doanh nghiệp đầu tư dự án nhà ở xã hội và không quá 04 ngày làm việc đối với khách hàng cá nhân vay mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội trên cơ sở đáp ứng đầy đủ các điều kiện vay vốn.

+ Để triển khai cho vay đối với chương trình nhà ở xã hội, BIDV cho biết sẽ

thực hiện cơng khai, minh bạch các quy trình, thủ tục, hướng dẫn triển khai, đối tượng áp dụng, chính sách áp dụng trên tất cả các Chi nhánh và điểm giao dịch của BIDV; Công bố thời gian tối đa và chi tiết xử lý từ lúc nhận hồ sơ của khách hàng đến lúc giải ngân cho vay. BIDV sẽ quản lý thường xuyên, chặt chẽ trước, trong và sau khi cho vay với tất cả các đối tượng khách hàng, thường xuyên kiểm tra, giám sát nhằm bảo đảm sử dụng vốn đúng mục đích.

+ Ngay khi phát hiện có bất cứ sai phạm nào của khách hàng để lợi dụng nguồn

vốn của BIDV hoặc sử dụng vốn vay sai mục đích hoặc cán bộ các cấp của BIDV có hành vi lợi dụng, tiêu cực, BIDV sẽ có những chế tài xử lý nghiêm khắc theo quy định của pháp luật và của BIDV.

+ Các dự án được ưu tiên: BIDV ưu tiên các dự án đang thi công dở dang có

khả năng hồn thành bàn giao trong năm 2013-2015; các dự án đã hoàn thiện các thủ tục pháp lý đầu tư dự án theo quy định; các dự án đã có người mua trên 50% sản phẩm căn hộ dự án; các dự án phát triển nhà ở phục vụ cho các nhóm đối tượng: nhà

ưu tiên các dự án được triển khai tại địa bàn các tỉnh/thành phố như: Hà Nội, TPHCM Đồng Nai, Đà Nẵng, Quảng Ninh, Bình Dương và các khi cơng nghiệp có nhiều cơng nhân lao động và các tỉnh khác.

Vào thời điểm triển khai gói giải ngân 30.000 tỷ đồng hỗ trợ cho vay nhà ở xã hội, BIDV đã thẩm định, cam kết cho vay 03 dự án nhà ở xã hội với tổng số 1.068 căn hộ (tổng diện tích 118 nghìn m2), gồm dự án chung cư cho người thu nhập thấp (Công ty CP Bê tông và xây dựng Vinaconex Xuân Mai là chủ đầu tư), dự án chung cư khu dân cư cuối tuyến Bạch Đằng Đông (Đà Nẵng) và dự án nhà ở cho người thu nhập thấp tại Huế (Cơng ty CP Tập đồn XD&PT nhà Vicoland là chủ đầu tư). Các dự án này sẽ hoàn thành và bàn giao căn hộ trong năm 2013 - 2014. Tổng số tiền BIDV đã phê duyệt cho vay là 231 tỷ đồng, tổng số tiền đã giải ngân là 101 tỷ đồng. BIDV cũng đang tiến hành thẩm định cho vay một số dự án nhà ở xã hội tại Thành phố Hồ Chí Minh. Được biết Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đang xem xét chuyển đổi 4 dự án nhà ở thương mại sang nhà ở xã hội với tổng số 3.300 căn hộ vào đầu tháng 6/2013 sẽ công bố và triển khai. Dự kiến, trong năm 2013, BIDV sẽ giải ngân khoảng trên 2.700 tỷ đồng cho vay hỗ trợ nhà ở.

