Sinh viên Trường Đại học Văn hóa Hà Nội

Một phần của tài liệu Đời sống văn hóa của sinh viên trường đại học văn hóa hà nội (Trang 28)

1.2. Đặc điểm sinh viên Trường Đại học Văn hóa Hà Nội và vai trị của đờ

1.2.1. Sinh viên Trường Đại học Văn hóa Hà Nội

+ Khái niệm sinh viên

Theo từ điển Oxford (1995) thuật ngữ Student được giải thích như sau: Thứ nhất SV là một người thường ở độ tuổi trên 16 đang theo học ở một trường đại học hoặc cao đẳng. Thứ hai SV là một thiếu niên nam hay nữ ở trường phổ thông.

Từ điển Tiếng Việt (2001) định nghĩa, SV là người học ở bậc đại học. Theo quy chế công tác học sinh, SV trong các trường đào tạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo thì “người đang học trong hệ đại học và cao đẳng thì gọi là SV”. Nhìn chung, khái niệm SV nên hiểu theo nghĩa chung nhất: là tất cả những người đã tốt nghiệp Trung học phổ thông và tương đương đang theo học tại các trường đại học và cao đẳng thuộc mọi loại hình đào tạo.

+ Đặc điểm của sinh viên

Sinh viên trước hết mang đầy đủ những đặc điểm chung của con người, mà theo Mác là "tổng hoà của các quan hệ xã hội". SV còn mang những đặc điểm riêng: Tuổi đời còn trẻ, thường từ 18 đến 25 dễ thay đổi, chưa định hình rõ rệt về nhân cách, ưa các hoạt động giao tiếp, có tri thức đang được đào tạo chun mơn.

Lứa tuổi SV có những nét tâm lý điển hình, đây là thế mạnh của họ so với các lứa tuổi khác như: tự ý thức cao, có tình cảm nghề nghiệp, có năng lực và tình cảm trí tuệ phát triển (khao khát đi tìm cái mới, thích tìm tịi, khám phá), có nhu cầu, khát vọng thành đạt, thích trải nghiệm, dám đối mặt với thử thách.

Sinh viên là một nhóm xã hội đặc biệt, đang tiếp thu những kiến thức, kỹ năng chuyên môn ở các trường cao đẳng, đại học để chuẩn bị cho hoạt động nghề nghiệp sau khi ra trường.

Một trong những đặc điểm tâm lý quan trọng nhất ở lứa tuổi thanh niên - SV là sự phát triển tự ý thức. Nhờ có tự ý thức phát triển, SV có những hiểu biết, thái độ, có khả năng đánh giá bản thân để chủ động điều chỉnh sự phát triển bản thân theo hướng phù hợp với xu thế xã hội. Chẳng hạn SV đang học ở các trường cao đẳng, đại học sư phạm nhận thức rõ ràng về những năng lực, phẩm chất của mình, mức độ phù hợp của những đặc điểm đó với yêu cầu của nghề nghiệp, qua đó họ sẽ xác định rõ ràng mục tiêu học tập, rèn luyện và thể hiện bằng hành động học tập hàng ngày trong giờ lên lớp, thực tập nghề hay nghiên cứu khoa học. Nhờ khả năng tự đánh giá phát triển mà SV có thể nhìn nhận, xem xét năng lực học tập của mình, kết quả học tập cao hay thấp phụ thuộc vào ý thức, thái độ, vào phương pháp học tập của họ.

Một đặc điểm tâm lý nổi bật nữa ở lứa tuổi này là tình cảm ổn định của SV, trong đó phải đề cập đến tình cảm nghề nghiệp - một động lực giúp họ học tập một cách chăm chỉ, sáng tạo, khi họ thực sự yêu thích và đam mê với nghề lựa chọn.

Sinh viên là lứa tuổi đạt đến độ phát triển sung mãn của đời người. Họ là lớp người giàu nghị lực, giàu ước mơ và hoài bão. Tuy nhiên, do quy luật phát triển không đồng đều về mặt tâm lý, do những điều kiện, hoàn cảnh sống và cách thức giáo dục khác nhau, không phải bất cứ SV nào cũng được phát triển tối ưu, độ chín muồi trong suy nghĩ và hành động còn hạn chế. Điều này phụ thuộc rất nhiều vào tính tích cực hoạt động của bản thân mỗi SV. Bên cạnh đó, sự quan tâm đúng mực của gia đình, phương pháp giáo dục phù hợp từ nhà trường sẽ góp phần phát huy ưu điểm và khắc phục những hạn chế về mặt tâm lý của SV.

