Sự tác động của yếu tố kinh tế thị trường

Một phần của tài liệu Đời sống văn hóa của sinh viên trường đại học văn hóa hà nội (Trang 91)

3.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến đời sống văn hóa của sinh viên trường

3.2.1. Sự tác động của yếu tố kinh tế thị trường

Từ năm 1986, với dấu mốc là Đại hội VI của Đảng, Việt Nam chính thức bước vào thời kỳ đổi mới, xóa bỏ chế độ bao cấp và chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Một nền kinh tế mở, năng động, mạnh mẽ

được xác lập, đang chuyển mình hịa vào dịng chảy của xu hướng tồn cầu hố và hội nhập quốc tế.

Sự chuyển biến tích cực của đời sống kinh tế - xã hội dưới tác động của cơ chế thị trường đã làm cho điều kiện sống cơ bản của nhiều gia đình Việt Nam thay đổi theo chiều hướng tiến bộ. Phần đơng SV Việt Nam có điều kiện sống tốt hơn cả về vật chất lẫn về tinh thần, được tiếp nhận nhiều kênh thông tin, được tiếp cận với nhiều phương tiện giáo dục hiện đại, khoa học, nên điều kiện học tập ngày càng tốt hơn. Họ có tri thức rộng, tư duy năng động, sáng tạo, ham mê tìm hiểu khám phá thành trì khoa học và đạt được nhiều thành tựu đáng khâm phục trên tất cả các lĩnh vực học tập, nghiên cứu khoa học, hoạt động văn hoá văn nghệ, thể dục thể thao.

Cùng với q trình đó, kinh tế thị trường đã bộc lộ tính hai mặt trong sự tác động đến các giá trị tinh thần, đặc biệt là giá trị đạo đức của con người nói chung, của SV nói riêng. Thực tế cho thấy, ngoài những thay đổi theo chiều hướng tiến bộ, trong đời sống đạo đức của SV ở nước ta hiện nay vẫn còn tồn tại một số bất cập, hạn chế cần được khắc phục. Trong đó, đạo đức, lối sống đang nảy sinh nhiều vấn đề nhức nhối. Những mất mát, lệch chuẩn về giá trị, lối sống đang ngày càng gia tăng ở nhiều tầng lớp xã hội, SV không là ngoại lệ. Tác động tiêu cực rõ nét nhất là biểu hiện thực dụng trong quan niệm đạo đức và hành vi ứng xử ở một bộ phận không nhỏ SV. Trào lưu dân chủ hố, làn sóng cơng nghệ thơng tin và việc nâng cao dân trí đã làm ý thức cá nhân, cụ thể là SV, được tăng lên; họ ý thức cao về bản thân mình và muốn thể hiện vai trị cá nhân. Tuy nhiên, cái cá nhân nhiều khi lấn át cái cộng đồng, họ coi lợi ích cá nhân quan trọng hơn tất cả. Họ cho rằng, kinh doanh là hoạt động đem lại lợi nhuận bằng bất cứ giá nào và không cần đếm xỉa đến vấn đề đạo đức. Quan niệm đó dẫn đến một biểu hiện nguy hiểm là thái độ bàng quan đối với những người xung quanh, cho dù các phong trào tình nguyện được phát động khá rầm rộ trong SV, nhằm giáo dục và tuyên truyền tinh thần vì cộng đồng. Một số SV so đo sự hy sinh và quan tâm đến người khác là việc làm đưa lại lợi ích gì cho chính mình.

Trước thực tế đó, việc khẳng định vai trị quan trọng của các giá trị đạo đức truyền thống người Việt Nam trong việc định hướng cho SV hiện nay hướng tới những giá trị Chân - Thiện - Mỹ là cơ sở để họ tự trau dồi và xây dựng cho mình một nhân cách đạo đức, lối sống lành mạnh, trong sáng.

3.2.2. Sự tác động của quá trình tồn cầu hóa

Nhìn chung, tiến trình tồn cầu hóa văn hóa khó quan sát hơn tiến trình tồn cầu hóa kinh tế, nó vẫn đang tác động hàng ngày hàng giờ lên tất cả phương diện của đời sống xã hội, ít nhất và trước hết là qua các kênh thông tin truyền thơng, qua các loại hình thể thao giải trí. Do đó, trong tất cả các quốc gia trên thế giới, tồn cầu hóa vẫn đang hiễn hiện, các xu thế của nó vẫn đang tác động mạnh mẽ. Nó khơng chỉ tạo ra những cơ hội tích cực cho sự hội nhập của các nước mà còn tạo ra nhiều yếu tố tiêu cực cho con người và xã hội, ít nhất thì cũng thể hiện trong sự lệch pha về văn hóa giữa những thế hệ con người, sự chênh lệch về văn hóa giữa các khu vực, giữa đô thị và nông thôn trong cùng một đất nước.