Sau hơn bốn tháng thực hiện gói giải ngân 30.000 tỷ đồng hỗ trợ cho vay nhà ở xã hội, BIDV hiện đã thực hiện, cụ thể:

+ Đối với khách hàng cá nhân:

Bảng 2.5: Tình hình thực hiện gói hỗ trợ tín dụng 30.000 tỷ đồng cho NƠXH đối với khách hàng cá nhân tại BIDV

Thời điểm

Số dư nợ cam kết (tỷ đồng)

Dư nợ đã giải ngân

(tỷ đồng) Số hồ sơ

30/06/2013 1,2 0,7 1

31/07/2013 10,5 5,46 25

31/08/2013 16,3 8,023 40

Biểu đồ 2.7: Tình hình thực hiện gói hỗ trợ tín dụng 30.000 tỷ đồng cho NƠXH đối với khách hàng cá nhân tại BIDV

Biều đồ 2.8: Tình hình thực hiện gói hỗ trợ tín dụng 30.000 tỷ đồng cho NƠXH đối với khách hàng cá nhân của BIDV so với các ngân hàng khác (tại ngày 13/08/2013)

Bảng 2.6: Tình hình thực hiện gói hỗ trợ tín dụng 30.000 tỷ đồng cho NƠXH đối với khách hàng cá nhân của BIDV so với các ngân hàng khác tại ngày 13/08/2013

Ngân hàng Số dư nợ cam kết (tỷ đồng) Dư nợ đã giải ngân (tỷ đồng) Số hồ sơ %DNCK/tổng %DNGN/DNCK 1.2 10.5 16.3 0.7 5.46 8.023 1 25 40 0 10 20 30 40 50 0 5 10 15 20 BIDV 30/06/2013 31/07/2013 31/08/2013 số hồ sơ d ư n ợ - tỷ đ ồ n g thời gian

Tình hình thực hiện gói 30,000 tỷ tại BIDV

Số dư nợ cam kết Dư nợ đã giải ngân Số hồ sơ

Vietcombank 43% VietinBank 28% BIDV 15% Agribank 8% MHB 6% %DNCK/TỔNG

VietinBank 29,47 16,3 92 28,0% 55,3%

BIDV 16,3 8,023 40 15,5% 49,2%

Agribank 8,4 8,26 37 8,0% 98,3%

MHB 6,26 0,088 1 5,9% 1,4%

Tổng cộng 105,32 62,021 305 100,0% 58,9%

[Nguồn: Báo cáo lưu hành nội bộ BIDV 2013 – Phòng Kế hoạch tổng hợp] Như vậy, việc triển khai gói cho vay hỗ trợ tại BIDV cịn tiến hành rất chậm, và còn chiếm tỷ trọng rất nhỏ so với số dư nợ mà ngân hàng này cam kết. Nếu so với những ngân hàng cùng triển khai thực hiện thì BIDV thực hiện chưa tốt, do đó cần được chú trọng và thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện.

+ Đối với khách hàng doanh nghiệp (tại 31/08/2013): Ngân hàng BIDV đã xác

nhận cho vay từ gói tín dụng ưu đãi đối với 2 doanh nghiệp là Cơng ty CP Tập đồn Xây dựng và Phát triển nhà Vicoland, số tiền vay là 117,7 tỷ đồng để đầu tư dự án xây dựng nhà ở xã hội tại tỉnh Thừa Thiên - Huế và Công ty CP Tư vấn Thương mại Dịch vụ Địa ốc Hoàng Quân với số tiền 540 tỷ đồng để đầu tư dự án chuyển đổi công năng sang nhà ở xã hội tại TP.HCM. Cả 4 công ty trên đều là các doanh nghiệp không có vốn Nhà nước. Các dự án khác đang được các ngân hàng khẩn trương thẩm định để quyết định cho vay.

Bảng 2.7: Tình hình thực hiện gói hỗ trợ tín dụng 30.000 tỷ đồng cho NƠXH đối với khách hàng doanh nghiệp của BIDV so với các ngân hàng khác tại ngày 13/08/2013 Ngân hàng Số dư nợ cam kết (tỷ đồng) Dư nợ đã giải ngân (tỷ đồng) Số hồ %Dư nợ cam kết/tổng %Dư nợ giải ngân/Dư nợ cam kết BIDV 658 34,3 2 92,9% 5% Agribank 50 10,16 1 7,1% 20% Tổng cộng 708 44,46 3 100,0% 6% [Nguồn: Báo cáo lưu hành nội bộ BIDV 2013 – Phòng Kế hoạch tổng hợp]

