Đánh giá các chương trình đồn hội của sinh viên

Một phần của tài liệu Đời sống văn hóa của sinh viên trường đại học văn hóa hà nội (Trang 75 - 136)

Để đánh giá hiệu quả các hoạt động đoàn thể mang lại, với câu hỏi đề ra và các câu trả lời ở các cấp độ khác nhau thì phần đơng các bạn cho rằng các hoạt động này “rất bổ ích” và “bổ ích”, chiếm tỉ lệ lần lượt 21,8% và 38,2%. Các hoạt động đồn thể tuy cịn những hạn chế nhất định nhưng cũng đã giúp các bạn SV thỏa mãn phần nào trong hoạt động và hưởng thụ văn hóa của mình. Cũng qua số liệu điều tra này sẽ giúp cho Đoàn thanh niên và Hội SV có cái nhìn thiết thực hơn để phát huy hết vai trị trách nhiệm của mình trong việc chăm lo xây dựng và tạo sân chơi văn hóa lành mạnh cho SV.

Trong các hoạt động đồn thể, họạt động văn hóa văn nghệ là một trong những hoạt động SV rất u thích. Với SV, văn hóa văn nghệ đóng góp một vai trị khơng nhỏ trong đời sống văn hóa học đường. Đây là hoạt động mang tính

Rất bổ ích 21.81% Bổ ích 38.23% Bình thường 22.25% Ý kiến khác 17.71%

sinh hoạt tập thể vì thế nó đã thu hút được nhiều sự quan tâm của các bạn SV. Hoạt động này được diễn ra vào các dịp chào mừng những ngày lễ như 20/11 ngày nhà giáo Việt Nam, ngày 8/3 Ngày quốc tế phụ nữ, ngày 26/3 ngày thành lập Đồn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, ngày 1/9 ngày học sinh – SV và ngày thành lập trường. Hoạt động văn hóa văn nghệ vào những dịp này nhằm giáo dục truyền thống sư phạm, tôn vinh nét đẹp ngành, gửi lời cảm ơn đến các thầy, các cô cũng đồng thời giúp cho SV ý thức được vai trò trách nhiệm của ngành thông qua những lời ca, tiếng hát những vở kịch, những bài thơ. Đây cũng là dịp để các bạn SV thể hiện tài năng văn hóa văn nghệ của mình, cũng là dịp để các bạn vui chơi giải trí và thư giãn sau những giờ học trên giảng đường.

Sự hấp dẫn của các hoạt động văn hóa văn nghệ thu hút hầu hết các bạn SV tham gia và cổ vũ. Hoạt động này như một liều thuốc tinh thần để lấy lại sự cân bằng trong cuộc sống của SV vì thế các bạn đều mong muốn được tham gia và mong muốn Hội SV, Đoàn thanh niên tổ chức thường xuyên hơn nữa.

Điều này được thể hiện qua số liệu điều tra, 61,3% các bạn cho rằng đây là hoạt động rất cần thiết trong đời sống SV, 32,2% cho rằng cần thiêt và 6,5% cho rằng khơng cần thiết. Đồn thanh niên cùng Hội SV cũng tích cực đăng ký tham gia các hoạt động văn hóa văn nghệ trên truyền hình thơng qua các chương trình như Rung chng vàng, Trị chơi âm nhạc….những hoạt động này đã giúp các bạn có dịp cọ sát và thể hiện sự hiểu biết của mình do đó các bạn tham gia rất nhiệt tình.

2.2. Các thiết chế văn hóa của Trường nhằm đáp ứng nhu cầu đời sống

văn hóa của sinh viên

2.2.1. Trung tâm Thơng tin Thư viện

Trong mạng lưới thư viện ở nước ta, thư viện đại học là một định chế đã có từ nhiều năm nay. Với vai trị của một trung tâm thơng tin tư liệu, thư viện đại học có nhiệm vụ thu thập tất cả những nguồn kiến thức, kinh nghiệm, kết quả nghiên cứu khoa học, kỹ thuật trên thế giới phản ánh qua các tài liệu tích lũy, sắp xếp