Sinh viên Việt Nam là những trí thức tương lai của đất nước, khơng ai hết mà chính họ sẽ là những người đóng vai trị chủ chốt trong công cuộc CNH, HĐH đất nước. Thế kỷ XXI là thế kỷ của văn minh trí tuệ, của sự phát triển KHKT, nên rất cần có những con người trẻ tuổi, có trình độ và năng lực sáng tạo cao, có khả năng tiếp nhận cái mới rất nhanh và biết thay đổi linh hoạt, thích nghi kịp thời với sự thay đổi nhanh chóng của xã hội hiện đại, đại diện cho một thế hệ tiên tiến mới.

Tuy nhiên, trước thực tế là trong số SV hiện nay đang diễn ra q trình phân hố, với hai ngun nhân cơ bản: Tác động của cơ chế thị trường dẫn đến khác biệt giàu nghèo; sự mở rộng quy mơ đào tạo khiến trình độ SV chênh lệch lớn ngay từ đầu vào. Dù vậy, vẫn có thể nhìn thấy những đặc điểm tương đồng dưới đây.

Tính thực tế: Thể hiện ở việc chọn ngành chọn nghề, ở việc hướng đến lựa chọn những kiến thức để học sao cho đáp ứng nhu cầu thực tế, chuẩn bị kinh nghiệm làm việc cho tương lai, định hướng công việc sau khi ra trường, thích những cơng việc đem lại thu nhập cao.

Tính năng động: Nhiều SV vừa đi học vừa đi làm, hình thành tư duy kinh tế trong thế hệ mới, thể hiện sự tích cực chủ động (tham gia phong trào tình nguyện).

Tính cụ thể của lý tưởng: Đang có một sự thay đổi trong lý tưởng sống gắn liền với sự định hướng cụ thể. Lý tưởng hôm nay không phải là sự lựa chọn những mục đích xa xơi, mà hướng đến những mục tiêu cụ thể, gắn liền với lợi ích cá nhân.

Tính liên kết: Những người trẻ ln có xu hướng mở rộng các mối quan hệ, đặc biệt là những quan hệ đồng đẳng, cùng nhóm. Sự thay đổi của đời sống tinh thần trong SV trước xu hướng tồn cầu hố đang hướng mạnh đến tính cộng đồng.

Tính cá nhân: Trào lưu dân chủ hố, làn sóng cơng nghệ thơng tin và việc nâng cao dân trí đã làm ý thức cá nhân ngày càng rõ, đặc biệt rõ trong những người trẻ có học vấn là SV. Họ tự ý thức cao về bản thân mình và muốn thể hiện vai trị cá nhân. Dường như có sự đề cao lợi ích hơn nghĩa vụ cá nhân. Xuất hiện thái độ bàng quan với xung quanh ở một bộ phận SV.

Sự phân tách các đặc điểm trên chỉ có tính tương đối để phục vụ cơng tác nghiên cứu, cịn trên thực tế các đặc điểm ấy đan xen và có tác động qua lại lẫn nhau. Tính cá nhân khơng tách rời tính liên kết, tính năng động gắn liền với tính thực tế. Mỗi đặc điểm, qua những biểu hiện cụ thể của nó, ln bộc lộ tính hai mặt: Vừa có những tác động tích cực, vừa có những tác động tiêu cực.

+ Đặc điểm của sinh viên Trường Đại học Văn hóa Hà Nội

Ngồi những đặc điểm của SV nói chung, SV Trường Đại học Văn hóa Hà Nội có một số đặc điểm riêng như:

Đại đa số SV của trường đều theo học các ngành về văn hóa - nghệ thuật bao gồm: Quản lý văn hóa, Khoa học thư viện, Bảo tàng học, Kinh doanh xuất bản phẩm, Thơng tin học, Văn hóa học, Sáng tác văn học, Báo chí, Quản lý văn hóa dân tộc thiểu số, Việt Nam học, Gia đình học. Đặc thù cơng việc của các

ngành này cũng ảnh hưởng đến tính cách, tác phong của SV mỗi khoa. SV học các chuyên ngành nghệ thuật như Đạo diễn sự kiện, Biểu diễn âm nhạc, Biên đạo múa, Chính sách văn hóa & quản lý nghệ thuật, Văn hóa du lịch,.. thường năng động, sơi nổi và thích tham gia các hoạt động văn nghệ, các hoạt động xã hội vì cơng việc của họ thường liên quan đến sân khấu, dẫn khách du lịch trong khi đó SV học các ngành Khoa học thư viện, Thông tin học, Bảo tàng học thường hoạt động có xu hướng nội tâm.

