Quy định về thiệt hại được bồi thường và xác định thiệt hại do gây ô

Một phần của tài liệu Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do gây ô nhiễm môi trường - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn tại các công ty sản xuất than khoáng sản, Tỉnh Quảng Ninh (Trang 53 - 59)

7. Kết cấu Luận văn

2.1.4.Quy định về thiệt hại được bồi thường và xác định thiệt hại do gây ô

2.1. Thực trạng pháp luật hiện hành về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do

2.1.4.Quy định về thiệt hại được bồi thường và xác định thiệt hại do gây ô

gây ô nhiễm môi trường

Thiệt hại được bồi thường có thể là những thiệt hại về mơi trường, thiệt hại về con người, về tài sản… mà hành vi vi phạm pháp luật môi trường của doanh nghiệp là nguyên nhân dẫn đến thiệt hại đó. Khoản 1 Điều 130 Luật Bảo vệ Môi trường năm 2020 định nghĩa thiệt hại về môi trường bằng cách liệt kê, theo đó thiệt hại do ơ nhiễm, suy thối mơi trường bao gồm (i) Suy giảm chức năng, tính hữu ích của mơi trường và (ii) Thiệt hại về tính mạng, sức khỏe của con người, tài sản và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân do hậu quả của việc suy giảm chức năng, tính hữu ích của mơi trường gây ra. Như vậy, giữa hai loại thiệt hại này thì thiệt hại về suy giảm chức năng, tính hữu ích của mơi trường xảy ra trước, là nguyên nhân trực tiếp gây ra thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ, tài sản, lợi ích hợp pháp của các cá nhân, tổ chức. Vì vậy, muốn xác định được có thiệt hại về sức khỏe, tính mạng, tài sản và các lợi ích hợp pháp do ơ nhiễm mơi trường thì phải xác định được có thiệt hại do suy giảm chức năng, tính hữu ích của mơi trường tại khu vực đó.

Về xác định thiệt hại là suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường.

Đối với việc xác định mức độ suy giảm chức năng, tính hữu ích của mơi trường, Điều 132, Luật Bảo vệ Môi trường 2020 quy định bao gồm: (i) Xác định phạm vi, diện tích, khu vực mơi trường bị ơ nhiễm, suy thối; (ii) Xác định số lượng thành phần môi trường bị suy giảm, các loại hình hệ sinh thái, các lồi bị thiệt hại; (iii) Xác định mức độ thiệt hại của từng thành phần môi trường, hệ sinh thái, các loài.

Dữ liệu, chứng cứ cần thu thập để xác định thiệt hại về môi trường được quy định tại Điều 4 Nghị định 03/2015 như sau:

45

Một là, dữ liệu, chứng cứ cần thu thập để xác định tổ chức, cá nhân làm

môi trường bị ô nhiễm, suy thoái bao gồm: (i) Nguồn thải, hoạt động gây sự cố môi trường, xâm hại môi trường trực tiếp hoặc liên quan đến khu vực môi trường bị ơ nhiễm, suy thối; (ii) Thơng tin cơ bản về tổ chức, cá nhân có liên quan đến khu vực môi trường bị ơ nhiễm, suy thối bao gồm: Loại hình hoạt động; sản phẩm, cơng suất, nguyên liệu đầu vào; quy trình sản xuất; chất thải; điểm xả thải; biện pháp xử lý chất thải; công tác quan trắc, phân tích các thơng số mơi trường; (iii) Dữ liệu, chứng cứ cần thiết khác có liên quan đến khu vực mơi trường bị ơ nhiễm, suy thối.

Hai là, dữ liệu, chứng cứ cần thu thập hoặc ước tính để tính tốn thiệt

hại đối với môi trường trong trường hợp nước, đất bị ô nhiễm bao gồm: (i) Diện tích, thể tích, khối lượng nước, đất bị ơ nhiễm; (ii) Chất gây ô nhiễm và hàm lượng của chất gây ô nhiễm trong nước, đất; (iii) Quyết định, giấy phép, văn bản của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền quy định việc sử dụng hoặc phê duyệt quy hoạch sử dụng các thành phần môi trường nước, đất tại nơi xảy ra ơ nhiễm, suy thối.

Ba là, dữ liệu, chứng cứ cần thu thập hoặc ước tính để tính tốn thiệt hại

đối với môi trường trong trường hợp hệ sinh thái tự nhiên bị suy thoái bao gồm: (i) Diện tích hệ sinh thái tự nhiên bị suy thối; (ii) Mức độ hệ sinh thái bị suy thoái; (iii) Quyết định, văn bản của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền quy định mức độ bảo tồn của hệ sinh thái tự nhiên.

