7. Kết cấu Luận văn
2.1. Thực trạng pháp luật hiện hành về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do
2.1.1. Các yếu tố cấu thành trách nhiệm bồi thường thiệt hại do gây ô nhiễm
TIỄN TUÂN THỦ PHÁP LUẬT TẠI CÁC CÔNG TY SẢN XUẤT THAN KHOÁNG SẢN, TỈNH QUẢNG NINH
2.1. Thực trạng pháp luật hiện hành về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do gây ô nhiễm môi trường hại do gây ô nhiễm môi trường
2.1.1. Các yếu tố cấu thành trách nhiệm bồi thường thiệt hại do gây ô nhiễm môi trường nhiễm môi trường
Theo pháp luật dân sự, trách nhiệm BTTH do ô nhiễm môi trường, một dạng của trách nhiệm BTTH ngồi hợp đồng, phát sinh khi có các điều kiện sau đây:
Thứ nhất, có hành vi trái pháp luật. Hành vi này là hành vi vi phạm pháp
Luật Bảo vệ Mơi trường và có hậu quả là thiệt hại về môi trường, về con người, tài sản của cá nhân, tổ chức. Hành vi gây ra thiệt hại trong lĩnh vực mơi trường có một số biểu hiện khác biệt so với các lĩnh vực khác như: (i) Hành vi gây ra thiệt hại không xâm hại trực tiếp đến các quyền về tính mạng, sức khỏe và tài sản của công dân mà xâm hại thông qua các yếu tố môi trường bị suy giảm chức năng, tính hữu ích; (ii) Hành vi vi phạm pháp luật mơi trường gây ra thiệt hại cho môi trường, tuy nhiên không phải mọi hành vi gây thiệt hại cho môi trường đều là hành vi vi phạm pháp luật về môi trường. Những hành vi vi phạm pháp luật môi trường rất đa dạng, bao gồm những hành vi bị cấm theo pháp luật môi trường (Điều 6 Luật Bảo vệ Môi trường năm 2020), hay việc không thực hiện những điều mà pháp luật quy định là bắt buộc phải thực hiện; gây ra hậu quả là ô nhiễm, suy thối mơi trường và xâm phạm các quyền cơ bản của con người, của công dân được pháp luật bảo vệ.
Thứ hai, có thiệt hại xảy ra do hành vi gây ơ nhiễm môi trường. Đây là
điều kiện mang tính chất tiền đề của trách nhiệm BTTH, bởi mục đích của việc áp dụng trách nhiệm này là khơi phục tình trạng tài sản, sức khoẻ… cho người bị thiệt hại hay phục hồi môi trường bị ô nhiễm. Thiệt hại thường là tổn thất
34
thực tế do việc xâm phạm đến tính mạng, sức khoẻ, tài sản của cá nhân, tổ chức, cụ thể như sau:
Về thiệt hại do tài sản bị xâm phạm. Tài sản bị huỷ hoại hoặc bị hư hỏng, thiệt hại gắn liền với việc thu hẹp hoặc mất những lợi ích gắn liền với việc không sử dụng được, không khai thác được hoặc bị hạn chế trong việc sử dụng, khai thác công dụng của tài sản; những chi phí để ngăn chặn và khắc phục thiệt hại.
Về thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm, thiệt hại này bao gồm chi phí hợp
lý cho việc chữa trị, chăm sóc, phục hồi sức khoẻ và chức năng bị mất, bị giảm sút; thu nhập thực tế của người bị thiệt hại hay người chăm sóc người bị thiệt hại bị mất khi sức khỏe của người bị thiệt hại bị xâm phạm do hành vi gây ô nhiễm môi trường. Ví dụ: Khi mơi trường sống bị ơ nhiễm (ơ nhiễm nước, ơ nhiễm khơng khí, ơ nhiễm đất) dẫn đến nguồn nước phục vụ cho sinh hoạt bị ô nhiễm khiến cho người dân bị mắc các bệnh về đường hơ hấp, khi đó họ phải bỏ ra một khoản tiền chi cho việc khám bệnh, chữa bệnh và thu nhập của họ bị giảm sút do không thể tham gia lao động như bình thường.