những nguồn tư liệu này thế nào để có thể dễ dàng đáp ứng nhu cầu tìm hiểu của độc giả. Tuy nhiên với vai trò này thư viện đại học cịn vượt qua khỏi khía cạnh tĩnh của sự thu thập, sắp xếp và trình bày trước độc giả những nguồn kiến thức tích lũy của từng thư viện để trở thành năng động hơn bằng cách hướng dẫn độc giả trên con đường truy tìm những thơng tin cần thiết qua hệ thống các thư viện bạn, qua các thư viện trong một vùng, trong một quốc gia, trong một khu vực, hay trên toàn thế giới, Với những cơng cụ chun nghiệp, kỹ thuật và phương tiện có trong tay, các thư viện đại học có thể thực hiện được nhiệm vụ hướng dẫn độc giả sưu tầm kiến thức, kinh nghiệm trong sự phát triển khoa học kỹ thuật này. Để làm được điều này, thư viện đại học phải đặt mình trong một hệ thống hợp tác cục bộ, quốc gia hay quốc tế, phổ biến trong hệ thống những nguồn kiến thức, kinh nghiệm mà mình có, đồng thời liên thơng với các thư viện khác để có được những nguồn kiến thức, kinh nghiệm mà họ tích lũy. Cơng nghệ thơng tin ngày nay đóng một vai trị chủ yếu trong hệ thống hợp tác liên thơng này và các thư viện ngày nay không thể nào không sử dụng công nghệ thông tin và tham dự vào các mạng lưới.

Với vai trị là một động lực đóng góp vào việc cải tiến giáo dục, đổi mới phương pháp giảng dạy, thư viện đại học có nhiệm vụ tuyển chọn và tiếp nhận các sách báo, tài liệu phù hợp của mọi lĩnh vực của chương trình giáo dục và phản ánh tất cả những nguồn kinh nghiệm và sự tiến bộ của toàn bộ thế giới, hầu có đủ dữ kiện để kích thích óc tị mị, nhận xét và phán đoán của sinh viên, để chuyển hóa nền giáo dục từ lãnh vực từ chương sang lãnh vực học hỏi, sưu tầm, giúp cho nền giáo dục đại học nước ta theo kịp trào lưu tiến hóa của thế giới.

Để hồn thành nhiệm vụ này, thư viện đại học cần có một bộ sưu tập tài liệu đầy đủ mọi loại, gồm sách giáo khoa, tài liệu phê bình khảo cứu, băng hình, đĩa CD-ROM. Các sưu tập này phải rất phong phú, bao gồm các lĩnh vực của giáo trình đại học với một tuyển tập sách tham khảo (reference collection) thật đầy đủ và có tính cách bác học để giúp SV tìm tịi, khảo cứu, đồng thời giúp các giảng viên cải tiến phương pháp giảng dạy ở đại học, chuyển phương pháp giảng dạy từ thuyết trình sang phương pháp dạy học nêu tình huống và nêu vấn đề thảo luận,

chuyển phương pháp học tập từ thuộc lịng sang phương pháp tìm tịi, phát minh, sáng tạo.

Với vai trị như vậy, Trung tâm Thơng tin Thư viện Trường Đại học Văn hóa Hà Nội được coi là giảng đường thứ 2 của trường, góp phần trong đổi mới phương pháp học tập: Tự học gắn liền với thư viện. Theo quyết định thành lập:

Số 1412 QĐ/VHTT ngày 22 tháng 7 năm 1998 của Bộ Văn hố Thơng tin, Thư

viện trường đã tách khỏi phòng Khoa học, trở thành Trung tâm Thông tin Thư viện, đánh dấu sự trưởng thành và mở ra khả năng phát triển của thư viện, phục vụ cho sự nghiệp đào tạo của nhà trường. Trung tâm có chức năng thơng tin và thư viện, phục vụ công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học, của Nhà trường thông qua việc thu thập, khai thác, sử dụng các nguồn thông tin và tài liệu tại Trung tâm và các thư viện khác (nếu có hợp tác, liên kết) góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị của Nhà trường. Do đó, thư viện của nhà Trường có những nhiệm vụ như sau:

+ Tham mưu cho Hiệu trưởng việc xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển công tác thông tin thư viện dài hạn và ngắn hạn; tổ chức và điều phối tồn bộ hệ thống thơng tin, tư liệu, thư viện trong Nhà trường.

+ Bổ sung, phát triển nguồn lực thơng tin trong nước và nước ngồi đáp ứng nhu cầu giảng dạy, học tập, nghiên cứu khoa học và tư vấn pháp luật; thu nhận, lưu trữ và phổ biến các tài liệu của Trường như: đề tài nghiên cứu khoa học đã được nghiệm thu, tài liệu hội thảo, chương trình đào tạo, giáo trình, tập bài giảng, khố luận, luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ và các dạng tài liệu khác; các ấn phẩm tài trợ, tặng biếu, tài liệu trao đổi giữa các thư viện.

+ Tổ chức xử lý, sắp xếp, lưu trữ, bảo quản, quản lý tài liệu và thông tin; xây dựng hệ thống tra cứu thông tin hiện đại, thiết lập mạng lưới truy cập và tìm kiếm thơng tin tự động hóa; xây dựng, quản lý các cơ sở dữ liệu, các bộ sưu tập; biên soạn, xuất bản các ấn phẩm thông tin theo quy định của pháp luật.

