Phát triển và hoàn thiện văn hoá công ty

Một phần của tài liệu nghiên cứu giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh trong đấu thầu xây lắp của công ty cổ phần tư vấn đầu tư và xây dựng hương giang (Trang 113 - 118)

Hình thành và xây dựng văn hoá công ty là việc làm cần thiết đối với mỗi doanh nghiệp. Trên thực tế có nhiều công ty trở nên nổi tiếng vì đã xây dựng cho mình một văn hóa công ty phù hợp. Văn hoá công ty nhiều khi là một tài sản vô hình của công ty, nó làm tăng khả năng cạnh tranh và tồn tại của công ty.

Các biểu hiện của văn hoá công ty:

- Phong cách và nghi lễ giao tiếp trong kinh doanh :

Phong cách và nghi lễ giao tiếp có thể là giữa các cá nhân trong nội bộ công ty, hoặc giữa công ty với khách hàng hay bạn hàng.

-Thủ tục và phong cách giải quyết công việc - Bầu không khí làm việc của công ty

- Các phong tục tập quán kinh doanh khác, như:

+ Các lễ hội hàng năm của công ty (khen thưởng, tổng kết ...) + Các thủ tục gia nhập công ty của một thành viên mới

+ Các thủ tục giao hảo với bạn hàng và khách hàng ổn định của công ty. + Cách ăn mặc, huy hiệu, lô gô biểu trưng cho công ty.

Văn hoá công ty có tác dụng đẩy mạnh nhưng cũng có thể kìm hãm sự phát triển của công ty.

Văn hoá công ty có tác dụng tích cực sau:

-Tạo nên sự định hướng thống nhất của các hành động và tư duy của các thành viên trong công ty.

- Bên cạnh các quy phạm pháp luật có tính chất bắt buộc, văn hoá công ty còn tạo nên các quy phạm xử sự xã hội trong kinh doanh mang tính tự giác tuân theo.Do đó sẽ quyết định hiệu quả lợi nhuận của công ty.

- Tạo nên sự ổn định và tin cậy trong kinh doanh.

Đồng thời văn hoá công ty cũng có tác dụng tiêu cực sau:

- Văn hoá công ty có sức ỳ lớn do đó nó có thể kìm hãm sự phát triển của các nhân tố mới và tiến bộ hơn xuất hiện.

- Nếu định hướng sai văn hoá công ty có thể gây nên các tổn thất lớn trong kinh doanh.

Công ty Hương Giang luôn ý thức được những điều trên vì vậy, ngay từ khi thành lập công ty đã hình thành văn hóa công ty cho bản thân mình và phát triển, hoàn thiện nó :

- Tạo bầu không khí làm việc hăng hái, phong cách làm việc năng động, chuyên nghiệp.

- Đoàn kết nội bộ, coi trọng giá trị nhân văn.

- Công khai, minh bạch, thưởng phạt nghiêm minh. - Đối ngoại hài hoà, coi trọng chữ tín trong công việc.

PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Trong xu thế mở cửa và hội nhập hiện nay, mức độ cạnh tranh trên thị trường ngày càng gay gắt sẽ không cho phép bất cứ một sự đứng im nào. Tình hình cạnh tranh trong đấu thầu xây lắp cũng không nằm ngoài xu thế này. Mặc dù Công ty CPTV ĐT & XD Hương Giang là một trong các nhà thầu mạnh trong các doanh nghiệp kinh tế của BQP nhưng vẫn phải đương đầu với rất nhiều khó khăn. Vì vậy để không bị đè bẹp trong cơn lốc cạnh tranh, nâng cao khả năng cạnh tranh trong đấu thầu xây lắp là vấn đề vô cùng quan trọng của công ty.

Luận văn đã đạt được các kết quả nghiên cứu như sau :

- Hệ thống hoá lý luận về khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp nói chung và khả năng cạnh tranh trong đấu thầu xây lắp của doanh nghiệp xây dựng nói riêng.

+ Luận văn làm rõ các khái niệm về cạnh tranh, năng lực cạnh tranh, lợi thế cạnh tranh, vị thế cạnh tranh; các quan niệm về khả năng cạnh tranh; các tiêu chí đánh giá khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.

+ Luận văn làm rõ các vấn đề về đấu thầu, cạnh tranh trong đấu thầu, phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới khả năng cạnh tranh trong đấu thầu và đưa ra một số chỉ tiêu đánh giá khả năng cạnh tranh trong đấu thầu của doanh nghiệp xây dựng.

- Luận văn đã đi sâu vào phân tích tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, tình hình đấu thầu của Công ty CPTV ĐT & XD Hương Giang và đưa ra giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh trong đấu thầu của Công ty CPTV ĐT & XD Hương Giang.