Về thiệt hại do tính mạng bị xâm hại bao gồm chi phí cứu chữa, chăm
sóc người bị thiệt hại trước khi chết; mai táng phí; khoản tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng. Thiệt hại này thường chỉ có khả năng xảy ra khi có các sự cố mơi trường có tác động trên quy mơ lớn và có mức độ nguy hiểm cao như tràn dầu, nổ xăng dầu, cháy rừng…
Thứ ba, có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm pháp luật môi
trường gây thiệt hại và thiệt hại xảy ra. Thiệt hại thực tế xảy ra là kết quả của hành vi vi phạm pháp luật. Hoặc nói một cách khác, hành vi vi phạm pháp luật là nguyên nhân trực tiếp của thiệt hại xảy ra. Mối quan hệ này là cơ sở xác định trách nhiệm bồi thường của người gây thiệt hại bởi lẽ nếu có thiệt hại về mơi trường, về con người xảy ra nhưng không phải do hành vi trái pháp luật của chủ thể gây thiệt hại thì thiệt hại đó khơng thuộc trách nhiệm của chủ thể này. Hoặc nếu có nhiều hành vi tác động đến môi trường nhưng nguyên nhân trực
35
tiếp gây thiệt hại được xác định là hành vi vi phạm pháp luật của một chủ thể thì mối quan hệ nhân quả không tồn tại giữa hành vi của chủ thể khác và thiệt hại thực tế đã xảy ra.
Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật môi trường và thiệt hại xảy ra trong lĩnh vực mơi trường thường khó được xác định chính xác do các thiệt hại không xảy ra tức thời mà xảy ra từ từ trong khoảng thời gian khá dài. Do vậy, để chứng minh mối quan hệ nhân quả giữa hành vi tác động xấu đến môi trường và những thiệt hại xảy ra thường phải thông qua các bước24: (i) Xác định mối quan hệ giữa hành vi vi phạm pháp luật về mơi trường với tình trạng suy giảm chức năng, tính hữu ích của mơi trường hay tình trạng ơ nhiễm, suy thối mơi trường; (ii) Xác định mối quan hệ giữa ơ nhiễm, suy thối mơi trường với những thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, tài sản của cá nhân, tổ chức.
Thứ tư, có lỗi của chủ thể gây thiệt hại. Yếu tố lỗi là căn cứ để xác định
mức BTTH của chủ thể gây thiệt hại. Trong lĩnh vực môi trường, trách nhiệm BTTH do hành vi gây ô nhiễm môi trường không được loại trừ trong trường hợp người gây thiệt hại khơng có lỗi25, mà chỉ được loại trừ trong trường hợp người bị thiệt hại có lỗi hoàn toàn hoặc trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng26. Tức là trong trách nhiệm BTTH do gây ô nhiễm mơi trường nếu người bị thiệt hại khơng có lỗi thì trách nhiệm bồi thường ln ln đặt ra đối với người gây ô nhiễm môi trường; một số trường hợp trách nhiệm BTTH không được loại trừ ngay cả khi người gây thiệt hại khơng có lỗi.
Điều khoản này thể hiện rằng trong trường hợp luật có quy định thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại được cấu thành mà khơng cần có yếu tố lỗi. Tuy nhiên quy định này chỉ nên được xem như là trường hợp ngoại lệ của cấu thành bồi thường thiệt hại ngồi do gây ơ nhiễm mơi trường. Việc thiết kế lập pháp với cả hai phần là yêu cầu điều kiện lỗi và bỏ yếu tố lỗi là điều kiện cấu thành
24 Bùi Thị Thu Trang (2020), Điều kiện pháp lý cần thiết để tiến hành khởi kiện đòi bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm pháp luật về mơi trường, Tạp chí Mơi trường, số 4, Hà Nội.
25 Điều 602 Bộ Luật dân sự năm 2015
36
sẽ bao hàm được các trường hợp phát sinh ngoài dự liệu của nhà làm luật, bởi lẽ một nguyên tắc khó mà bao quát được hết tất cả các trường hợp để giải quyết cụ thể một vấn đề. Song song với nguyên tắc tất yếu cần có những ngoại lệ được pháp luật cơng nhận để điều tiết một số quan hệ đặc thù sao đạt được mục đích cuối cùng của chế định đó là bù đắp thiệt hại.
Ở một số quốc gia trên thế giới như Mỹ27 và Anh28 đại diện cho hệ thống Common Law hay Pháp29 và Đức30, Nhật Bản31 đại diện cho Civil Law đều tồn tại song song hai loại trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng là trách nhiệm dựa trên lỗi và trách nhiệm không dựa trên lỗi. Những quốc gia này đều không từ bỏ nguyên tắc cấu thành trách nhiệm dựa trên lỗi, mặc dù ở Pháp chế định trách nhiệm nghiêm ngặt rất phát triển và các quy phạm phong phú. Nhìn chung thì trách nhiệm nghiêm ngặt xuất hiện trong Common Law ít hơn nhiều so với trong Civil Law.32 Qua đó có thể khẳng định, nền tảng nguyên tắc của BTTH ngoài hợp đồng vẫn dựa trên nguyên tắc trách nhiệm dựa trên lỗi.