+ Tổ chức tập huấn người dùng tin, chỉ dẫn, kiểm tra, kiểm soát bạn đọc tiếp cận, khai thác, sử dụng có hiệu quả các nguồn thơng tin và tài liệu, các sản phẩm và dịch vụ thông tin thư viện.

+ Nghiên cứu, ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến, các tiêu chuẩn về xử lý thông tin thư viện và các ứng dụng của công nghệ thông tin vào công tác thư viện.

+ Xây dựng quy hoạch, kế hoạch, tổ chức bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học cho cán bộ thư viện để phát triển nguồn nhân lực có chất lượng nhằm nâng cao hiệu quả công tác.

+ Tổ chức, quản lý cán bộ, tài sản theo sự phân cấp của Hiệu trưởng; bảo quản, kiểm kê định kỳ vốn tài liệu, cơ sở vật chất kỹ thuật và các tài sản khác; tiến hành thanh lý các tài liệu, thiết bị lạc hậu, cũ nát theo quy định của Nhà nước và quy định của Trường.

+ Mở rộng hợp tác với các cơ quan, tổ chức trong nước và quốc tế về lĩnh vực thông tin thư viện; tham gia các hoạt động chuyên môn nghiệp vụ với hệ thống thư viện trong cả nước nhằm thúc đẩy phát triển sự nghiệp thư viện; liên kết, hợp tác với các thư viện chun ngành văn hóa trong và ngồi nước để phối hợp bổ sung và trao đổi tài liệu, chia sẻ nguồn lực thông tin, dữ liệu biên mục, tổ chức dịch vụ mượn liên thư viện, dịch vụ cung cấp thông tin qua mạng theo quy định của pháp luật và quy định của Trường.

+ Thực hiện báo cáo định kỳ và báo cáo đột xuất về tình hình hoạt động của Trung tâm với Ban Giám hiệu và cấp có thẩm quyền theo các quy định hiện hành.

Phịng đọc SV: Đối tượng phục vụ là tất cả SV các khoa, thuộc các hệ đào tạo (chính quy, vừa học vừa làm, cao học …) Phòng đọc SV không chỉ là nơi dành cho các bạn đọc đến mượn tài liệu để đọc tại chỗ mà còn là nơi yên tĩnh cho các SV tới học đặc biệt là các bạn nội trú thì điều này càng cần thiết hơn, vì vậy số lượng SV lên phịng đọc hàng ngày rất đơng.

Tài liệu phòng đọc rất đa dạng và phong phú, đủ khả năng phục vụ SV tồn Trường. Phịng đọc phục vụ theo lịch chung của thư viện: sáng từ 7h30 đến 11h, chiều từ 13h30 đến 21h ( giờ mùa hè ), từ 7h30 đến 11h, chiều từ 13h đến 21h ( giờ mùa đông ) với từ thứ hai đến thứ sáu.

Phòng mượn tổng hợp: đối tượng là tất cả các cán bộ, giảng viên, công nhân viên và SV của Trường. Phương thức mượn vẫn sử dụng phương thức cho mượn truyền thống. Bạn đọc muốn mượn sách phải viết phiếu yêu cầu, căn cứ vào phiếu yêu cầu thủ thư lấy tài liệu ghi vào sổ mượn của SV.

Phịng Internet đã và đang đóng một vai trị hết sức quan trọng trong cuộc sống của xã hội hiện đại. Nó trở thành nhu cầu khơng thể thiếu của SV trong học tập cũng như trong hoạt động vui chơi giải trí. Hiện nay, với số lượng máy còn

hạn chế, chất lượng một số máy đã xuống cấp không đảm bảo tốc độ truy cập

mạng nên chưa thể đáp ứng hết nhu cầu sử dụng hàng ngày của các bạn SV. Trong những năm gần đây Trường cũng đã đầu tư nâng cấp số lượng cũng như chất lượng máy tính trong phịng máy tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho SV trong học tập cũng như vui chơi giải trí.

2.2.2. Sân thể thao, nhà giáo dục thể chất

Chơi thể thao là một hoạt động giải trí trong thời gian rỗi rất cần thiết đối với SV, là hình thức giải trí quan trọng để rèn luyện thể chất, ý chí, trí tuệ con người, hoạt động thể dục thể thao đem lại tâm trạng thoải mái, một sức khỏe dồi dào, là tiền đề cho những hứng khởi trong học tập. Tuy nhiên với sự phát triển của kinh tế, các không gian phục vụ cho hoạt động thể dục thể thao ngày càng bị thu hẹp.