Tồn cầu hóa văn hóa dường như có thể tạo ra một sự đồng nhất, một nền văn hóa thế giới cho mọi dân tộc. Thế nhưng, trên thực tế qua ảnh hưởng của các dòng chảy thương mại và văn hoá của một số nước phát triển trên thế giới, một sự đồng nhất đối với các dân tộc là khó có thể thực hiện được. Do sự chênh lệch trên các phương diện tiến bộ xã hội của các nước nên việc các nước phải đối mặt với những yếu tố tiêu cực trong tiến trình tồn cấu hóa văn hóa là khơng thể tránh được. Do đó, xuất hiện những mâu thuẫn đối với sự hội nhập văn hóa của các nước, đồng thời cũng tạo ra nhiều mâu thuẫn giá trị văn hóa giữa các vùng miền ngay cả trong một quốc gia. Ngoài ra, trong tiến trình tồn cầu hóa văn hóa, một thách thức khác cũng rất lớn đó là mối đe doạ tiềm tàng về khả năng đánh mất bản sắc văn hóa. Trong quá trình giao lưu và hội nhập, sự yếu kém, phụ thuộc về kinh tế sẽ biến các nước đang phát triển dễ trở thành cái bóng của các nước phát triển. Do nắm ưu thế về kinh tế, về khoa học và công nghệ, các nước phát triển đương nhiên cũng chiếm ưu thế trong việc áp đặt những giá trị tư tưởng, văn hóa, lối sống… của mình lên những nước nghèo đang lệ thuộc mình.

Chúng ta có thể thấy rằng, giới trẻ - SV, trong đó có SV Trường Đại học Văn hóa Hà Nội, những người sinh ra và lớn lên trong thời kỳ hội nhập quốc tế, là đối tượng nhạy cảm nhất trước những biến đổi nhanh chóng của đất nước và thế giới. Họ trước hết mang đầy đủ những đặc điểm chung của con người, nhưng bên cạnh đó, họ cịn mang những đặc điểm riêng: trẻ, có tri thức, dễ tiếp thu cái mới, nhạy cảm với các vấn đề chính trị xã hội. Với những đặc điểm trẻ tuổi, có trình độ và năng lực sáng tạo, khả năng tiếp nhận cái mới nhanh và linh hoạt, thích nghi kịp thời với sự thay đổi nhanh chóng của xã hội hiện đại, nên tồn cầu hố đã tác động khơng nhỏ tới đối tượng này. Nhìn chung, sự tác động này mang tính hai mặt: tích cực và tiêu cực. Một trong những tác động tích cực nổi bật nhất của tồn cầu hố cùng với ý thức đề cao tính cá nhân, là việc soi chiếu các giá trị đạo đức dưới góc độ cá nhân, phẩm chất cá nhân. Chính xu hướng tồn cầu hố là chất xúc tác, là đòn bẩy và cũng là yêu cầu của việc rời bỏ triệt để những mảnh quá khứ đã lỗi thời một cách nhẹ nhàng, thanh thản. Làm được điều đó một cách triệt để nhất, rõ ràng nhất, khơng ai khác ngồi SV - đối tượng trẻ có tri thức, lớn lên trong mơi trường mới, có điều kiện rời bỏ quá khứ một cách ít luyến tiếc hơn cả. Đây là đối tượng mà sự liên hệ với truyền thống chưa thật sự sâu đậm nên dễ dàng để những giá trị truyền thống lỗi thời lại đằng sau để tiếp thu cái mới, chấp nhận những giá trị mới trong một môi trường năng động liên tục.

Cùng với sự du nhập lối sống và sản phẩm công nghệ hiện đại từ các nước phát triển, đã dần dần làm khơng ít SV xa rời các giá trị đạo đức truyền thống tất đẹp vốn vẫn đang phù hợp với thời kỳ hiện đại. Hình thành tư tưởng hưởng thụ, ăn chơi, đua đòi, chịu tác động của tệ nạn xã hội, dễ bị dao động về mặt định hướng đạo đức và lối sống trong bối cảnh một nền kinh tế, xã hội mở cửa. Các quan niệm đạo đức trong một bộ phận SV đang bị lệch chuẩn, đặc biệt có quan niệm cho rằng, đạo đức và lợi ích cá nhân là hồn tồn đồng nhất trong mọi lúc, ở mọi nơi.