Là một cơ sở đào tạo trọng điểm và lớn nhất thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội đào tạo chuyên về các lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật nên SV của trường sớm có điều kiện tiếp cận các mơn học về khoa học xã hội nói chung và các ngành văn hóa, nghệ thuật nói riêng. Trong q trình học tập của mình, SV vừa là người tiếp nhận thơng tin, tri thức về các lĩnh vực văn hóa, vừa là người học cách để tổ chức các hoạt động văn hóa, dịch vụ văn hóa sau này cho cơng chúng. SV ngành Sáng tác văn học sẽ là những nhà văn, nhà thơ, nhà phê bình văn học trong tương lai; SV ngành Quản lý văn hóa sẽ là những nhà quản lý văn hóa, người biểu diễn nghệ thuật; SV ngành Việt Nam học sẽ là các hướng dẫn viên du lịch; SV ngành Khoa học thư viện sẽ là người tổ chức và quản lý các thư viện và cơ quan thông tin. Với đặc điểm này, SV Trường Đại học Văn hóa Hà Nội cần phải được thỏa mãn tốt nhất đời sống văn hóa tinh thần bởi lẽ họ sẽ là các “chiến sĩ” trên mặt trận văn hóa, người góp phần xây dựng đời sống văn hóa cho đất nước.

Theo số liệu của phòng Đào tạo, năm học 2016 – 2017 nhà trường có gần 5 nghìn SV đại học, cao đẳng chính quy trong đó SV nữ chiếm tỉ lệ trên 80% và SV từ khu vực nông thôn, miền núi cũng chiếm khoảng 75% SV toàn trường. Với số lượng SV nữ chiếm tỉ lệ đa số nên nhu cầu tham gia các hoạt động thể dục, thể thao là khơng nhiều, đặc biệt là các mơn cầu lơng, bóng bàn và bóng đá. SV mong muốn tham gia các hoạt động thể dục, thể thao nhẹ nhàng như thể dục tay khơng, aerobic, múa, tập thể hình.

Phần đông SV Nhà trường xuất phát từ khu vực nông thôn hoặc miền núi như các tỉnh Cao Bằng, Hà Giang, Thái Bình, Bắc Giang, Vĩnh Phúc, Hải Dương - Nơi mà đời sống vật chất người dân cịn nhiều khó khăn. Điều này ảnh hưởng đến nhu cầu thưởng thức văn hóa của SV. Hơn nữa, kí túc xá nhà trường khơng đáp ứng đủ nhu cầu của SV nên rất nhiều SV thuộc diện khó khăn phải ra ngồi th nhà trọ. Tiền th nhà và sinh hoạt phí đắt đỏ trong khi gia đình các em đa số làm ruộng, khơng đủ tiền cung cấp cho các em ăn học. Một số SV vừa đi học vừa đi làm thêm để có thêm thu nhập trang trải tiền học phí và tiền sinh hoạt. Các vấn đề này ít nhiều đã ảnh hưởng đến việc thỏa mãn nhu cầu đời sống văn hóa tinh thần. Ngồi giờ học và làm thêm, đôi khi SV muốn xem tivi, lướt mạng để biết thông tin cũng khơng có điều kiện.

1.2.2. Vai trị của đời sống văn hóa đối với sinh viên Trường Đại học Văn

hóa Hà Nội

Đời sống văn hố tinh thần là một nửa của đời sống con người. Nó song song tồn tại và phụ thuộc qua lại với đời sống văn hoá vật chất. Nếu phân chia tổng quát thì trong mỗi con người có hai sự sống cùng tồn tại lồng vào nhau, nương tựa nhau. Đó là sự sống cơ thể sinh vật người và sự sống tinh thần người.

Sự sống sinh vật về mặt vật chất cần có thở, ăn, uống tạo quá trình trao đổi chất, đồng hố để ni cơ thể. Khi cơ thể có hoạt động thì sản sinh điều kiện để bộ óc, hệ thần kinh và các khí quan hoạt động bình thường. Nhờ sự cảm nhận của các bộ máy sinh học như mắt, tai, mũi, miệng, làn da… qua hệ thống thần kinh và bộ não mà con người có thể dần dần nhận thức thế giới quanh mình; có được các phản xạ, phản ứng khi giao tiếp cùng thế giới vật chất, tinh thần ngoài con người và trong con người; có được các loại hoạt động sản sinh, tiếp thu, từ bỏ trong hoạt động nhận thức đối với các loại tri thức, tư tưởng, tình cảm; có được các hoạt động khoa học, giáo dục, sáng tạo văn học nghệ thuật, tôn giáo, mỹ học; xây dựng được các quan niệm triết học, các đường lối chính trị xã hội, các học thuyết kinh tế; tạo ra được các phát minh sáng chế kỹ thuật cơng nghiệp… Chính sự sống tinh thần sản sinh ra văn hố tinh thần, cịn văn hố tinh thần qua các hoạt động của nó sẽ được sàng lọc định hình, tạo ra các giá trị và

