Các chỉ tiêu đánh giá khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trong đấu thầu

Một phần của tài liệu nghiên cứu giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh trong đấu thầu xây lắp của công ty cổ phần tư vấn đầu tư và xây dựng hương giang (Trang 27 - 41)

thầu xây lắp

1.2.3.1. Sự cần thiết phải nâng cao khả năng cạnh tranh trong đấu thầu

Khả năng cạnh tranh trong đấu thầu xây lắp của nhà thầu xây dựng là khả năng mà nhà thầu có thể vượt lên trên các nhà thầu khác bằng việc khai thác các năng lực của bản thân mình để chứng tỏ cho chủ đầu tư biết và nhằm mục đích trúng thầu.

Nâng cao khả năng cạnh tranh trong đấu thầu xây lắp là việc nhà thầu thực hiện, tiến hành các biện pháp cần thiết để tăng sức mạnh của mình trong đấu thầu. Sức mạnh của nhà thầu nói đến ở đây là các khả năng về tài chính, trình độ máy móc thiết bị, kỹ thuật, trình độ cán bộ quản lý, trình độ công nhân thi công công trình…Nhìn chung đây là tăng sức mạnh nội lực của chính bản thân nhà thầu.

Nâng cao khả năng cạnh tranh trong đấu thầu xây lắp là cần thiết vì những lý do sau:

- Vì sự tồn tại và phát triển:

Theo Luật đấu thầu của Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam số 61/2005/QH11 ngày 29/11/2005 quy định tất cả những dự án đầu tư xây dựng sau phải tổ chức đấu thầu:

- Dự án sử dụng vốn nhà nước từ 30% trở lên cho mục tiêu đầu tư phát triển, bao gồm:

+ Dự án đầu tư xây dựng mới, nâng cấp mở rộng các dự án đó đầu tư xây dựng;

+ Dự án đầu tư để mua sắm tài sản kể cả thiết bị, máy móc không cần lắp đặt;

+ Dự án quy hoạch phát triển vùng, quy hoạch phát triển ngành, quy hoạch xây dựng đô thị, nông thôn;

+ Dự án nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ, hỗ trợ kỹ thuật; + Các dự án khác cho mục tiêu đầu tư phát triển;

thường xuyên của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân;

- Dự án sử dụng vốn nhà nước để mua sắm tài sản nhằm phục vụ việc cải tạo, sửa chữa lớn các thiết bị, dây chuyền sản xuất, công trình, nhà xưởng đã đầu tư của doanh nghiệp nhà nước.

Các dự án còn lại tuy không bắt buộc nhưng khuyến khích tổ chức đấu thầu vì tính hiệu quả của phương thức này đem lại. Như vậy, phần lớn các dự án đầu tư xây dựng đều tổ chức đấu thầu để tuyển chọn nhà thầu. Do đó các doanh nghiệp xây dựng muốn ký được hợp đồng xây dựng công trình thì tất yếu phải tham gia đấu thầu. Thực chất của đấu thầu là chủ đầu tư tổ chức sự cạnh tranh giữa các nhà thầu để lựa chọn nhà thầu đáp ứng tôt nhất các yêu cầu của chủ đầu tư. Để thắng thầu hay chiến thắng trong cạnh tranh, mỗi nhà thầu đều phải không ngừng nâng cao năng lực của mình về tài chính, kỹ thuật, công nghệ, nhân sự, tổ chức quản lý... để tạo ra những ưu thế về mọi mặt như chất lượng công trình, giá cả, tiến độ thi công, biện pháp thi công, khả năng hoạt động...

Nền kinh tế nước ta là nền kinh tế nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý vĩ mô của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Do vậy, nền kinh tế nước ta cũng hoạt động theo quy luật vốn có của cơ chế thị trường: quy luật cung cầu, quy luật giá trị, quy luật cạnh tranh…Đặc biệt trong thời kỳ hội nhập hiện nay, sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp nói chung và sự cạnh tranh giữa các nhà thầu xây dựng nói riêng diễn ra ngày càng gay gắt vì những yêu cầu của chủ đầu tư ngày càng cao và rất phong phú đa đạng. Do đó nâng cao khả năng cạnh tranh trong đấu thầu xây lắp là một tất yếu khách quan mà mỗi nhà thầu cần phải thực hiện để có thể tồn tại và phát triển.

Nâng cao khả năng cạnh tranh đồng nghĩa với việc nhà thầu sẽ có xác suất trúng thầu cao hơn, được chủ đầu tư quan tâm lựa chọn hơn, cũng có nghĩa là tăng khả năng sống còn của doanh nghiệp trên thị trường.

- Vì mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp :

Mỗi doanh nghiệp hoạt động kinh doanh trên thị trường đều có mục đích riêng của mình nhưng xét cho cùng thì đều nhằm mục tiêu lợi nhuận. Trong nền kinh tế thị trường với sự cạnh tranh gay gắt thì để đạt được mục tiêu ấy không phải là dễ dàng.Vì vậy doanh nghiệp cần phải có biện pháp nâng cao khả năng cạnh tranh để phục vụ cho mục tiêu của mình.

- Vì sự tác động của môi trường kinh doanh

Trong xu thế mở cửa và hội nhập, các công ty quốc tế sẽ mở rộng hoạt động ra thị trường quốc tế. Do đó mức độ cạnh tranh trên thị trường ngày càng gay gắt nên sẽ không cho phép bất cứ một sự đứng im nào. Tình hình cạnh tranh trong đấu thầu xây lắp cũng không nằm ngoài xu thế này. Chính vì vây, các doanh nghiệp buộc phải vươn lên đương đầu với thử thách bằng cách nâng cao sức cạnh tranh để không bị đè bẹp trong cơn lốc cạnh tranh. Nâng cao sức cạnh tranh chính là khẳng định chỗ đứng của mình trên thị trường.

1.2.3.2. Các chỉ tiêu đánh giá khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trong đấu thầu xây lắp

a) Các nhân tố nội tại doanh nghiệp * Năng lực tài chính của doanh nghiệp:

- Quy mô tài chính: phản ánh sức mạnh về tài chính thể hiện ở quy mô tài sản cố định, tài sản lưu động của doanh nghiệp.

- Khả năng huy động vốn ngắn hạn và dài hạn: đây là một yếu tố về tài chính rất quan trọng vì nguồn vốn chủ yếu của doanh nghiệp xây lắp là vốn vay, hơn nữa do đặc điểm thi công công trình kéo dài nên lượng vốn tồn đọng lớn và lâu dài nên rất dễ dẫn đến tình trạng doanh nghiệp bị cạn kiệt về vốn khi cần huy động cho một công trình hay dự án mới.Khả năng huy động vốn dễ hay khó ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.

- Sự hợp lý trong cơ cấu tài chính: cơ cấu tài chính hợp lý sẽ đảm bảo an toàn trong kinh doanh và sử dụng có hiệu quả nguồn lực tài chính của doanh nghiệp.

- Ngoài ra năng lực tài chính của doanh nghiệp còn thể hiện ở vốn lưu động, hiệu quả sử dụng vốn, chi phí vốn, năng lực của cán bộ quản trị tài chính, sự kiểm soát giá thành hữu hiệu và khả năng giảm giá thành.

Để lượng hoá và đánh giá được khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trong phân tích tài chính ta dựa vào 4 nhóm chỉ tiêu sau:

+ Nhóm chỉ tiêu về khả năng thanh toán:

~ Hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn: thể hiện mức độ đảm bảo tài sản lưu động đối với nợ ngắn hạn.

Hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn = TSLĐ+ĐTNH (công thức 1.4) Nợ ngắn hạn (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

~ Hệ số thanh toán nhanh: thể hiện về tiền mặt và các loại tài sản có thê chuyển ngay thành tiền để thanh toán nợ ngắn hạn.

Hệ số thanh toán nhanh =

Tiền+Đầu tư ngắn hạn+Khoản

phải thu (công thức 1.5)

Nợ ngắn hạn

+ Nhóm chỉ tiêu về kết cấu tài chính :

Tỷ suất nợ và tỷ suất tự tài trợ: đánh giá mức độ độc lập hay phụ thuộc của doanh nghiệp đối với các chủ nợ, mức độ tự tài trợ của doanh nghiệp đối với vốn kinh doanh của mình. Tỷ suất tự tài trợ càng lớn chứng tỏ doanh nghiệp có nhiều vốn tự có, tính độc lập cao với các chủ nợ do đó không bị ràng buộc hoặc sức ép của các khoản nợ vay.

Tỷ suất nợ = Nợ phải trảNguồn vốn x100 (%) (công thức 1.6)

Tỷ suất tự tài trợ = Vốn chủ sở hữuNguồn vốn x100 (%) ( công thức 1.7)

~ Hệ số vòng quay các khoản phải thu: phản ánh tốc độ chuyển đổi các khoản phải thu thành tiền của doanh nghiệp.

Hệ số vòng quay các khoản phải thu = Doanh thu thuần

(công thức 1.8)

Bình quân các khoản phải thu

Hệ số này càng cao chứng tỏ tốc độ thu hồi của các khoản phải thu nhanh, điều này nói chung tốt vì doanh nghiệp không phải đầu tư nhiều vào các khoản phải thu.

~ Hệ số vòng quay hàng tồn kho: phản ánh tốc độ chuyển đổi hàng tồn kho thành tiền của doanh nghiệp.

Hệ số vòng quay hàng tồn kho = Bình quân hàng tồn kho Doanh thu thuần (công thức 1.9)

~ Số vòng quay vốn lưu động: phản ánh tốc độ luân chuyển đổi của vốn lưu động. Chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn lưu động càng cao và ngược lại.

Số vòng quay vốn lưu động = Doanh thu thuần (công thức 1.10)

Vốn lưu động sử dụng bình quân trong kỳ

+ Nhóm chỉ tiêu đặc trưng về khả năng sinh lợi:

Các tỷ suất doanh lợi luôn được các nhà kinh doanh, các nhà đầu tư quan tấm. Nó phản ánh tính hiệu quả của quá trình sản xuất kinh doanh và là cơ sở quan trọng ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.

~ Tỷ suất lợi nhuận/doanh thu:

Biểu hiện 1đồng doanh thu thì sinh ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế.

Tỷ suất Lợi nhuận/Doanh thu= Lợi nhuận sau thuế ( công thức 1.11)

~ Tỷ suất lợi nhuận/vốn sử dụng:

Tỷ suất Lợi nhuận

= Lợi tức sau thuế

x Doanh thu thuần

(công thức 1.12) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Vốn sử dụng Doanh thu thuần Vốn sử dụng bình quân

Chỉ tiêu này phản ánh cứ 1đồng vốn hoạt động bình quân trong kỳ sẽ mang về bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Tỷ suất này càng cao chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng vốn tốt và ngược lại.

~ Tỷ suất lợi nhuận/tổng tài sản:

Chỉ tiêu này phản ánh mức lợi nhuận sau thuế tính cho 1đồng tổng tài sản.

Tỷ suất Lợi nhuận/Tổng tài sản= Lợi nhuận sau thuếTổng tài sản ( công thức 1.13)

~ Tỷ suất lợi nhuận/vốn chủ sở hữu:

Chỉ tiêu này phản ánh mức lợi nhuận sau thuế tính cho 1đồng vốn chủ sở hữu.

Tỷ suất Lợi nhuận/Vốn chủ sở hữu = Lợi nhuận sau thuế ( công thức 1.14)

Vốn chủ sở hữu

* Máy móc thiết bị công nghệ:

Năng lực máy móc thiết bị trong hồ sơ dự thầu thể hiện khả năng huy động nguồn lực về xe máy cho thi công công trình.

Nguồn lực máy móc thiết bị và xe máy thi công của doanh nghiệp : được thể hiện thông qua tổng giá trị các tài sản là máy móc thiết bị thi công hiện có của doanh nghiệp về số lượng, chủng loại.

- Trình độ hiện đại về máy móc thiết bị công nghệ là điều kiện cần thiết để doanh nghiệp sản xuất những sản phẩm chất lượng ngày càng cao. Sự dẫn đầu về công nghệ sẽ giúp doanh nghiệp sản xuất ra sản phẩm có tính năng ưu việt hơn, do

đó doanh nghiệp sẽ chiếm được ưu thế trong đấu thầu xây lắp.

- Sự dẫn đầu về công nghệ, đó là những công nghệ mà chỉ có doanh nghiệp hoặc một số ít các doanh nghiệp trong ngành có được. Sự dẫn đầu về công nghệ sẽ giúp doanh nghiệp thực hiện được các chiến lược ưu thế duy nhất trong đấu thầu xây lắp của mình.

- Tính đồng bộ trong sử dụng máy móc thiết bị và công nghệ.

- Trình độ sử dụng máy móc thiết bị và công nghệ hiện có của doanh nghiệp. Vấn đề này tác động tới hiệu quả sản xuất kinh doanh nói chung và khả năng huy động tối đa nguồn lực vật chất sẵn có phục vụ cho cạnh tranh nói riêng.

- Khả năng đổi mới công nghệ và chiến lược đổi mới công nghệ của doanh nghiệp xây lắp. Nó tạo điều kiện nghiên cứu và nâng cao chất lượng sản phẩm giúp doanh nghiệp giữ vững thị phần của mình, tăng cường sức mạnh trong cạnh tranh của doanh nghiêp.

* Cơ cấu tổ chức và nguồn nhân lực của doanh nghiệp: - Cơ cấu tổ chức:

Một cơ cấu tổ chức quản lý hợp lý sẽ cho phép doanh nghiệp nâng cao hiệu quả của mọi hoạt động trong doanh nghiệp, ứng phó với kịp thời với các thay đổi của môi trường.