Giải pháp để nâng cao khả năng cạnh tranh trong đấu thầu của Công ty CPTV ĐT & XD Hương Giang gồm:

1. Các giải pháp nhằm tăng cường nội lực của công ty

- Tăng cường tiềm lực tài chính: để có tiềm lực tài chính mạnh công ty cần có các giải pháp huy động vốn từ nội bộ công ty hoặc từ bên ngoài và quản lý, sử dụng vốn một cách hiệu quả.

- Tăng cường năng lực máy móc thiết bị, đầu tư và ứng dụng các công nghệ thi công tiên tiến.

- Xây dựng và phát triển nguồn nhân lực đặc biệt chú ý đến đội ngũ cán bộ lập hồ sơ dự thầu, hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty, thành lập thêm phòng Marketing.

2. Các giải pháp về phương thức cạnh tranh

- Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh về giá dự thầu - Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh về tiến độ thi công - Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh về chất lượng công trình

Nâng cao khả năng cạnh tranh về giá dự thầu, về tiến độ thi công, về chất lượng công trình luôn là hướng đi đúng, là các công cụ mạnh để nâng cao khả năng cạnh tranh trong đấu thầu xây lắp.

3. Các giải pháp chiến lược theo cách phân đoạn thị trường xây dựng - Theo vùng, lãnh thổ

- Theo chuyên ngành xây dựng - Theo thành phần kinh tế

Đối với mỗi cách phân đoạn thị trường xây dựng, tuỳ theo đặc điểm của từng cách phân loại và tình hình đối thủ cạnh tranh mà công ty có chiến lược cạnh tranh phù hợp.

4. Các giải pháp nhằm hỗ trợ cạnh tranh

- Tăng cường công tác thu thập thông tin về đấu thầu: Công tác thu thập thông tin về Chủ đầu tư, về gói thầu và về đối thủ cạnh tranh sẽ do phòng Marketing đảm nhiệm.

- Tăng cường liên danh liên kết trong đấu thầu : công ty tiếp tục đẩy mạnh hình thức liên danh, liên kết trong đấu thầu với các nhà thầu trong và ngoài nước.

- Các giải pháp để rút ngắn thời gian hoàn thành hồ sơ dự thầu - Nâng cao chất lượng công tác kiểm tra hồ sơ dự thầu

- Xây dựng và quảng bá hình ảnh công ty - Phát triển và hoàn thiện văn hoá công ty

Để nâng cao hiệu quả xã hội trong đấu thầu xây lắp nói riêng và trong quản lý xây dựng cơ bản nói chung, luận văn xin đề xuất một số ý kiến sau:

- Các bộ, ngành cần có sự liên hệ, trao đổi thông tin với nhau để tránh sự trùng lặp giữa các văm bản pháp lý, đảm bảo tính thống nhất hợp lý và tạo điều kiện thuận lợi khi vận dụng (tránh phải tham chiếu nhiều văn bản).

- Cần công khai danh sách các nhà thầu tham dự, kết quả trúng thầu, thời gian thực hiện hợp đồng trên công luận để có nhiều cơ quan có thể giám sát việc thực hiện hợp đồng của các nhà thầu.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. GS.TS. Nguyễn Đăng Hạc, PTS. Lê Tự Tiến, PGS.TS Đinh Đăng Quang Phân tích hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp xây dựng.

2. TS Vũ Trọng Lâm (2006), Nâng cao sức cạnh tranh cuả doanh nghiệp trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, Nhà xuất bản chính trị quốc gia, Hà Nội. 3. PGS.TS. Nguyễn Ngọc Quan Phân tích hoạt động kinh doanh (2011)

4. GS.TS Đỗ Hoàng Toàn (2009), Quản lý Nhà nước về kinh tế

5. PGS.TS. Nguyễn Văn Thắng (2005), Giáo trình quản trị kinh doanh trong doanh nghiệp xây dựng theo hướng hội nhập, Nhà xuất bản xây dựng, Hà nội. 6. PGS.TS. Nguyễn Bá Uân (2010), "Quản lý dự án", Bài giảng, Khoa Kinh tế và

Quản lý, Trường Đại học Thủy Lợi, Hà Nội.

7. PGS.PTS. Bùi Văn Yêm (1997), Phương pháp định giá sản phẩm xây dựng,

Nhà xuất bản xây dựng, Hà nội. 8. Luật đấu thầu

9. Các tài liệu về kết quả thực hiện kế hoạch 3 năm (2009-2011) và chiến lược định hướng của Công ty CPTVĐT

Một phần của tài liệu nghiên cứu giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh trong đấu thầu xây lắp của công ty cổ phần tư vấn đầu tư và xây dựng hương giang (Trang 113 - 118)