Mức độ thoả mãn nhu cầu đời sống văn hóa của sinh viên

Một phần của tài liệu Đời sống văn hóa của sinh viên trường đại học văn hóa hà nội (Trang 41 - 43)

sinh viên

Từ số liệu trên cho thấy số SV thỏa mãn với đời sống văn hóa của mình là 65 người, chiếm 14,1%; khá thỏa mãn là 171 người chiếm 36,9%; bình thường là 168 người chiếm 36,3%, và không thỏa mãn là 59 người chiếm 12,7%. Những con số này đặt ra cho chúng ta câu hỏi: Làm thế nào để đáp ứng đầy đủ để con số thỏa mãn và khá thỏa mãn nhu cầu đời sống văn hóa của mình chiếm đa số? Đây là một vấn đề đòi hỏi nhà trường phải quan tâm hơn nữa, vì theo điều tra thì số SV hiện sống trong kí túc xá của trường chiếm đa số với 128 SV (27,6%), thuê trọ là 335 bạn (72,4%).

2.1.1. Hoạt động vui chơi giải trí

Thỏa mãn. 14.0% Khá thỏa mãn. 36.9% Bình thường. 36.3% Khơng thỏa mãn. 12.7%

Hoạt động vui chơi giải trí là một dạng hoạt động xã hội nằm trong hệ thống các hoạt động của con người và là hoạt động mang tính tự do khơng mang tính vụ lợi mà nhằm mục đích giải tỏa sự căng thẳng tinh thần để đạt tới sự thư giãn, thanh thản trong tâm hồn. Các hoạt động vui chơi, giải trí có thể xuất hiện ở từng cá nhân hoặc có sự tham gia của một nhóm người. Hoạt động này khơng chỉ thỏa mãn nhu cầu vui chơi mà còn đáp ứng được nhu cầu giao tiếp, xây dựng và mở rộng các mối quan hệ.

+ Truy cập Internet

Theo số liệu của Trung tâm Internet Việt Nam (2012), ngày 19/11/1997 là ngày đầu tiên Việt Nam gia nhập vào mạng internet tồn cầu. Sau 15 năm tính tới tháng 10/2012, số người sử dụng internet đã lên tới 31,1 triệu người, chiếm tỷ lệ 35,49% dân số. Việt Nam đứng thứ 18/20 quốc gia có số người sử dụng Internet lớn nhất thế giới, đứng thứ 8 trong khu vực Châu Á và đứng vị trí thứ 3 ở khu vực Đông Nam Á [45]. Hơn nữa, internet là phương tiện tiếp cận thông tin được sử dụng phổ biến ở Việt Nam. Theo kết quả nghiên cứu về thị trường internet Việt Nam năm 2011, internet đã vượt qua báo, tạp chí và radio để trở thành phương tiện tiếp cận thông tin phổ biến thứ hai, chỉ sau Tivi. Cũng theo báo cáo này, đối tượng sử dụng internet chủ yếu là giới trẻ với độ tuổi từ 15 đến 24, trong đó một phần lớn là giới SV.

Có thể dễ dàng nhận thấy vai trị của internet đối với SV. Internet có thể giúp SV tiếp cận thơng tin cần thiết cho việc học tập và đời sống xã hội, dễ dàng trao đổi với giảng viên, bạn bè và giải trí bằng nhiều hình thức khác nhau. Tuy vậy, cho đến nay, thực trạng sử dụng internet của SV và tác động của việc sử dụng internet đối với SV chưa được quan tâm nhiều của giới nghiên cứu. Một vài câu hỏi về vấn đề trên được đặt ra là: SV nhận thức như thế nào về vai trị của internet? Tình hình sử dụng internet của SV như thế nào? SV nhận thức và trải nghiệm như thế nào về tác động tích cực và tiêu cực của internet? Internet có đóng vai trị cho việc nâng cao kết quả học tập của SV hay không?

Với SV Trường Đại học Văn hóa Hà Nội, Internet đã trở thành một sự tất yếu trong cuộc sống. Internet vừa là phương tiện để SV học tập, tìm kiếm thơng

tin vừa là nơi SV giải trí. Họ lên mạng với nhiều mục đích khác nhau: tìm kiếm thơng tin, gửi mail, facebook, chơi game, xem phim… Dù mục đích nào thì Internet đều có thể đáp ứng được và Internet còn cho phép kết hợp cùng một lúc các mục đích ấy. Đó chính là lý do vì sao SV ngày càng chọn Internet là phương thức giải trí và học tập tốt nhất. Họ vừa có thể tìm kiếm thơng tin, vừa có thể nghe nhạc và nói chuyện với bạn bè, cùng một thời gian nhất định.

Một phần của tài liệu Đời sống văn hóa của sinh viên trường đại học văn hóa hà nội (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)