- Nguồn nhân lực của doanh nghiệp:

Con người có vị trí quan trọng trong mọi quá trình sản xuất, con người là một yếu tố quyết định đến sự hưng thịnh hay suy yếu của một doanh nghiệp. Đồng thời đây cũng chính là một yếu tố để Chủ đầu tư xét thầu, đặc biệt chú ý đến các cấp độ sau:

+ Cán bộ quản lý:

~ Việc bố trí các cán bộ có trình độ, năng lực vào cơ cấu tổ chức một cách hợp lý sẽ giúp doanh nghiệp nâng cao khả năng cạnh tranh và ứng phó kịp thời với mọi biến động của thị trường.

~ Trình độ của đội ngũ cán bộ quản lý có thể được đánh giá thông qua số lượng người tốt nghiệp đại hoc, số lượng người được đào tạo về quản trị, kinh

nghiệm của họ trong tham gia thi công các công trình.

~ Đối với doanh nghiệp xây dựng thì kinh nghiệm, sự nhạy bén của đội ngũ cán bộ quản lý và chiến lược đấu thầu của họ quyết định phần lớn khả năng trong đấu thầu của doanh nghiệp.

~ Bầu không khí tâm lý xã hội và nề nếp tổ chức trong doanh nghiệp.

~ Sự phát triển tích cực của các mối quan hệ phi chính thức trong doanh nghiệp

~ Sự thống nhất giữa cán bộ lãnh đạo, các quản trị viên và người lao động trong doanh nghiệp. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

~ Vấn đề tổ chức hệ thống thông tin trong doanh nghiệp

~ Mối quan hệ của doanh nghiệp với các cơ quan chính quyền, cơ quan pháp luật, tài chính. Đối với doanh nghiệp xây lắp, người ta còn quan tâm tới mối quan hệ của doanh nghiệp với Chủ đầu tư- khách hàng của doanh nghiệp xây lắp.

+ Đội ngũ công nhân :

Bao gồm toàn bộ nội dung về quản lý và sử dụng con người thể hiện qua các nội dung sau:

~ Trình độ tay nghề của người công nhân được đánh giá qua bậc thợ. Nó phản ánh khả năng và kinh nghiệm làm việc của công nhân.

~ Sự đoàn kết của tập thể người lao động, sự trung thành của họ đối với doanh nghiệp.

~ Khả năng sử dụng các biện pháp để kích thích động viên người lao động: biện pháp kích thích dựa trên lợi ích vật chất như tiền lương, tiền thưởng, phụ cấp..biện pháp kích thích dựa trên các giá trị tinh thần, nhất là các biện pháp giáo dục dưới các hình thức khác nhau, biện pháp thi đua, phong trào người tốt,việc tốt…

~ Kinh nghiệm và sở trường kinh doanh của người lãnh đạo doanh nghiệp.

Tóm lại, nhân sự có vai trò hết sức quan trọng đối với khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp nói chung và khả năng cạnh tranh trong đấu thầu nói riêng.Tất cả mọi việc đều do con người tạo ra, thực hiện và kiểm tra đánh giá.Yếu tố nhân sự cũng là

một yếu tố để Chủ đầu tư xét thầu. * Khả năng Marketing

Marketing trong xây dựng theo nghĩa hẹp là quá trình người bán và người mua tác động qua lại lẫn nhau nhằm xác định giá cả và số lượng hàng hoá cần mua. Marketing thực hiện việc phân tích nhu cầu, thị hiếu của thị trường, của kế hoạch và đưa ra các chiến lược: chiến lược sản phẩm, chiến lược giá, chiến lược phân phối tiêu thụ, chiến lược giao tiếp quảng cáo phù hợp với thị trường. Các biện pháp của hoạt động marketing bao gồm: tuyên truyền quảng cáo, xây dựng hình ảnh của doanh nghiệp.

Trong thời kỳ hội nhập hiện nay hoạt động Marketing của doanh nghiệp nói chung, của doanh nghiệp xây dựng nói riêng càng phải được chú trọng. Tuy nhiên, hiện nay không phải doanh nghiệp nào cũng có bộ phận Marketing.

Khả năng về hoạt động Marketing bao gồm :

- Ngân sách mà doanh nghiệp dành cho hoạt động Marketing: lương cho các nhân viên Marketing, chi phí điều tra nhu cầu thị trường, chi phí quảng cáo..

Một phần của tài liệu nghiên cứu giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh trong đấu thầu xây lắp của công ty cổ phần tư vấn đầu tư và xây dựng hương giang (Trang 27 - 41)