Bốn là, dữ liệu, chứng cứ cần thu thập hoặc ước tính để tính tốn thiệt

hại đối với mơi trường trong trường hợp lồi được ưu tiên bảo vệ theo quy định của pháp luật bị thương hoặc bị chết bao gồm: (i) Loài được ưu tiên bảo vệ bị thương, bị chết; (ii) Số cá thể bị thương, bị chết của loài được ưu tiên bảo vệ; (iii) Quyết định, văn bản của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền quy định mức độ ưu tiên bảo vệ loài.

46

Thiệt hại do ô nhiễm, suy thối đối với mơi trường của một khu vực địa lý được xác định tại khoản 1 Điều 11 Nghị định số 03/2015/NĐ-CP Quy định về xác định thiệt hại đối với môi trường như sau:

“Tổng thiệt hại do ơ nhiễm, suy thối gây ra đối với môi trường của một

khu vực địa lý được tính theo cơng thức sau đây: T = TN + TĐ + THST + TLBV, trong đó:

T là thiệt hại do ơ nhiễm, suy thối gây ra đối với môi trường của một khu vực địa lý;

TN là thiệt hại do ô nhiễm, suy thối gây ra đối với mơi trường nước; TĐ là thiệt hại do ô nhiễm, suy thối gây ra đối với mơi trường đất; THST là thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái gây ra đối với hệ sinh thái;

TLBV là thiệt hại gây ra đối với loài được ưu tiên bảo vệ do ơ nhiễm, suy thối hoặc do bị xâm hại”.

Có thể nói thiệt hại trong lĩnh vực mơi trường có những đặc thù nhất định và rất khó để xác định. Việc xác định thiệt hại khơng hề đơn giản, cần có những giám định khoa học và hỗ trợ của kỹ thuật mới có thể xác định được.

Về xác định thiệt hại về tính mạng, sức khỏe của con người, tài sản và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân do hậu quả của việc suy giảm chức năng, tính hữu ích của mơi trường gây ra.

Một là, thiệt hại về tính mạng. Thiệt hại về tính mạng do hành vi gây ơ

nhiễm môi trường nước được xác định như thiệt hại về tính mạng nói chung được quy định tại Điều 591 BLDS năm 2015, theo đó thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm bao gồm: (i) thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm theo quy định tại Điều 590 của BLDS năm 2015; (ii) chi phí hợp lý cho việc mai táng; (iii) tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng; (iv) thiệt hại khác do luật quy định.

Khi đó người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp tính mạng của người khác bị xâm phạm phải BTTH và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của

47

người bị thiệt hại, nếu khơng có những người này thì người mà người bị thiệt hại đã trực tiếp nuôi dưỡng, người đã trực tiếp nuôi dưỡng người bị thiệt hại được hưởng khoản tiền này (Điều 590 BLDS năm 2015). Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thoả thuận, nếu không thoả thuận được thì mức tối đa cho một người có tính mạng bị xâm phạm khơng q một trăm lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.

Hai là, thiệt hại về sức khỏe của con người. Thiệt hại về sức khỏe của

con người được xác định theo quy định tại Điều 590 BLDS năm 2015, bao

gồm: (i) Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khoẻ và

chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại; (ii) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và khơng thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại; (iii) Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần phải có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại; (iv) Thiệt hại khác do luật quy định.

Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp sức khoẻ của người khác bị xâm phạm phải BTTH theo quy định và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thoả thuận; nếu khơng thoả thuận được thì mức tối đa cho một người có sức khỏe bị xâm phạm không quá năm mươi lần mức lương

cơ sở do Nhà nước quy định.

Pháp luật hiện hành chưa có quy định về giám định thiệt hại về tính mạng sức khỏe với người bị thiệt hại. Giám định thiệt hại là hoạt động rất quan trọng, kết quả của hoạt động giám định có thể làm cơ sở để các bên tham khảo từ đó làm cơ sở để xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Tuy nhiên, Điều 135 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 chỉ quy định về giám định thiệt hại do suy giảm chức năng, tính hữu ích của mơi trường, theo đó: Giám định thiệt hại do

