Tổng hợp kết quả phân tích, đánh giá về khả năng cạnh tranh trong đấu

Một phần của tài liệu nghiên cứu giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh trong đấu thầu xây lắp của công ty cổ phần tư vấn đầu tư và xây dựng hương giang (Trang 87 - 92)

thầu xây lắp của công ty

2.3.4.1. Tổng hợp mặt mạnh, mặt yếu của công ty

a.Qua phân tích ở trên ta có thể thấy những mặt mạnh của công ty:

- Từ khi thành lập tới nay công ty Hương Giang đã thi công nhiều công trình có yêu cầu về chất lượng, kỹ thuật và mỹ thuật và thế mạnh của công ty tập trung chủ yếu vào lĩnh vực giao thông tại khu vực vùng sâu vùng xa, biên giới.

các dự án giao thông đã được các nhà đầu tư trong nước và Bộ Quốc Phòng đánh giá cao

- Công ty có đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật và các tổ công nhân chuyên ngành có kinh nghiệm, hệ thống máy móc thiết bị đồng bộ, hùng mạnh đặc biệt là máy móc phục vụ cho thi công cầu đường.

- Công ty đã đăng ký quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000, các phòng ban của công ty đều tuân thủ theo mọi thủ tục mà tiêu chuẩn ISO đề ra.

Xét theo vị thế cạnh tranh so với các đối thủ khác theo mục 2.3.3.4 thì Công ty CPTV ĐT & XD Hương Giang thuộc nhóm công ty “ thách thức” trên thị trường: có ưu thế cạnh tranh so với các công ty nhỏ và vừa nhưng không phải là tuyệt đối so với các công ty và tổng công ty khác.

b.Những mặt còn yếu của công ty:

- Đối với những công trình cao tầng thì khả năng cạnh tranh của công ty chưa cao; uy tín, kinh nghiệm của công ty về những công trình này và công trình công nghiệp chưa thật sự nổi trội. Mặc dù xây dựng hạ tầng kỹ thuật, xây dựng giao thông thuộc những lĩnh vực kinh doanh công ty đã đăng ký nhưng uy tín của công ty hiện nay đối với các công trình lớn, cao tầng chưa có do công ty tham gia đấu thầu rất ít các công trình này.

- Hệ thống máy móc thiết bị phục vụ thi công các công trình cao tầng chưa thật sự hùng mạnh, một số máy đã cũ cần phải thanh lý. Một số công nghệ thi công nhà cao tầng tiên tiến công ty vẫn còn yếu, cần phải nghiên cứu ứng dụng như: công nghệ cấu kiện bêtông cốt thép dự ứng lực hiện nay công ty chưa tự mình đáp ứng được mà phải thuê thầu phụ làm, công nghệ côppha trượt công ty cũng chưa thực hiện được. Trong tương lai, để đa dạng hoá năng lực thi công xây lắp, công ty cũng cần đầu tư nghiên cứu các công nghệ tiên

tiến thi công các công trình giao thông, công trình hạ tầng kỹ thuật.

- Số lượng các công trình đạt chất lượng cao Huy Chương Vàng chưa nhiều, cần phải nâng cao hơn nữa chất lượng của các công trình.

- Công tác thu thập thông tin phục vụ đấu thầu, công tác xây dựng hình ảnh công ty và quảng bá hình ảnh công ty chưa được chú trọng đúng mức. Công ty chưa có bộ phận chuyên trách làm công tác Marketing nên trong tương lai cần thành lập thêm phòng Marketing.

- Chất lượng của hồ sơ dự thầu chưa hoàn toàn tốt

2.3.4.2. Tổng hợp các cơ hội và nguy cơ của môi trường kinh doanh

b.Những cơ hội:

- Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của Tổ chức thương mại thế giới (WTO) và là thành viên của Khu vực thương mại tự do ASEAN (AFTA). Việc gia nhập thị trường thế giới thông qua hai sự kiện này cho phép các doanh nghiệp xây dựng trong đó có công ty Hương Giang tiếp cận với một cách dễ dàng hơn với các nguồn lực như : nguyên liệu, công nghệ, máy móc...trên toàn thế giới. Họ có thể có những chiến lược liên kết với doanh nghiệp của bất cứ nước nào, kết quả là làm tăng khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp xây dựng Việt Nam. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp xây dựng Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội để trở thành thầu phụ cho các doanh nghiệp xây dựng nước ngoài. Các doanh nghiệp thầu chính hiện nay luôn tìm kiếm những nhà thầu phụ có khả năng đáp ứng những đòi hỏi nhất định về kỹ thuật và chất lượng công trình, sản xuất được những mặt hàng chiến lược phục vụ cho các công trình xây dựng. Chính điều này sẽ là động cơ khuyến khích các doanh nghiệp thầu phụ Việt Nam nâng cao khả năng cạnh tranh của chính mình.

- Tốc độ phát triển của nền kinh tế Việt Nam hàng năm khá cao và ổn định trong một thời gian tương đối dài.

b.Những nguy cơ

- Việc Việt Nam gia nhập thị trường thế giới thông qua gia nhập AFTA, các doanh nghiệp xây dựng Việt Nam sẽ gặp phải những khó khăn, thách thức to lớn trong cạnh tranh để tồn tại và phát triển. Các doanh nghiệp xây dựng sẽ phải chịu sức ép rất lớn trong cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài khi họ hơn hẳn về kinh nghiệm, trình độ công nghệ, thiết bị, năng lực tài chính, trình độ quản lý và am hiểu thông lệ quốc tế.

- Hiện nay mức nhập siêu cao, lạm phát cao, giá cả tăng cao nhưng Nhà nước vẫn chưa đưa ra được những giải pháp tốt để có thể hạn chế nhập siêu, kiềm chế lạm phát, bình ổn giá cả.

- Cạnh tranh trong ngành xây dựng khá gay gắt, ngày càng xuất hiện những nhà thầu mạnh.

CHƯƠNG 3 : NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG CẠNH TRANH TRONG ĐẤU THẦU XÂY LẮP CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG HƯƠNG GIANG

Để có thể đưa ra các giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của Công ty cổ phần tư vấn đầu tư và xây dựng Hương Giang , luận văn dựa trên các cơ sở sau đây:

- Lý luận về khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp nói chung và khả năng cạnh tranh trong đấu thầu của doanh nghiệp xây dựng nói riêng.

- Phân tích, đánh giá tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, tình hình đấu thầu của Công ty cổ phần tư vấn đầu tư và xây dựng Hương Giang. Tổng hợp các mặt mạnh, mặt yếu của công ty; tổng hợp các cơ hội và nguy cơ của môi trường kinh doanh.

- Mục tiêu cụ thể cần đạt được của công ty là :

+ Đảm bảo có khả năng cạnh tranh với các nhà thầu mạnh trong nước. + Tăng khả năng cạnh tranh với các nhà thầu nước ngoài.

+ Đẩy mạnh phát triển về mọi mặt để đủ năng lực nhận thầu các loại công trình.

Luận văn xin đưa ra các giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của Công ty cổ phần tư vấn đầu tư và xây dựng Hương Giang theo sơ đồ 3.1 : (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hình 3. 1 : Các giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty

Một phần của tài liệu nghiên cứu giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh trong đấu thầu xây lắp của công ty cổ phần tư vấn đầu tư và xây dựng hương giang (Trang 87 - 92)