+ Tỷ trọng dư nợ thực hiện gói hỗ trợ đối với dư nợ cam kết và tổng dư nợ cho vay của BIDV ngày càng gia tăng. Tuy nhiên, chủ yếu tập trung dành cho đối tượng doanh nghiệp, trong khi đối tượng cá nhân cần được ưu tiên triên khai và chiếm tỷ trọng cao 70%:

Bảng 2.8: Tỷ trọng dư nợ thực hiện gói hỗ trợ đối với dư nợ cam kết và tổng dư nợ cho vay của BIDV

Dư nợ BIDV Dư nợ cho vay (tỷ đồng Dư nợ triển khai gói hỗ trợ (tỷ đồng) Dư nợ cam kết thực hiện gói hỗ trợ (tỷ đồng) tỷ lệ Dư nợ cam kết/Dư nợ cho vay tỷ lệ Dư nợ cam kết/Dư nợ triển khai 31/03/2013 344.893 10.000 - 0,00% 0,00% 30/06/2013 337.824 10.000 36 0,01% 0,36% 31/08/2013 340.015 10.000 669 0,20% 6,69%

[Nguồn: Báo cáo lưu hành nội bộ BIDV 2013 – Phòng Kế hoạch tổng hợp]

2.3 Một số khó khăn, vướng mắc trong q trình triển khai hoạt động tín dụng nhà ở cho người có thu nhập thấp tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển nhà ở cho người có thu nhập thấp tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam:

2.3.1 Vướng mắc trong quy định trong cơ chế cho vay:

Mặc dù tích cực triển khai các giải pháp thúc đẩy tín dụng nhà ở cho người thu nhập thấp trong toàn hệ thống, tuy nhiên một số hạn chế trong cơ chế cho vay đã khiến quá trình triển khai cho vay nhà ở cho người thu nhập thấp tại BIDV còn khá chậm. Cụ thể:

Xuất phát từ quy định tài sản đảm bảo là chính căn nhà ở xã hội trong tương lai được mua, theo quy định tại Văn bản số 1250/BXD-QLN (nhà ở xã hội không được chuyển nhượng trong vòng tối thiểu 10 năm kể từ ngày ký hợp đồng mua bán, thuê mua. Nếu chuyển nhượng thì chỉ được chuyển nhượng cho Nhà nước hoặc cho chủ đầu tư, cho đối tượng được mua nhà ở xã hội theo quy định của địa phương). Để xử lý tình huống này, BIDV đã yêu cầu chủ đầu tư ký kết hợp đồng ba bên, trong đó chủ đầu tư cam kết sẽ mua lại căn nhà nếu khách hàng không trả được nợ vay ngân hàng.

Tuy nhiên, nhiều chủ đầu tư không chấp thuận ký kết hợp đồng ba bên, gây khó khăn cho ngân hàng trong quá trình xét duyệt cho vay.

Mặt khác, cơ chế cho vay với chương trình này đang gặp khó khăn từ chính Thơng tư 07/2013/TT-BXD hướng dẫn việc xác định các đối tượng vay vốn hỗ trợ nhà ở xã hội mà Bộ Xây dựng ban hành. Theo đó, về điều kiện được vay vốn để thuê, thuê mua và mua nhà ở xã hội, Thông tư 07 quy định mỗi hộ gia đình chỉ được vay một lần. Đối tượng và hộ gia đình của đối tượng cũng phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện như chưa có nhà ở thuộc sở hữu của mình, hoặc có nhà ở nhưng diện tích q chật chội. Chẳng hạn, đối tượng có nhà ở là căn hộ chung cư nhưng diện tích bình qn đầu người của hộ thấp hơn 8m2 sử dụng; hay có nhà ở riêng lẻ nhưng diện tích nhà ở bình qn đầu người của hộ thấp hơn 8m2 sử dụng và diện tích khn viên đất của nhà ở đó thấp hơn tiêu chuẩn diện tích đất tối thiểu thuộc diện được phép cải tạo, xây dựng theo quy định của UBND cấp tỉnh. Ngoài ra, đối tượng được vay vốn phải

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tín dụng nhà ở cho người có thu nhập thấp tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam (Trang 48 - 132)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)