48

suy giảm chức năng, tính hữu ích của mơi trường được thực hiện theo yêu cầu của tổ chức, cá nhân bị thiệt hại hoặc cơ quan giải quyết việc bồi thường thiệt hại về môi trường. Căn cứ giám định thiệt hại gồm hồ sơ yêu cầu bồi thường thiệt hại, thông tin, số liệu, chứng cứ và căn cứ khác có liên quan đến bồi thường thiệt hại và đối tượng gây thiệt hại. Tổ chức giám định thiệt hại để bên yêu cầu giám định thiệt hại lựa chọn; trường hợp khơng có sự thống nhất của các bên thì việc chọn tổ chức giám định thiệt hại do cơ quan giải quyết bồi thường thiệt hại quyết định. Tuy nhiên, đối với loại thiệt hại khó xác định khơng kém là thiệt hại về tính mạng, sức khỏe thì pháp luật khơng có quy định, điều này phần nào gây khó khăn hơn cho các chủ thể khi xác định thiệt hại về tính mạng, sức khỏe bị xâm phạm44.

Ba là, thiệt hại về tài sản và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân do hậu quả của việc suy giảm chức năng, tính hữu ích của mơi trường gây ra,

được xác định theo quy định tại Điều 589 BLDS năm 2015 như sau: Tài sản bị mất, bị huỷ hoại hoặc bị hư hỏng; Lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản bị mất, bị giảm sút; Chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại; Thiệt hại khác do luật quy định.

Về thu thập và thẩm định dữ liệu, chứng cứ để xác định thiệt hại đối với môi trường

Trách nhiệm thu thập và thẩm định dữ liệu, chứng cứ để xác định thiệt hại đối với môi trường được quy định tại Điều 3, Nghị định số 03/2015/NĐ-CP của Chính phủ ngày 06/01/2015 quy định về xác định thiệt hại đối với môi trường. Trách nhiệm thu thập và thẩm định dữ liệu, chứng cứ để xác định thiệt hại đối với môi trường được quy định như sau:

(i) Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm tổ chức thu thập và thẩm định dữ liệu, chứng cứ để xác định thiệt hại đối với môi trường do ô nhiễm, suy

44 Bùi Kim Hiếu (2015), Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm môi trường gây ra ở Việt Nam hiện nay, Luận án tiến sỹ tại Học viện khoa học xã hội

49

thối gây ra trên địa bàn của mình, trừ trường hợp thuộc trách nhiệm của Bộ Tài nguyên và Môi trường;

(ii) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm tổ chức thu thập và thẩm định dữ liệu, chứng cứ để xác định thiệt hại đối với môi trường do ơ nhiễm, suy thối gây ra trên địa bàn từ hai huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh trở lên thuộc phạm vi quản lý của mình, trừ trường hợp thuộc trách nhiệm của Bộ Tài nguyên và Mơi trường chủ trì;

(iii) Bộ Tài ngun và Mơi trường chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân các tỉnh tổ chức thu thập và thẩm định dữ liệu, chứng cứ để xác định thiệt hại đối với mơi trường do ơ nhiễm, suy thối gây ra trên địa bàn từ hai tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trở lên.

Cơ quan thu thập và thẩm định dữ liệu, chứng cứ để xác định thiệt hại đối với mơi trường có trách nhiệm tính tốn thiệt hại, xác định trách nhiệm BTTH đối với môi trường và cung cấp kết quả cho cơ quan có trách nhiệm yêu cầu BTTH (được quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định 03/2015/NĐ-CP) để yêu cầu BTTH đối với mơi trường45.

Về tính chi phí thiệt hại mơi trường

Việc tính chi phí thiệt hại về mơi trường được quy định tại Khoản 1 Điều 134, Luật Bảo vệ Mơi trường 2020 bao gồm: (i) Chi phí thiệt hại trước mắt và lâu dài do sự suy giảm chức năng, tính hữu ích của mơi trường; (ii) Chi phí xử lý, cải tạo mơi trường; (iii) Chi phí giảm thiểu, triệt tiêu nguồn gây thiệt hại hoặc tổ chức ứng phó sự cố mơi trường; (iv) Chi phí xác định thiệt hại và thực hiện thủ tục BTTH về mơi trường. Tùy điều kiện cụ thể có thể áp dụng các chi phí này để tính chi phí thiệt hại về mơi trường, làm căn cứ để bồi thường và giải quyết BTTH về môi trường.

45 Khoản 4 Điều 3 Nghị định số 03/2015/NĐ-CP của Chính phủ ngày 06/01/2015 quy định về xác định thiệt hại đối với môi trường

50

Một phần của tài liệu Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do gây ô nhiễm môi trường - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn tại các công ty sản xuất than khoáng sản, Tỉnh Quảng Ninh (Trang 53 - 59)