2.4 Một số tồn tại, nguyên nhân hạn chế sự phát triển trong hoạt động tín dụng nhà
2.4.2 Các nguyên nhân khách quan từ bên ngoài
Khó khăn vướng mắc về cơ chế chính sách: hệ thống pháp luật liên quan, quản lý hành chính cịn nhiều bất cập, việc ban hành và thực thi những cơ chế chính sách quy định về bất động sản của các cơ quan chức năng chưa rõ ràng làm cho ngân hàng, các nhà đầu tư, các doanh nghiệp, người dân lung túng trong hoạt động đầu tư làm cho thị trường bất động sản chững lại, ít sơi động. Chính sách pháp luật về đất đai, bất động sản chưa đồng bộ, thiếu thực tế đã gây khó khăn cho việc thế chấp.
không hề nhỏ. Điều này dẫn đến các giao dịch mua bán, chuyển nhượng bất động sản đã và đang không đảm bảo cơ sở pháp lý. Hầu hết các giao dịch bất động sản diễn ra ở thị trường khơng chính thức. Việc chậm cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở là chưa đảm bảo việc biến nhà, đất thành tài sản thực tế, trở thành những tài sản đảm bảo chắc chắn giúp BIDV hạn chế rủi ro, giúp khách hàng của ngân hàng có thể đáp ứng đầy đủ các điều kiện của ngân hàng khi vay vốn.
Trong hoạt động tín dụng nhà ở cho người thu nhập thấp thì thủ tục đăng ký giao dịch đảm bảo có ý nghĩa rất quan trọng nhằm đảm bảo cơ sở pháp lý của tài sản đảm bảo. Việc đăng ký giao dịch đảm bảo đối với tài sản hình thành trong tương lai gặp vướng mắc khi khách hàng cá nhân có nhu cầu vay vốn ngân hàng và muốn sử dụng tài sản đảm bảo là các căn hộ trong các dự án xây dựng khu chung cư. Đó là nhu cầu chính đáng của khách hàng. Tuy nhiên ngân hàng lại gặp khó khăn trong việc ký hợp đồng thế chấp và đăng ký giao dịch đảm bảo đối với trường hợp này do chưa có giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà hoặc quyền sử dụng đất. Hơn nữa, việc thực hiện đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất không thống nhất giữa các phịng cơng chứng, các cơ chế chính sách về bất động sản cịn quy định nhiều thủ tục phức tạp, chưa thống nhất.
Ngân hàng còn gặp vướng mắc trong xử lý tài sản đảm bảo tiền vay khi khách hàng không trả được nợ. Việc xử lý tài sản thế chấp là quyền sử dụng đất và bất động sản khi con nợ chây ỳ, cố tình trì hỗn kéo dài thời gian xử lý tài sản đảm để chiếm dụng vốn của ngân hàng vẫn phụ thuộc rất nhiều vào tòa án và các cơ quan pháp luật. Hơn nữa, tài sản đảm bảo là quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, tính thanh khoản của thị trường này rất kém khiến cho việc phát mại tài sản thế chấp của ngân hàng khi xảy ra rủi ro gặp nhiều khó khăn hơn.
Thêm vào đó là việc thiếu các thơng tin phịng ngừa rủi ro tín dụng liên quan đến khách hàng cá nhân. Hiện nay hệ thống tra cứu thông tin duy nhất là trung tâm thơng tin tín dụng của NHNN (CIC) nhưng chủ yếu là thông tin về khách hàng doanh nghiệp còn về các khách hàng cá nhân lại rất hạn chế. Các cơ quan cung cấp thông
cung cấp các thông tin liên quan. Ngân hàng cịn gặp khó khăn trong việc chứng minh mục đích sử dụng vốn và nguồn trả nợ của khách hàng do thơng tin chưa hồn hảo, khách hàng che dấu thông tin, nhất là khu vực kinh tế tư nhân, và cũng do phần lớn các giao dịch mua bán ở Việt Nam được thực hiện bằng tiền mặt khiến ngân hàng gặp rất nhiều khó khăn trong việc chứng minh các nguồn thu nhập của khách hàng.
Một nguyên nhân nữa làm hạn chế sự phát triển của hoạt động tín dụng nhà ở cho người thu nhập thấp là yếu tố về văn hóa xã hội, ngun nhân chính bắt đầu từ thói quen, tâm lý của người Việt Nam. Người Việt Nam nói chung khơng thích tình trạng nợ nần vì gánh nặng tâm lý rất lớn khi chưa trả hết nợ.
Hiện nay hoạt động tín dụng nhà ở cho người thu nhập thấp đang được rất nhiều ngân hàng triển khai. Cạnh tranh gay gắt cũng chính là khó khăn cho BIDV trong việc mở rộng hoạt động tín dụng nhà ở cho người thu nhập thấp.
Như vậy để có thể mở rộng và phát triển hoạt động tín dụng nhà ở cho người thu nhập thấp của BIDV cần có những giải pháp hữu hiệu để hạn chế các tồn tại cũng như tận dụng hơn các lợi thế, cơ hội kinh doanh từ ngân hàng và từ mơi trường bên ngồi, từ đó có thể đáp ứng tốt hơn nhu cầu nhà ở của người dân, giúp ngân hàng tăng quy mô và doanh số cho vay góp phần tăng thu nhập cho ngân hàng.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Trong chương 2, đề tài đã có những giới thiệu khái quát về cung cầu nhà ở và quá trình triển khai các chương trình hỗ trợ nhà ở cho người thu nhập thấp tại Việt Nam nói chung và trên địa bàn hai thành phố trọng điểm là Hà Nội và TPHCM nói riêng. Qua đó cũng cho thấy được nhu cầu cấp thiết về nhà ở cho người thu nhập thấp trên địa bàn cả nước và sự chú trọng của Nhà nước liên quan đến các chính sách hỗ trợ để người thu nhập thấp sớm tiếp cận được nguồn vốn vay từ các NHTM.
Chương 2 cũng tập trung phân tích thực trạng hoạt động cho vay nhà ở cho người thu nhập thấp tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam và cũng phần nào nêu lên được những khó khăn, vướng mắc trong q trình triển khai các gói hỗ trợ để từ đó đề ra được những định hướng, giải pháp hợp lý và hiệu quả trong chương 3.
CHƯƠNG 3
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG NHÀ Ở CHO NGƯỜI CÓ THU NHẬP THẤP TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM