Phân tích đánh giá khả năng cạnh tranh trong đấu thầu của công ty theo

Một phần của tài liệu nghiên cứu giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh trong đấu thầu xây lắp của công ty cổ phần tư vấn đầu tư và xây dựng hương giang (Trang 67 - 70)

phương thức cạnh tranh của doanh nghiệp xây lắp.

2.3.1.1. Giá dự thầu

Ý thức được phương thức cạnh tranh tuyệt đối thường nghiêng về phía nhà thầu có phương án giá và các điều kiện tài chính, công ty luôn tìm cách tận dụng triệt để các điều kiện thuận lợi của mình để hạ giá thành công trình, chủ động kiểm soát giá dự thầu. Trong những trường hợp cần thiết để giành ưu thế cạnh tranh, công ty có thể chấp nhận thanh toán chậm, ứng vốn cho thi công...Đối với mỗi gói thầu, công ty đều tìm cách đưa ra mức giá dự thầu phù hợp.

2.3.1.2. Tiến độ thi công

Trong các năm qua, công ty đã thực hiện biện pháp tổ chức và thi công trên công trường một cách khoa học, có hiệu quả đồng thời đã có biện pháp khen thưởng kịp thời để động viên tinh thần làm việc của cán bộ công nhân viên nên 90% các hạng mục công trình và các công trình được thi công đúng tiến độ đã ký kết với chủ đầu tư.

2.3.1.3. Chất lượng xây dựng công trình

Mô hình quản lý chất lượng của công ty như sau :

- Công ty CPTV ĐT & XD Hương Giang đã được cấp chứng chỉ quản lý chất lượng công trình theo các tiêu chuẩn của hệ thống quản lý chất lượng Quốc tế ISO 9001:2000

Trong thời gian qua, để quản lý chất lượng công trình công ty dựa vào các căn cứ sau:

- Nghị định số 209/2004/NĐ-CP về quản lý chất lượng công trình xây dựng ban hành ngày 16 tháng 12 năm 2004

- Điều lệ quản lý chất lượng công trình xây dựng bao gồm 9 chương 39 điều kèm theo 9 phụ lục. Một số phụ lục này là những văn bản được sử dụng thường xuyên trong suốt quá trình thi công công trình như:

o Biên bản nghiệm thu bộ phận (cấu kiện, thiết bị…) công trình (trong giai đoạn xây lắp)

o Biên bản nghiệm thu để đưa công trình xây dựng xong vào sử dụng

o Danh mục tài liệu của hồ sơ hoàn thành công trình xây dựng.

o Bản vẽ hoàn công công trình

o Các chứng chỉ kỹ thuật xuất xưởng và các phiếu kiểm tra xác nhận chất lượng vật liệu xây dựng công trình.

o Các tài liệu biên bản nghiệm thu chất lượng bộ phận công tŕnh trong giai đoạn xây lắp.

o Biên bản thử các thiết bị chống sét

o Nhật ký giám sát thi công công trình

o Biên bản nghiệm thu chất lượng công trình xây dựng hoàn thành

- Tuyển tập tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam, tập VII: Quản lý chất lượng thi công và nghiệm thu.

Chất lượng xây dựng được hình thành trong mọi giai đoạn: Trước khi thi công (Lập kế hoạch, tiến độ, thiết kế biện pháp, gia công chế tạo, vật liệu, chi tiết xây dựng và vận chuyển tới hiện trường); giai đoạn xây dựng (quá trình thi công xây lắp) và sau xây dựng (bàn giao nghiệm thu và đưa vào sử dụng).

- Trước khi thi công: Lập kế hoạch, tiến độ, thiết kế biện pháp, gia công chế tạo tại hiện trường.

- Trong quá trình thi công: Thường xuyên tổ chức tự kiểm tra nội bộ để thực hiện đúng qui trình qui phạm, biện pháp, tiến độ đã vạch ra. Sau khi kiểm tra chất lượng nội bộ đã được soát xét trong từng giai đoạn thi công công ty sẽ tiến hành đề

nghị phía Chủ đầu tư và bên Tư vấn giám sát tổ chức nghiệm thu các công tác xây lắp đã hoàn thành.

- Để ngăn ngừa và hạn chế những sai sót xảy ra trong quá trình xây lắp công ty sử dụng phương pháp kiểm tra và soát xét ngay từ khâu đầu tiên.

+ Đối với vật tư, vật liệu thi công khi được tập kết vào công trường đều phải có các chỉ tiêu, chứng chỉ đạt yêu cầu thiết kế, và được đưa kiểm tra nội bộ trước, sau đó đến kiểm tra bên phía Chủ đầu tư, Tư vấn giám sát.

+ Đối với các thiết bị phục vụ thi công cũng được kiểm tra, kiểm định máy định kỳ do cơ quan chức năng thực hiện.

+ Đối con người, là một vấn đề rất quan trọng trong công tác thực hiện chất lượng công trình. Công ty đưa vào công trình những người từ Chủ nhiệm công trình đến công nhân có chuyên môn cao, có kinh nghiệm thi công nhà cao tầng có thể đáp ứng các công việc đòi hỏi kỹ, mỹ thuật cao của Công trình.

- Sau khi thi công xong: Công ty chú trọng đến vấn đề nghiệm thu để bàn giao và đưa công trình vào sử dụng.

Đối với mỗi công trình cụ thể, công ty sẽ lập biện pháp quản lý chất lượng phù hợp với yêu cầu, tính chất, quy mô của công trình xây dựng, trong đó quy định trách nhiệm của từng cá nhân, bộ phận thi công xây dựng công trình trong việc quản lý chất lượng công trình xây dựng. Để thực hiện công tác kiểm tra chất lượng công trình, hạng mục được thi công trên công trường một cách khách quan, chính xác, đảm bảo chất lượng đúng yêu cầu thiết kế, công ty tiến hành tổ chức công tác kiểm tra gồm hai bộ phận: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Bộ phận kiểm tra chất lượng của công ty:

Gồm có chuyên viên kiểm tra chất lượng của công ty và kỹ sư kiểm tra chất lượng của phòng kỹ thuật.

Thẩm quyền và trách nhiệm của bộ phận này như sau:

+ Quan hệ với Chủ đầu tư để thống nhất lại lần cuối các tiêu chuẩn chất lượng, nguồn gốc, quy cách của các loại vật liệu, các hạng mục sẽ thi công.

loại vật liệu như: bê tông, các chủng loại thép …

+ Xác định và trình Chủ đầu tư các chứng chỉ, nguồn gốc, quy cách.. của các loại vật liệu đó.

+ Cùng ban chỉ huy công trình kiểm tra các công tác khoan tạo lỗ, gia công thép, đổ bê tông, … và các thiết bị khác để mời Chủ đầu tư nghiệm thu.

- Bộ phận kiểm tra chất lượng của công trường:

Gồm có chỉ huy trưởng công trường, ký sư chuyên trách KCS, kỹ sư phụ trách hạng mục, đội trưởng, tổ trưởng.

+ Chỉ huy trưởng công trường: Chịu trách nhiệm quản lý toàn bộ công tác thi công vật tư, nhân sự liên hệ với bên A và đơn vị thiết kế để nắm bắt kịp thời các thay đổi hoặc yêu cầu về thiết kế.

+ Kỹ sư chuyên trách KCS: Chịu trách nhiệm kiểm tra các tiêu chuẩn chất lượng của các vật tư và sản phẩm của công trường, giúp Chỉ huy trưởng công trường về KCS.

+ Kỹ sư phụ trách hạng mục: Hướng dẫn và rà soát hạng mục phụ trách đúng theo bản vẽ và biện pháp thi công đã được Chủ đầu tư phê duyệt. Kiểm tra và chịu trách nhiệm chất lượng vật tư và các hạng mục trong phạm vi mình phụ trách.

+ Đội trưởng: Nhận nhiệm vụ, công việc từ các kỹ sư phụ trách thi công, phân bổ công nhân và thực hiện công tác được giao, kiểm tra phần việc mình phụ trách, báo cáo khối lượng và chất lượng thực hiện cho kỹ sư KCS và kỹ sư phụ trách.

+ Tổ trưởng: Thực hiện công tác đúng theo bản vẽ, điều động, phân công, kiểm tra và cùng làm việc với từng tổ viên.

- Trên văn phòng công trường luôn luôn có máy tính cài đặt các phần mềm như Autocad, Office, Project, dự toán ... để phục vụ cho việc kiểm tra chất lượng, khối lượng trên công trường.

Một phần của tài liệu nghiên cứu giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh trong đấu thầu xây lắp của công ty cổ phần tư vấn đầu tư và xây dựng hương giang (Trang 67 - 70)