1.4 Một số kinh nghiệm giải quyết vấn đề nhà ở cho người thu nhập thấp tại các
1.4.4. Bài học kinh nghiệm giải quyết vấn đề nhà ở cho người thu nhập thấp tạ
Việt Nam:
Cũng giống như các nước khác trên thế giới, Việt Nam cũng bị ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tồn cầu. Tuy nhiên, có nhiều ý kiến cho rằng thị trường bất động sản Việt Nam vẫn rất tiềm năng. Những hạng mục đầu tư hấp dẫn là nhà ở, khu nghỉ dưỡng, khách sạn, khu thương mại bán lẻ và hạ tầng khu công nghiệp. Hiện tượng di dân đến những thành phố lớn đã tạo nên sự khan hiếm về các loại hình nhà ở, nhất là nhà ở giá rẻ đến trung bình. Nhưng doanh nghiệp đầu tư bất động sản ở nước ta xưa nay bỏ quên nhu cầu nhà ở của người thu nhập thấp. Bắt buộc họ phải thay đổi chiến lược kinh doanh, cần phải thay đổi cách làm, phải đầu tư vào số đông, đưa những dự án nhà ở đến với người thực sự có nhu cầu. Cũng có ý kiến cho rằng việc thúc đẩy thị trường thơng qua giải pháp khuyến khích phát triển các quỹ đầu tư tín thác, các cơng ty đầu tư dưới hình thức các cơng ty cổ phần để huy động vốn đầu tư của công chúng và các nguồn đầu tư trong và ngoài nước cho thị trường. Các định chế đầu tư này sẽ thu hút dần số công chúng mà lâu nay đầu tư riêng rẽ dưới hình thức mua đất ở các khu đơ thị hố để dành, mua nền nhà hoặc mua căn hộ chung cư để chờ bán kiếm lời. Các định chế đầu tư sẽ khai thông nguồn vốn đầu tư cho cả thị trường sơ cấp và thứ cấp, kích thích cả khối cung và khối cầu của thị trường bất động sản phát triển lành mạnh.
Bài học kinh nghiệm từ Singapore đó là sự tác động một cách kịp thời và đúng đắn của Chính phủ kèm theo những chính sách hợp lý đã giúp cho hầu hết người dân Singapore có một ngơi nhà để ổn định sinh sống và làm ăn. Trong khi đó ở Việt Nam
cho người sử dụng đất. Đó là tình trạng quy định nhiều loại giấy tờ, thủ tục về đất đai, nhà ở và các bất động sản khác. Một trong những vấn đề được quan tâm lớn hiện nay là làm sao để đơn giản hố trình tự, thủ tục về bất động sản cho người dân. Chỉ riêng các loại sổ về quyền sử dụng đất quyền sở hữu nhà đã có sự tham gia của nhiều bộ, ngành. Điều này gây khó khăn trong việc thực hiện quỳên của doanh nghiệp, của người dân. Như vậy chính phủ cần có các chính sách, các quy định về thị trường bất động sản đảm bảo nguyên tắc đồng bộ, nhất quán, đẩy mạnh sự công khai các quy hoạch, các dự án, minh bạch các thông tin tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh nhằm tăng cung cho thị trường. Học hỏi kinh nghiệm từ Singapore, tại Việt Nam, đến nay những chương trình về nhà ở cho người thu nhập thấp đã được bộ xây dựng đưa ra nhưng chưa thu hút được cộng đồng doanh nghiệp và người dân. Một trong những bất cập là tỷ suất lợi nhuận trong lĩnh vực này thấp. Trong khi đó, thủ tục cấp giấy phép xây dựng, thiết kế, thuế sử dụng đất… rườm rà mất nhiều thời gian. Do đó, Nhà nước cần thu hồi đất tại những dự án không đúng kế hoạch, tiến độ đề ra, giúp cơ quan phát triển nhà ở có nguồn đất sạch để dễ dàng triển khai dự án khi cần. Đối với những doanh nghiệp tham gia dự án này, Chính phủ nên có chủ trương miễn tiền sử dụng đất, miễn các loại thuế. Nếu làm được điều này, giá nhà sẽ thấp, đáp ứng nhu cầu nhà ở cho người dân.
Tiếp theo là đối với hệ thống ngân hàng, cần xem xét tỷ lệ cho vay của hệ thống ngân hàng cho hoạt động tín dụng nhà ở cho người thu nhập thấp trên tổng dư nợ của hệ thống. Đặc biệt, rà soát lại các điều kiện cho vay của ngân hàng đối với thị trường tín dụng nhà ở cho người thu nhập thấp. Nếu có hiện tượng cho vay dưới chuẩn, cần có những biện pháp điều chỉnh tích cực. Cho vay nhà ở cho người thu nhập thấp với kỳ hạn dài và tỷ trọng lớn ở một số ngân hàng cổ phần thương mại dễ gặp rủi ro về thanh khoản, vì 80%-90% nguồn vốn huy động của các ngân hàng Việt Nam chỉ có kỳ hạn từ 12 tháng trở xuống. Nếu có hiện tượng đầu tư tay trong, cần có biện pháp loại bỏ để tránh những vấn đề có tính hệ thống. Bên cạnh đó, nhanh chóng hình thành và phát triển hệ thống thế chấp thứ cấp. Nếu hệ thống này được
bất động sản, góp phần huy động được vốn và giải quyết phần nào khó khăn cho hệ thống ngân hàng hiện nay. Chính phủ cũng có thể phải chuẩn bị các gói biện pháp để hỗ trợ thị trường bất động sản và hỗ trợ việc xử lý nợ xấu của các ngân hàng thương mại trong thời gian tới nếu nó xảy ra một cách nghiêm trọng.
Bên cạnh đó cũng cần phải thiết lập và nâng cao chất lượng các kênh thơng tin về tín dụng nhà ở cho người thu nhập thấp để làm cơ sở cho các ngân hàng thẩm định dự án, đánh giá khả năng chi trả của khách hàng, tránh được rủi ro vì thiếu thơng tin hoặc thông tin bị làm cho sai lệch.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Trong chương 1, đề tài đã giới thiệu sơ lược các vấn đề liên quan đến người thu nhập thấp và tín dụng nhà ở cho người có thu nhập thấp. Qua đó cũng cho thấy vai trị quan trọng của các tổ chức tài chính trung gian, đặc biệt là các NHTM trong việc cung ứng vốn để giải quyết vấn đề nhà ở cho người thu nhập thấp.
Trong chương này, đề tài cũng đã tổng hợp được một số kinh nghiệm giải quyết vấn đề nhà ở cho người thu nhập thấp tại các nước. Qua đó một lần nữa khẳng định việc cấp tín dụng cho người có thu nhập thấp để mua nhà là hết sức cần thiết, mang ý nghĩa quan trọng về kinh tế và xã hội của mỗi quốc gia.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NHÀ Ở CHO NGƯỜI CÓ THU NHẬP THẤP TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT
NAM
Đề tài xác định rằng nhà ở cho người thu nhập thấp khơng hồn tồn là dạng nhà ở xã hội đã được quy định trong Luật nhà ở năm 2006. Nhà ở xã hội chủ yếu là do nhà nước tự đầu tư xây dựng, quản lý và xét chọn đối tượng thụ hưởng. Nhà ở cho người thu nhập thấp nhắm đến đối tượng của phân khúc nhà ở này. Nhưng nhìn chung, nhà ở cho người thu nhập thấp và nhà ở xã hội có rất nhiều điểm tương đồng. Do đó trong đề tài đơi lúc tác giả có sử dụng cụm từ “nhà ở xã hội” để trình bày một số vấn đề.