2.2. Các thiết chế văn hóa của Trường nhằm đáp ứng nhu cầu đời sống văn
2.2.4. Các dịch vụ liên kết
Hiện nay, hình thức liên doanh liên kết giữa các thành phần kinh tế để có hiệu quả phục vụ tốt hơn đang là nhu cầu của xã hội. Thông qua hình thức đấu thầu Trường cũng đã liên kết được với một số đơn vị tư nhân hoạt động kinh doanh trong khuôn viên khu ký túc của Trường.
Liên doanh với khu căng tin dành cho SV và cán bộ giảng viên, bao gồm một tịa nhà 2 tầng có nhiệm vụ phục vụ đời sống cho SV và giảng viên. Chủ yếu là phục vụ nước giải khát và các đồ ăn, sách bút… nhằm thỏa mãn tại cho những nhu cầu của SV nội trú và SV toàn trường. Là khơng gian bình dân để SV vừa thỏa mãn về vật chất vừa thỏa mãn về tinh thần. Mọi vấn đề của SV trong thời gian ngắn ngủi đều được giải quyết ở đây. Có thể nói căng tin là nơi để SV tranh thủ ăn, tranh thủ uống, tranh thủ xem, tranh thủ nói chuyện với bạn bè… Hiện tại, có một căng tin lớn và một cửa hàng nhỏ cũng phục vụ nhu cầu sinh hoạt cho SV nội trú ở ngay gầm cầu thang khu nhà H1.
Liên kết với đơn vị tư nhân trong công tác trông giữ xe tại cổng sau Trường. Phục vụ nhu cầu gửi xe qua ngày hoặc theo tháng cho SV nội trú nói riêng và SV tồn Trường nói chung.
Nhìn chung, với sự cố gắng của lãnh đạo nhà Trường, các thiết chế văn hóa đang ngày càng đáp ứng được nhu cầu nhiều hơn cho SV. Tuy nhiên, để hoàn thiện hơn nữa các thiết chế này cần sự quan tâm hơn nữa của Đảng, Nhà nước để thầy và trị Trường Đại học Văn hóa Hà Nội có đời sống văn hóa tinh thần phong phú, đa dạng và lành mạnh góp phần xây dựng nền con người mới xã hội chủ nghĩa.
Tiểu kết
Việc tìm hiểu thực trạng đời sống văn hóa tinh thần của sinh viên Trường Đại học Văn hóa Hà Nội cho thấy rằng: Tuy là một trường đại học ngành văn hóa,
nghệ thuật, nơi mà 80% sinh viên là nữ và xuất thân từ khu vực nông thôn, miền núi, điều kiện về cơ sở vật chất phục vụ đời sống văn hóa tinh thần của sinh viên cịn nhiều khó khăn nhưng sinh viên Đại học Văn hóa Hà Nội cũng đã tạo cho mình một đời sống văn hóa tinh thần phong phú. Có thể thấy rằng, các phong trào học tập, văn hóa văn nghệ, các hoạt động đồn thể thường xuyên được tổ chức theo kế hoạch đã đề ra. Các hoạt động này được sinh viên tham gia, hưởng ứng nhiệt tình và cho rằng những hoạt động này có tác động rất tích cực đối với đời sống văn hóa tinh thần của họ.
Để được như vậy là do nhận được sự quan tâm ủng hộ rất lớn từ Đảng ủy, Ban Giám hiệu đối với các hoạt động văn hóa nói chung của sinh viên Nhà trường. Tuy nhiên với số lượng sinh viên và nhu cầu về văn hóa của sinh viên ngày một tăng cùng với thực trạng đời sống văn hóa của sinh viên Đại học Văn hóa Hà Nội như hiện nay sẽ không đáp ứng được nhu cầu về đời sống văn hóa cho sinh viên trong tương lai. Đây cũng là một vấn đề cấp bách được đặt ra đối với các cấp lãnh đạo và những người trực tiếp làm cơng tác quản lý văn hóa trong nhà trường để nâng cao đời sống văn hóa cho sinh viên trong thời gian tới.
Chương 3
NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA HIỆN NAY ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG VĂN HÓA CỦA