Quy định về quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại

Một phần của tài liệu Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do gây ô nhiễm môi trường - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn tại các công ty sản xuất than khoáng sản, Tỉnh Quảng Ninh (Trang 59 - 62)

7. Kết cấu Luận văn

2.1.5.Quy định về quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại

2.1. Thực trạng pháp luật hiện hành về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do

2.1.5.Quy định về quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại

Hiện nay, Việt Nam đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật quy định đảm bảo quyền khởi kiện đòi BTTH do hành vi vi phạm pháp luật về môi trường gây ra như Hiến pháp năm 2013, Điều 30 quy định: “Người bị thiệt hại

có quyền được bồi thường về vật chất, tinh thần và phục hồi danh dự theo quy định của pháp luật”. Cụ thể hóa quyền cơ bản nêu trên, BLDS năm 2015, Luật

Bảo vệ Mơi trường năm 2020, Luật Khống sản năm 2010, Luật Tài nguyên nước năm 2012... đã có quy định về BTTH do ơ nhiễm môi trường như nguyên tắc, trách nhiệm, thời hiệu, khởi kiện yêu cầu bồi thường… Nghị định số 03/2015/NĐ-CP ngày 6/1/2015 của Chính phủ cũng quy định chi tiết về trách nhiệm yêu cầu BTTH và xác định thiệt hại đối với mơi trường. Như vậy, địi BTTH do hành vi vi phạm pháp luật môi trường gây nên là một trong những quyền cơ bản của công dân được pháp luật bảo vệ. Người bị thiệt hại có cơ sở pháp lý để thực hiện quyền khởi kiện địi BTTH. Về ngun tắc, chủ thể có quyền yêu cầu BTTH do hành vi gây ô nhiễm môi trường bao gồm cá nhân, pháp nhân có quyền dân sự bị xâm phạm được bồi thường toàn bộ thiệt hại46. Cụ thể bao gồm: (i) Các nạn nhân là cá nhân có tính mạng, sức khỏe, tài sản bị xâm hại; các tổ chức có tài sản hoặc loại ích kinh tế bị xâm hại; (ii) Cộng đồng nói chung mà có lợi ích bị xâm phạm khi mơi trường bị suy thối. Cộng đồng là một tập thể người nên pháp luật môi trường trao quyền yêu cầu BTTH cho các cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền bao gồm Bộ Tài nguyên và Môi trường và Uỷ ban Nhân dân các cấp.

Ơ nhiễm mơi trường thường (ơ nhiễm khơng khí, ơ nhiễm nguồn nước, ô nhiễm đất…) gây ra thiệt hại trên diện rộng không chỉ tác động đến một vài cá nhân mà còn tác động đến một khu vực, một cộng đồng dân cư. Hơn nữa, thiệt hại trên diện rộng cịn có nhiều biểu hiện khác nhau… Dù là xuất phát từ một nguồn tập trung như từ các ống khối hay từ các nguồn phân tán khác như

51

từ ơ tơ, thì các hạt phân tử gây ơ nhiễm khơng khí như sulfur dioxide vẫn là nguyên nhân gây ra các bệnh về hô hấp, tim mạch, thần kinh cũng như nhiều bệnh ung thư khác47. Thiệt hại xảy ra trên diện rộng dẫn đến nhiều khó khăn khi áp dụng chế định BTTH ngồi hợp đồng. Bởi lẽ, trong một số trường hợp, thiệt hại xảy ra trên một diện tích địa lý rộng nhưng thiệt hại cho từng cá nhân lại chưa đủ mức để có thể yêu cầu bồi thường đối với từng nạn nhân. Bên cạnh đó, kể cả khi thiệt hại sức khỏe chạm ngưỡng có thể kiện u cầu địi bồi thường thì chi phí và các thủ tục khởi kiện phức tạp có thể khiến người dân ngần ngại nếu khởi kiện độc lập.