các hệ quả khách quan. Các giá trị ấy, ngược lại, được cảm nhận, bình giá, xác định phẩm chất bởi các chủ thể người từ cá nhân đến cộng đồng tuỳ thuộc vào nhu cầu nhận thức của bản thân các chủ thể cùng sự quy định của những hoàn cảnh lịch sử khác nhau. Văn hoá tinh thần thường quy tụ lại ở những quan niệm thuộc lĩnh vực nhận thức như chân lý (đúng, sai); lĩnh vực đạo đức như lòng nhân ái, cái thiện, cái ác.

Có thể thấy rằng văn hố tinh thần là mơi trường nuôi dưỡng, xây dựng hoặc huỷ hoại nhân cách. Chỉ có những mơi trường văn hoá tốt đẹp mới tạo điều kiện thuận lợi cho việc bồi dưỡng và xây dựng những nhân cách lành mạnh.

Đặc điểm vận động của đời sống văn hố tinh thần nhìn chung là liên tục, có lúc bột phát, có lúc ngưng trệ, ln tìm tịi đổi mới, phủ nhận biện chứng, kế thừa cách tân, cộng hưởng, lan toả theo con đường hoạt động của tư duy lý tính và tình cảm thẩm mỹ.

Đời sống văn hoá tinh thần thường sống lâu hơn đời sống sinh vật nếu nó tiếp cận chân ư thiện ư mỹ. Càng chân - thiện - mỹ bao nhiêu thì văn hố tinh thần càng có sức trường tồn bấy nhiêu.

Chỉ khi nào có nhiều cá nhân (hay chủ thể) có đời sống văn hố tinh thần phong phú, tốt đẹp thì đời sống văn hố tinh thần chung của cộng đồng mới có thể phong phú và tốt đẹp.

Đời sống văn hố tinh thần ln gắn liền với các chủ thể người. Nhưng sự sống của các cá thể thường khơng kéo dài vì thể xác và bộ óc, hệ thần kinh của họ thường chấm dứt bởi cái chết thực vật. Tuy nhiên, các sản phẩm văn hoá tinh thần của họ vẫn tồn tại và vẫn có tác động đến đồng loại và xã hội. Vì thế người ta có thể nói đến đời sống văn hố tinh thần của cả xã hội hoặc của các cộng đồng khác nhau và xem như nó có một đời sống riêng. Thực ra đời sống văn hoá tinh thần vẫn tiếp tục vận động bởi các chủ thể khác và có tính tiếp nhận, kế thừa của các chủ thể ấy mà tạo ra sự vận động liên tục.

Vai trị của đời sống văn hố tinh thần đối với SV rất quan trọng. SV là lực lượng xã hội hùng hậu, có sức khỏe, có trình độ học vấn, có tiềm năng sáng tạo, có khả năng tiếp cận và làm chủ khoa học hiện đại. Vai trò của SV ngày

càng được khẳng định, nhất là trong giai đoạn hiện nay, giai đoạn CNH, HĐH đất nước. Chính vì lẽ đó, Đảng và Nhà nước ta không ngừng quan tâm đến đời sống vật chất cũng như đời sống tinh thần của SV.

+ Góp phần nâng cao chất lượng học tập, đáp ứng nhu cầu văn hóa của sinh viên

Học tập là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu đối với SV, việc tiếp thu những kiến thức trên giảng đường sẽ là cơ sở để SV lập nghiệp sau này và cống hiến sức trẻ cho đất nước. Bên cạnh việc đổi mới nội dung và phương pháp dạy học, điều kiện học tập là một trong những yếu tố quan trọng quyết định chất lượng học tập cũng như chất lượng giáo dục đào tạo SV nói chung. SV nếu được học trong một mơi trường văn hóa lành mạnh, sẽ giúp họ phát huy được tính tích cực học tập, sáng tạo, khơi dậy sự hứng thú nhiệt tình… Ngược lại nếu SV học tập trong một mơi trường văn hóa khơng lành mạnh, điều kiện học tập kém khơng đảm bảo sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả học tập của SV. Điều kiện học tập bao gồm: các phương tiện hỗ trợ phục vụ cho việc giảng dạy học tập, sách và tài liệu tham khảo, các dụng cụ học tập và thực hành, phịng máy tính, internet.

Một phần của tài liệu Đời sống văn hóa của sinh viên trường đại học văn hóa hà nội (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)