Hiện nay, khu hoạt động thể thao của Trường bao gồm có: Khu nhà giáo dục thể chất 3 tầng bao gồm các phịng phục vụ cho cơng tác giảng dạy thể chất và quốc phòng, một sân thể chất để SV học tập và rèn luyện, một đường chạy maratong, khu hố cát để SV tập nhảy xa và có hệ thống xà đơn xà kép). Tạo điều kiện cho SV nội trú được rèn luyện và học tập sau những giờ lên lớp.

Giờ sinh hoạt hoạt động thể thao tùy thuộc vào thời gian rỗi và nhu cầu của SV, SV được tự do sử dụng các cơ sở vật chất đó. Tuy nhiên, số lượng người tham gia hoạt động thể thao còn rất hạn chế trong SV. Hiện tại, sân nhà ký túc hàng chiều phục vụ cho SV nội trú rèn luyện một số môn thể thao như: Đá cầu,

cầu mây, cầu lơng, bóng bàn, đặc biệt là phục vụ cho một lớp võ của Câu lạc bộ võ Vovinam hoạt động.

Để thu hút và khuyến khích SV tích cực tham gia hoạt động thể dục thể thao sắp tới Nhà Trường cần có những đề án xây dựng thêm một số cơ sở vật chất nhằm phục vụ nhu cầu hoạt động thể thao hơn nữa như: Tôn tạo lại đường chạy điền kinh, nâng cấp lại hệ thống xà đơn, xà kép, nâng cấp sân cầu lơng đảm bảo tính an tồn khi SV tham gia tập luyện thể dục thể thao.

2.2.3. Nhà văn hóa

Nhà Văn hóa là một nơi đóng vai trị hết sức quan trọng trong đời sống văn hóa tinh thần của SV. Đây là nơi diễn ra các hoạt động sinh hoạt văn hóa tập thể của SV, các hoạt động vui chơi giải trí như văn nghệ, ca múa nhạc hay một số hoạt động khác. Trong cuộc sống hiện tại, nhà văn hóa đang trở thành nhu cầu cấp thiết của đời sống xã hội. Nhà văn hóa khơng chỉ là nơi diễn ra các hoạt động tập thể mà là nơi cho các bạn SV tìm đến với những yêu thích cá nhân của mình. Hiện nay, Nhà văn hóa của Trường Đại học Văn hóa Hà Nội là một trong những thiết chế văn hóa hồn chỉnh và quy mơ, mọi hoạt động văn hóa văn nghệ và các hoạt động khác: Tuần sinh hoạt cơng dân, hội nghị, mít tinh, đại hội, diễn kịch… đều diễn ra tại hội trường lớn. Hội trường bên trong gồm hai tầng là tầng 1 và tầng 2, tầng 1 hội trường chứa khoảng 800 SV và tầng 2 chứa được 200 SV. Bên trong Hội trường có trang bị một số cơ sở vật chất như: Quạt điện, máy lạnh, màn chiếu rộng, âm thanh, ánh sáng phục vụ cho SV.

Nhà Văn hóa của Trường Đại học Văn hóa Hà Nội là nơi đã trải qua cả một quá trình dài xây dựng và phát triển của ngơi trường. Là trung tâm văn hóa ư xã hội của Trường nên mọi sự kiện, mọi chương trình, đều được sự chứng kiến tại nơi này. SV nội trú Trường Đại học Văn hóa Hà Nội nói riêng và SV Trường Đại học Văn hóa Hà Nội nói chung, từ thế hệ SV năm này đến năm khác, họ đều có những kỷ niệm của riêng mình tại nơi đây, từ khi chập chững bước vào mái

trường với bao nhiêu sự rụt rè, tự ti, lo lắng, hồi hộp của buổi đầu tiên nhập trường cho đến những năm tháng gắn bó học tập tại mái trường này.

2.2.4. Các dịch vụ liên kết

Hiện nay, hình thức liên doanh liên kết giữa các thành phần kinh tế để có hiệu quả phục vụ tốt hơn đang là nhu cầu của xã hội. Thơng qua hình thức đấu thầu Trường cũng đã liên kết được với một số đơn vị tư nhân hoạt động kinh doanh trong khuôn viên khu ký túc của Trường.

Liên doanh với khu căng tin dành cho SV và cán bộ giảng viên, bao gồm một tịa nhà 2 tầng có nhiệm vụ phục vụ đời sống cho SV và giảng viên. Chủ yếu

Một phần của tài liệu Đời sống văn hóa của sinh viên trường đại học văn hóa hà nội (Trang 75 - 136)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)