Pháp luật quy định cơ quan tài ngun và mơi trường có quyền khởi kiện vụ án dân sự để yêu cầu Toà án buộc cá nhân, cơ quan, tổ chức có hành vi gây ô nhiễm môi trường phải BTTH, khắc phục sự cố gây ô nhiễm môi trường công cộng. Nghị quyết số 05/2012/NQ-HĐTP cũng xác định đối với trường hợp cơ quan, tổ chức khởi kiện vụ án yêu cầu Toà án bảo vệ lợi ích cơng cộng, lợi ích của Nhà nước, thì ngun đơn chính là cơ quan, tổ chức khởi kiện vụ án. Tuy nhiên, pháp luật hiện hành cũng chưa có quy định xác định rõ Bộ Tài nguyên và Môi trường hay Sở Tài nguyên và Môi trường địa phương là cơ quan đưa ra yêu cầu đòi BTTH bởi Nghị quyết số 05/2012/NQ-HĐTP cũng chỉ đưa ra quy định chung là cơ quan tài nguyên và mơi trường. Nếu xét về chức năng, nhiệm vụ thì Ủy ban Nhân dân mới nên là cơ quan đứng ra yêu cầu BTTH cho nhà nước vì ủy ban nhân dân các cấp là cơ quan hành chính địa phương (khoản 1 Điều 144 Hiến pháp năm 2013) với nhiệm vụ bảo vệ tài nguyên môi trường tại địa phương (khoản 3 Điều 21, khoản 3 Điều 28 Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015). Quy định như vậy có sự chồng chéo trong quy định về trách nhiệm địi BTTH cho nhà nước. Cũng vì sự bất cập này nên trên thực tế cơ quan tài nguyên và môi trường cũng như Ủy ban Nhân dân các cấp chưa từng thực hiện quyền yêu cầu BTTH cho nhà nước, điều đã gây thiệt hại không nhỏ cho

47 Nguyễn Thị Phương Châm, Nguyễn Minh Châu (2021), Bồi thường thiệt hại do ô nhiễm môi trường - từ góc nhìn lý thuyết đến luật thực định của Việt Nam, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp, số 15, Hà Nội.

52

ngân sách nhà nước vì đã bỏ đi rất nhiều quyền lợi trong các vụ gây ô nhiễm mơi trường nước.

Thêm vào đó, quy định về nghĩa vụ chứng minh hiện vẫn còn bất cập khiến cho người có quyền được bồi thường khó nhận được số tiền bồi thường. Cụ thể theo quy định tại Khoản 1 Điều 91 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015 về nghĩa vụ chứng minh cho thấy, nghĩa vụ thu thập, giao nộp tài liệu, chứng cứ để chứng minh cho u cầu địi BTTH do ơ nhiễm môi trường là thuộc về bị hại, người bị thiệt hại. Cụ thể hóa nội dung này, Khoản 2 Điều 132 Luật Bảo vệ Môi trường năm 2020 cũng quy định: “Việc xác định thiệt hại do suy giảm

chức năng, tính hữu ích của mơi trường được tiến hành độc lập hoặc có sự phối hợp giữa bên gây thiệt hại và bên bị thiệt hại. Trường hợp mỗi bên hoặc các bên có u cầu thì cơ quan chun mơn về bảo vệ mơi trường có trách nhiệm tham gia hướng dẫn cách tính xác định thiệt hại hoặc chứng kiến việc xác định thiệt hại”.

Tuy nhiên, thực tế cho thấy việc điều tra, giám định để chứng minh mình bị thiệt hại, mối liên hệ nhân quả giữa hành vi xả thải và thiệt hại do mơi trường bị ơ nhiễm, xác định chi phí để hạn chế, khắc phục thiệt hại là việc đòi hỏi kỹ thuật phức tạp, tốn kém. Đồng thời, việc chứng minh thiệt hại do hành vi gây ô nhiễm môi trường gây ra là việc yêu cầu chứng cứ rõ ràng, đồng thời phải thực hiện giám định môi trường với chi phí cao. Thực tế này là khó khăn rất lớn cho người được bồi thường chủ yếu trong các vụ việc ô nhiễm môi trường bởi đa phần họ là những người nông dân, với những hạn chế nhất định về sự hiểu biết pháp lý, quy trình kỹ thuật, điều này gây ra những tình trạng những người được bồi thường bỏ qua quyền yêu cầu địi bồi thường của mình. Do đó, pháp luật cần có những điều chỉnh phù hợp với đối tượng đặc thù để những người được bồi thường có thể địi được những lợi ích hợp pháp của mình. Ngồi ra, thực tế cho thấy các Hội như Hội luật gia, Hội nông dân... thường đứng ra bảo vệ quyền lợi cho người được bồi thường trong các vụ BTTH do gây ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên, sự hỗ trợ của các hội trên gặp nhiều hạn chế do pháp luật

53

hiện hành chưa có cơ sở pháp lý cho sự hỗ trợ của những tổ chức chức này với người được bồi thường.

Một phần của tài liệu Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do gây ô nhiễm môi trường - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn tại các công ty sản xuất than khoáng sản, Tỉnh Quảng Ninh (Trang 59 - 62)