Cũng như vậy, với sự phát triển của thông tin, sự hỗ trợ của công nghệ cao đang làm giảm giá thành và tăng tốc độ đường truyền, đã làm Internet trở nên phổ biến, nhiều bạn trẻ lên mạng sử dụng tiện ích chát như một thú tiêu khiển hơn là phương tiện liên lạc. Với môi trường giao tiếp ảo này, người ta có thể ảo hố những

thơng tin cá nhân và dễ dàng đi đến chỗ cung cấp thông tin giả. Sự dối lừa trên mạng được coi là một trị chơi. Nếu như nó chỉ dừng lại ở đó thì khơng có gì nghiêm trọng, nhưng cái đáng lưu tâm là ở chỗ, từ trò chơi ư một lĩnh vực cụ thể, nó dần ảnh hưởng sang quan niệm về đạo đức nói chung, và ảnh hưởng đến cả các lĩnh vực khác. Gần đây, tác động tiêu cực của môi trường ảo đã hiện thục hoá qua một số vụ xung đột trong các chatter ngồi đời.

Như vậy, có thể nói, tồn cầu hố là một làn sóng vơ cùng mạnh mẽ kéo theo tất cả mọi quốc gia, mọi dân tộc, mọi gia đình và cá nhân vào cuộc. Khơng một ai, khơng một quốc gia nào có thể đứng ngồi. SV Việt Nam nói chung và SV Trường Đại học Văn hóa Hà Nội nói riêng là một trong những đối tượng chịu ảnh hưởng khá mạnh của xu thế này. Họ là nguồn nhân lực đầy sức mạnh, trẻ và có tri thức, có khả năng tiếp cận nhanh chóng với cái mới và thay đổi linh hoạt ư những tố chất rất cần thiết cho một thời kỳ phát triển mới. Vì vậy, việc phát huy tính tích cực và điều chỉnh những hành vi lệch lạc trong ý thức đạo đức của SV, có tác dụng vơ cùng to lớn trong việc phát triển và sử dụng nguồn lực quý này.

Khẳng định điều này, tại Đại hội IX, Đảng ta đã chỉ rõ, việc chăm lo giáo dục, bồi dưỡng, đào tạo, phát triển tồn diện về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống, văn hoá, sức khoẻ, nghề nghiệp cho thế hệ trẻ Việt Nam hơm nay để đội ngũ này có điều kiện phát triển tài năng và sức sáng tạo, phát huy vai trị xung kích trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và tồn xã hội.

3.2.3. Sự định hướng và tác động của đường lối, chính sách của Đảng và

Nhà nước

Văn hoá là hệ thống những giá trị chuẩn mực xã hội biểu hiện ra trong mọi lối sống vật chất và tinh thần của một cộng đồng người hay một quốc gia. Văn hoá phải là các giá trị chuẩn mực.Vì vậy, quá trình quản lý các hoạt động văn hóa nói chung của Nhà nước và xã hội trở thành yêu cầu tất yếu nhằm duy trì, phát huy và định hướng phát triển văn hóa phù hợp với truyền thống dân tộc và thực tiễn địi hỏi phải có sự hài hịa, hợp lý giữa truyền thống và hiện đại trong điều

kiện hiện nay. Để xây dựng và phát triển nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc, đồng thời vẫn bảo đảm tính hiện đại, phù hợp với thực tiễn đất nước theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng tồn quốc lần thứ XI địi hỏi việc tăng cường quản lý nhà nước về văn hóa càng trở nên cấp thiết trong bối cảnh tồn cầu hóa, hội nhập quốc tế như hiện nay. Hoạch định và đề ra một hệ thống giải pháp đồng bộ từ khái quát đến cụ thể, nhằm thúc đẩy và quản lý tốt hoạt động văn hóa trên phạm vi cả nước. Trong việc xây dựng và phát triển văn hóa khơng phải là một vấn đề riêng, nó liên quan mật thiết với sự nghiệp xây dựng và phát triển nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội trong bối cảnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Sự định hướng và tác động của đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ln chiếm vị trí quan trọng đối với việc nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho các tầng lớp nhân dân nói chung và SV nói riêng. Bởi nó hướng vào những vấn đề then chốt trong sự hình thành và phát triển đời sống văn hóa tinh thần của xã hội nói chung và đời sống văn hóa tinh thần của SV nói riêng như các vấn đề về hệ tư tưởng Mác – Lênin, vấn đề về kinh tế hay vấn đề về xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.

Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, lĩnh vực văn hóa trong những năm qua đã đạt được nhiều thành tựu đáng ghi nhận. Các cơng trình văn hóa, các phương tiện phục vụ việc vui chơi, giải trí, khai thác thơng tin phát triển hơn giúp SV có nhiều điều kiện tiếp cận với các loại hình giải trí mới, các sản phẩm văn hóa chất lượng.

Đối với đời sống văn hóa tinh thần của SV, tác động của chính sách về phát triển văn hóa được thể hiện ở chỗ nếu các chính sách này phát huy được hiệu quả khi đi vào thực hiện sẽ góp phần tạo ra những sản phẩm văn hóa vừa thích hợp với xu thế tồn cầu, vừa mang tính bản sắc, mang lại nhiều lợi ích ở các phương diện thẩm mĩ, kinh tế, chính trị. Các chính sách phát triển văn hóa cho SV tốt sẽ góp phần thúc đẩy q trình phát triển nền cơng nghiệp văn hóa, tạo ra những sản phẩm văn hóa cừa chất lượng, vừa phù hợp với điều kiện kinh tế của các tầng lớp khác nhau trong xã hội trong đó có SV.

3.2.4. Mơ hình đào tạo tín chỉ của Nhà trường

Bên cạnh những tác động của xã hội như tồn cầu hóa, nền kinh tế thị trường, một tác động trực tiếp đến đời sống văn hóa tinh thần của SV Trường Đại học Văn hóa Hà Nội đó là lịch học của SV và hình thức đào tạo theo học chế tín chỉ. Nếu như trước đây, nhà Trường đào tạo theo hình thức niên chế, việc học của SV thường diễn ra trong thời gian 04 năm học, lúc này SV không cần phải đăng ký các môn học theo kỳ học, việc làm này do các phòng, khoa chuyên môn của nhà Trường sắp xếp và SV thực hiện việc học theo hình thức quấn chiếu khối lượng kiến thức môn học theo khung chương trình đào tạo đặt ra. Việc học tập theo hình thức đào tạo này đã tạo cho SV một bước đi lối mịn và cịn mang nặng tính ỷ lại, SV mất tính chủ động trong học tập.

Khi các trường Đại học trong cả nước đã chuyển đổi sang hình thức đào tạo theo hình thức tín chỉ và Trường Đại học Văn hóa cũng khơng nằm ngồi xu thế chung đó. Lúc này, lãnh đạo, cán bộ, giảng viên và SV nhà Trường đều phải vào cuộc với phương châm “Lấy người học làm trung tâm” đã làm thay đổi tư duy giữa người dạy và người học cũng như người làm cơng tác quản lý hành chính. Qua khảo sát thực tế, các bạn SV cho biết một cảm nhận chung đó là việc học đại học theo hình thức tín chỉ thì phải “Vừa chạy, vừa xếp hàng” mới theo kịp được với kế hoạch học tập của từng cá nhân. Do vậy, mỗi SV cần phải “chủ động” vạch ra kế hoạch học tập tồn khóa và từng học kỳ cho chính mình để có mục tiêu phấn đấu, có thể là học tập vượt thời gian để tốt nghiệp sớm hoặc có thể là ra trường đúng thời hạn quy định của nhà Trường. Người học có thể học nhiều môn học được nhà Trường công bố trên hệ thống quản trị, tại tài khoản cá nhân, điều này giúp cho các bạn SV có thể lựa chọn và chủ động trong kế hoạch học tập của chính mình.

Việc học tập khẩn trương và nhanh chóng, tuy có nhiều mặt tích cực song để lại những tác động không nhỏ đến từng cá nhân SV nhà Trường, đó là việc phân bổ thời gian dành cho nhu cầu thỏa mãn đời sống văn hóa tinh thần của từng cá nhân, tham gia các hoạt động chung của tập thể lớp, khoa và nhà Trường. Đồng thời, học tập theo hình thức tín chỉ đã tạo ra một hệ quả khá lớn đó là tính cá nhân

Một phần của tài liệu Đời sống văn hóa của sinh viên trường đại học văn hóa hà nội (Trang 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)